+3

Phong tục đón năm mới ở Nhật Bản

Như các bạn đã biết, Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên mở cửa du nhập văn hóa, văn minh phương Tây ngay từ năm 1868 với cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị. Cũng do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên đán theo thời gian âm lịch như Trung Quốc, Việt Nam hay một số nước châu Á khác. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là dù cuộc sống rất hiện đại và thời gian ngày Tết cũng như các lễ hội được điều chỉnh theo lịch dương nhưng họ vẫn giữ nguyên được những gì thuộc về truyền thống.

Tuy nhiên, dù chịu ảnh hưởng của sắc thái văn hóa phương Tây nhưng nên văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa lễ hội, văn hóa Tết nói riêng luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo với các triết lý sống khởi nguồn từ các bậc thầy Nho giáo của Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu Tử.

Tết đón mừng năm mới của Nhật là một ngày lễ lớn trong năm và thường được kéo dài trong 3 ngày từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3.

“Oosouji” - Dọn dẹp nhà cửa

Trước tết người Nhật luôn có phong tục dọn dẹp nhà cửa được gọi là “susuharai”. Người Nhật sẽ lau dọn nhà cửa cả trong lẫn ngoài để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới. Mục đích của công việc này là để sẵn sàng đón năm mới với mọi thứ, cả về tinh thần và thể chất trong trạng thái tươi mới, sạch sẽ. Bên cạnh đó, những khoản vay mượn trong năm, mọi người đều cố gắng trả hết để đón một năm mới với tâm thế thoải mái.

images (1).jpg

Trang trí ngày Tết

Sau khi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, người Nhật sẽ trang trí Kadomatsu trước cửa nhà, shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7-1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa để đốt như hình thức hóa vàng của người Việt. Hiện nay, nhiều gia đình thường không mang đến chùa mà tự đốt ngay tại nhà của mình.

  • Kadomatsu: là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Theo quan niệm của người xưa thì hạnh phúc là thứ mãi mãi được duy trì và không thể chia cắt được nên số đoạn trên cành thông phải là lẻ chứ không được chẵn. Bên cạnh đó, lý do người Nhật sử dụng cảnh thông để trang trí trong này Tết đó là bởi trong mùa đông giá lạnh nhưng thông vẫn xanh tươi, tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và thanh khiết. Đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ. Kadomatsu có hình giống cái thang để vị thần của năm mới (thần Toshigami) xuống hạ giới đem may mắn đến cho nhà nhà, người người.

kaza.jpg

  • Shimekazari: dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta treo shimekazari. Shimekazari có ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và diệt trự ma quỷ. Ngày nay, người ta không chỉ treo shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn. Shimekazari được làm từ Shimenawa, một loại dây linh thiêng đối với người nhật và các vật liệu khác như cam đắng, dương xỉ và một dải giấy trắng gọi là Shide. Bện rơm Shimezari này chứa một ý nghĩa quan trọng đối với người Nhật. Nó đánh dấu khoảng không gian thuần khiết nơi thần linh có thể giáng trần. Nó là sự kết hợp của Shime, các vật được sử dụng trong thời cổ đại tượng trưng cho quyền sở hữu, và Nawa, cách phổ biến nhất để đánh dấu một đối tượng hoặc không gian.

1.jpeg

  • Kagamimochi: Mâm bánh dày - Mochi cùng một quả quýt Nhật bên trên. Kagamimochi có hình dáng của những chiếc bánh dày xếp chồng lên nhau. Hình dạng tròn của chiếc bánh giống với hình dạng của chiếc gương đồng thời xưa, nên mới có tên là kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng: Gương là nơi trú ngụ của các vị thần. Ngoài ra, hình dạng tròn của bánh kagamimochi tượng trưng cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn. Và hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn “chồng chất” –“ niềm vui nối tiếp niềm vui”. Người Nhật quan niệm rằng đây là nơi các vị thần trú lại khi đến thăm nhà chính vì vậy kagamimochi thường được đặt ở nơi trang trọng của ngôi nhà.

kagamimochi.jpg

Ăn mì Toshikoshi Soba

Vào đêm giao thừa (đêm 31/12) người Nhật thường có một bữa tối thịnh soạn và bữa tối đó không thể thiếu được món mì “Toshikoshi Soba”. Toshikosi trong tiếng Nhật có nghĩa là “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới”. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới. Vì sao người Nhật lại ăn món mì Toshikoshi vào đêm giao thừa thì cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề này. Tuy nhiên, người ta cũng cho rằng đây là phong tục bắt nguồn từ thời Edo.

toshikoshi soba.jpg

Xem Kouhaku Uta Gassen (tạm dịch là "Đại nhạc hội tranh tài Hồng - Bạch") vào đêm giao thừa

Đây là chương trình được khởi xướng từ năm 1951 là một trong những chương trình truyền hình phát trên NHK được đón xem nhiều nhất ở Nhật (http://www9.nhk.or.jp/kouhaku/). Chương trình này mời các ca sỹ, nhóm nhạc thuộc mọi thể loại nhạc nổi tiếng nhất trong năm tham gia. Các nghệ sỹ được chia làm hai đội, đội Hồng mang tên Akagumi được trình diễn bởi toàn những nữ nghệ sĩ còn đội Trắng tên là Shirogumi bao gồm toàn nam. Khán giả và một ban hội thẩm mà thành viên thường là các nhân vật nổi tiếng trong năm ở các lĩnh vực khác ngoài âm nhạc được yêu cầu bầu chọn để quyết định đội nào hát tốt hơn. Đội chiến thắng sẽ nhận được một chiếc cúp và lá cờ chiến thắng. Năm 2011 - năm bùng nổ trào lưu nhạc Kpop nên trong chương trình nhạc hội năm đó đã có sự xuất hiện của 3 nhóm nhạc đến từ Hàn quốc đó là “Dong Bang Shin Ki”, “Girls' Generation” và “Kara”

12788-d0nj4zc9ie.jpg

Tiếng chuông giao thừa - Joya no Kane

Đêm giao thừa 31/12, các ngôi chùa ở mỗi địa phương sẽ gióng lên 108 tiếng chuông thánh thót - đây được gọi là “Joya no Kane”, tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo cách nghĩ của Phật giáo, từ lúc vừa qua 23 giờ ngày 31, kéo dài đến 0 giờ ngày hôm sau. Âm thanh của tiếng chuông báo hiệu năm cũ đã kết thúc và năm mới đã đến. Các đài truyền hình đều phát sóng sự kiện này nên bạn vẫn đều có thể lắng nghe thời khắc này dù cho gần nhà bạn không có ngôi chùa nào.

images.jpg

Đi lễ đầu năm – Hatsumode

Vào đầu năm mới, người Nhật thường đi đến các ngôi đền để lễ đầu năm để cầu mong cho một năm mạnh khỏe và bình an. Lí do người Nhật thường đi đền vào đầu năm là bởi người Nhật quan niệm rằng chùa là nơi tưởng nhớ đến những người đã khuất còn đền là nơi bảo vệ cho những người đang sống, chính vì vậy vào thời khắc đầu năm mới người Nhật thường đi lễ ở đền để cầu bình an và sức khỏe. Sau khi đi lễ đầu năm, người Nhật thường quay về nhà tuy nhiên cũng có một số người sẽ ra biển hoặc lên núi để đón bình mình đầu tiên của năm mới. Ánh bình minh này được gọi là “Hatsuhinode”

maxresdefault.jpg

Nengajou - Thiệp mừng năm mới

Thiệp chúc Tết thường được chuẩn bị trước vào tháng 12, thiệp chúc Tết kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến nhà người thân, họ hàng, đồng nghiệp và những người đã giúp đỡ mình. Trước đây, những tầm thiệp này thường được viết bằng tay tuy nhiên gần đây xu hướng gửi thiệp điện tử qua email đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, cũng có trào lưu mới đó là thiệp mừng năm mới gắn liền với xổ số may mắn do bưu điện bày bán. Những người nhận được thiệp này may mắn sẽ nhận được 1 chuyến du lịch hoăc những đồ gia dụng.

t_i_mainvisi.jpg

Mochitsuki - Giã bánh dày

Từ xa xưa, người Nhật đã có phong tục giã bánh dày vào những dịp năm mới hay những dịp có điều vui. Nhật Bản là một quốc gia sản xuất ra gạo nên những thực phẩm làm từ gạo rất được trân trọng. Một trong những thực phẩm được là từ gạo mà không thể không nhắc đến đó chính là bánh dày.

Xưa kia, 1 gia đình Nhật thường có nhiều thế hệ sống cùng nhau. Ngoài ra, họ hàng người thân cũng thường sống gần nhau cho nên mọi người hay tập trung lại để cùng làm bánh dày. Tuy nhiên, ngày nay do xu thể phát triển nên mô hình gia đình hạt nhân lên ngôi mạnh mẽ vì vậy mà việc mọi người trong gia đình tụ tập lại và cùng làm bánh dày dường như không còn nhiều. Thay vào đó, người ta thường tập trung các hộ gia đình trong cùng một khu phố lại và cùng làm, mục đích là để tăng cường hơn nữa mối giao tiếp giữa mọi người.

403.jpg

Fukubukuro - Túi Phúc

Sau ngày mùng 1 Tết, sang ngày 2/1, rất nhiều các siêu thị và cửa hàng bách hóa trên khắp nước Nhật mở cửa trở lại để phục vụ khách hàng. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong một túi to, bên ngoài in chữ fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người Nhật xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được. Các món hàng ở bên trong túi Phúc sẽ không nhìn thấy được từ bên ngoài, chính vì vậy mà người mua thường không biết được bên trong túi Phúc có những gì. Khi mua túi Phúc về, người mua sẽ cảm nhận được niềm vui mừng háo hức khi vừa mở túi Phúc vừa đoán xem trong đó có những gì.

images.png

Osechi

Osechi là một món ăn đặc trưng mà bạn không thể tìm thấy trong thực đơn của nhà hàng Nhật nào bởi nó là món ăn chỉ được nấu và thưởng thức trong vài ngày đầu tiên của năm mới. Osechi là món ăn mang ý nghĩa chúc mừng và nó được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản. Ngày nay, ở Nhật Bản món ăn này đã được phát triển khá phong phú và đặc sắc

Ý nghĩa gốc của món Osechi chính là bữa ăn này giúp cho những người nội trợ (và gia đình họ) sống sót qua những ngày đầu tiên của năm mới, khi những cửa hàng trên khắp Nhật Bản đều đã đóng cửa. Các thực phẩm để làm món Osechi có thể được chuẩn bị sẵn và để ở nơi thoáng mát trong vòng vài ngày mà không bị hư hỏng. Thông thường nhất, mọi thứ thường được đựng thành từng lớp trong các hộp sơn mài và có nhiều ngăn.

osechi.jpg

Tổng hợp dựa trên:

http://www.nipponnotsubo.com/culture/culture/syougatsu/01112cul-syougatsujp.html


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí