Phương pháp học TỪ VỰNG tiếng Nhật hiệu qủa (Học thế này mà không hiệu quả thì mình chịu nha 😇)
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Chắc ai trong chúng ta khi học tiếng Nhật cũng đều gặp một trở ngại để nhớ lượng từ vựng to lớn trong tiếng Nhật,hay còn gọi là phần 語彙 trong kỳ thi năng lực nhật ngữ. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể học và nhớ một cách lâu nhất? Hôm nay MaO xin được chia sẻ cho các bạn về cách mà chúng mình vẫn thường làm. Và mình mong nội dung bài viết sẽ phần nào đấy giúp các bạn tìm ra cho mình một cách học tốt nhất cho bản thân. Mình đã từng nghe một câu chuyện kể về cách học của những đứa trẻ. Đó là trẻ em luôn luôn học thông qua những hành động “learn by doing". Chúng cứ lặp đi lặp lại, thất bại nhiều lần để có thể thành thục được một việc gì đó. Thông qua câu chuyện này, mình muốn nhấn mạnh một điều là: chúng ta cần lặp đi lặp lại việc học từ vựng. Cố gắng vận dụng, va vấp thật nhiều trong thực tế thì mới mong có được một kho từ vựng phong phú. Người ta cũng chỉ ra rằng sau 9 lần nhìn, sử dụng thì bạn sẽ nhớ được từ đó một cách vĩnh viễn. Vậy nên, chúng mình hãy cố gắng tìm thấy niềm vui trong học tập mà không cần tạo quá nhiều áp lực cho bản thân nhé. Ở bài viết này mình muốn đề cập đến 8 bí quyết sau đây:
- Học tập và rèn luyện hàng ngày
- Luôn đọc thành tiếng khi học
- Học thông qua hình ảnh
- Viết ra một sổ tay
- Học theo văn cảnh bằng cách nhớ các ví dụ
- Học theo chủ đề
- Tập viết thành đoạn văn các từ đã học
- Kết hợp các giác quan để học và nhớ từ ngữ
Chúng mình hãy cùng nhau đi vào từng nội dung cụ thể nhé.
Học tập và rèn luyện hàng ngày.
Từ cái ngày quyết định học tiếng Nhật một cách chính thức cho đến tận bây giờ, mình thấy là cả một quá trình không ngừng học tập hàng ngày.
Thế nên bí quyết đầu tiên, nghe có vẻ nản vô cùng là cần sự chăm chỉ.
Thay vì học như trâu cả ngày, thì chúng mình hãy hình thành thói quen mỗi ngày chỉ cần học 5_10 phút thôi.
Quan điểm của mình là học đến đâu chắc đến đấy. Học đến đâu vận dụng nhuần nhuyễn đến đó sẽ giúp mình nhớ lâu hơn.
Chớ có tham về số lượng mà hãy tập trung vào chất lượng.
Trong tiếng Nhật, cũng tương tự với những thứ tiếng khác, sẽ chỉ cần một số lượng từ vựng nhất định là đã có thể giao tiếp được.
Nếu là những bạn mới học, thậm chí là cả các bạn đã vững rùi thì mình khuyên nên tìm các kênh youtube mà người Nhật làm ra dành cho lứa tuổi thiếu nhi để tập đọc, và luyện theo như các em nhỏ bên đó.
Hãy đăng ký để youtube có thể đề xuất cho chúng mình các kênh phù hợp với bản thân.
Một số kênh gợi ý:
https://www.youtube.com/channel/UCPHPAbhEODi5X4HP_zCRQ9w : Kênh truyện, bài hát thiếu nhi https://www.youtube.com/channel/UCFRbBdmVBHA7PeAuctRx1rQ : Kênh bài hát thiếu nhi https://www.youtube.com/channel/UCQOBIZxciz1G-hidyWns0Tg: kênh truyện cổ tích https://www.youtube.com/channel/UCFqfJ43vR3lcF2PGZfN25qQ : kênh truyện tranh Luôn đọc thành tiếng khi học Đây là bí quyết học của bất kỳ một ngoại ngữ nào: hãy đọc thành tiếng các từ đang học. Và cách tốt nhất là nghe từ cần học, rồi bắt chước lại sao cho giống với cách phát âm của người bản xứ nhất. Lần phát âm đầu tiên của một từ vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ phần phát âm của bạn sau này. Và đương nhiên rồi, nói tiếng Nhật chuẩn sẽ được mọi người nể phục hơn Khi vừa nhìn vừa phát âm thành tiếng một từ, sẽ giúp bạn nhớ nó lâu hơn. Bởi khi đó ít nhất bạn đang sử dụng đến 2 giác quan là thính giác và thị giác vào việc học. Ở phần dưới mình cũng đề cập đến một bí quyết là sử dụng tối đa các giác quan để học. Nó sẽ giúp bạn tạo ra một ấn tượng trong tiềm thức, đưa vào trong não bộ một cách tự nhiên nhất. Ví dụ, khi mình học từ 圧縮(あっしゅく)_ nén, ép
- Nếu học theo chữ hán thì mình thấy nó gồm hai chữ hán là áp và súc. Nghĩa là dùng áp lực để thu nhỏ lại nên nó có nghĩa là nén ( nén file PDF chẳng hạn)
- Nếu nhớ theo kiểu âm thanh thì chúng mình có cảm nhận được là từ này đọc khá là mạnh, 圧 _あっ như kiểu dấu nặng trong tiếng Việt không? ( âm ngắt trong tiếng Nhật cũng sẽ đọc như dấu nặng trong tiếng Việt mà) ? Khi bị đè, nén thì chắc cũng có cảm giác nặng nặng thế nhỉ? Mỗi người sẽ có một mẹo riêng. Đừng gò ép mình theo một cách nào cả. Mà hãy học bằng bản năng và suy luận nha. Nó phụ thuộc vào khả năng ứng biến của bạn. Học thông qua hình ảnh Bước tiếp theo là hãy hình dung ra hình ảnh tương ứng, hoặc hình ảnh mà mình cảm thấy ấn tượng khi phát âm ra từ đó. Cái này thì phụ thuộc vào mỗi người nha. Làm thế nào để biến từ đó thành của mình chứ không phải là từ trong sách vở nữa. https://www.facebook.com/pg/hoctiengnhatcungmao/photos/?tab=album&album_id=2345406962350258 Ví dụ như mình hay vẽ ra các hình ảnh đơn giản như thế này để có thể nhớ được từ lâu hơn. Nếu như chúng mình không có một óc sáng tạo phong phú, thì đơn giản chỉ cần tìm những cuốn sách về từ vựng được miêu tả bằng những hình ảnh đơn giản. Vừa nhìn vào những bức trang ấy, vừa học sẽ khiến mình không bị quá mệt mỏi. https://www.amazon.co.jp/暮らしの日本語指さし会話帳-4英語版-ここ以外のどこかへ-ダイアン長友/dp/4795838135 Ví dụ như cuốn này, mình rất thích khi dùng nó với những hình ảnh miêu tả đơn giản mà sinh động. Viết ra một sổ tay Quyển sổ tay của mình là một tập hợp rất nhiều hình ảnh sinh động, rùi màu mè lòe loẹt. Với cách biến nó thành hình ảnh, bạn sẽ có thể dễ dàng lục lọi lại trí nhớ của mình mỗi khi cần dùng đến. Bạn có thể tham khảo vài quyển sách nói về cách mà những người có trí nhớ siêu phàm trên thế giới vận dụng nha. Đây là một số link tham khảo nè: https://www.youtube.com/watch?v=WhYbRj6tAbQ: cuốn sổ tay của mình nè https://www.youtube.com/watch?v=I8VPknrMWmc&list=WL&index=12 https://www.youtube.com/watch?v=Fn2CS4KIzPY https://www.youtube.com/watch?v=1YGQFZli_1A : trí nhớ siêu phàm
Học theo văn cảnh bằng cách nhớ các ví dụ
Khi học một từ mới, hãy luôn nhớ cùng một ví dụ hay văn cảnh ứng dụng cho từ đó.
Đó luôn là một cách hiệu quả nhất. Và tốt nhất là ví dụ ấy là của riêng mình.
Ví dụ lại càng buồn cười bao nhiêu thì lại càng dễ nhớ hơn nhé.
Học theo chủ đề
Để giúp não bộ có thể chuyển hóa thông tin một cách logic nhất thì chúng ta nên học từ theo từng chủ đề.
Trong cuốn soumatome cũng áp dụng cách thức này để soạn ra các bài học vô cùng tiện lợi.
Ví dụ học về chủ đề nhà bếp, chúng ta hoàn toàn có thể vừa nấu ăn vừa học các từ liên quan đến nhà bếp.
Và còn ngại ngùng gì nữa khi mình có thể tạo những miếng giấy note thân thương để dán lên khắp các nơi trong bếp để có thể học mọi lúc mọi nơi nhỉ:) .
Như thế này này:
https://www.facebook.com/pg/hoctiengnhatcungmao/photos/?tab=album&album_id=2282640035293618
Tập viết thành đoạn văn các từ đã học
Nhiều bạn nghĩ để viết thành đoạn văn bằng ngôn ngữ nước ngoài quả là khó.
Nhưng mình hoàn toàn có thể nửa tây nửa ta viết một đoạn văn bằng tiếng VIệt và chèn thêm các từ mới vào trong văn cảnh đó để nhớ được từ mới.
Bằng cách này não bộ sẽ cho toàn bộ danh sách từ mới đó vào trong bộ nhớ tạm để bạn có thể lấy ra dùng bất cứ khi nào cần.
Sau nhiều lần sử dụng thì nó sẽ thành từ ngữ của mình, không bao giờ quên.
Ngày trước mình có đứa bạn thân, suốt ngày nói chuyện với nhau kiểu nửa tây nửa ta thế giúp mình nhớ từ ấy vô cùng luôn.
Ví dụ như: A: Mày đừng có 気にする( để ý) làm gì./ B: uhm, nhưng nghĩ 頭が来る( bực mình) lắm Kết hợp các giác quan để học và nhớ từ ngữ Vậy là để nhớ được từ vựng thật lâu, sẽ cần mình phải vận dùng mọi giác quan khi học. Từ đọc thành tiếng, tưởng tượng thành hình ảnh, viết ra để cảm nhận và thu nạp bằng cách nghe chúng, sử dụng trong hoàn cảnh cụ thể. Hãy luôn nhớ rằng đừng học chăm chỉ mà hãy học một cách thông minh nhé các bạn.
Chúc các bạn học tốt nhé.
Nguồn tham khảo : https://www.facebook.com/hoctiengnhatcungmao/
All rights reserved