+1

Phong cách làm việc với khách hàng Nhật - Việc giảm thiểu cost, [muda mura muri]

1. Vậy vì sao phải giảm thiểu cost. Giảm cost sao cho đúng?

Một điều dễ thấy nhất ở các doanh nghiệp, chi phí giảm sẽ dẫn tới năng suất tăng và lợi nhuận sẽ tăng theo. Chắc chắn tất cả các doanh nghiệp đều muốn giảm chi phí. Nhưng phải giảm sao cho đúng, đó lại là 1 bài toán rất khó giải quyết.

Có thể lấy 1 ví dụ khá điển hình như sau:

  • Công ty muốn giảm chi phí nên thuê người thợ không lành nghề -> sản phẩm sinh ra nhiều lỗi -> chi phí sửa chữa tăng.
  • Công ty muốn giảm chi phí sửa chữa -> thuê thợ lành nghề -> chi phí thuê nhân công tăng.

Đấy là với các doanh nghiệp, còn với cá nhân chúng ta thì sao? Mình luôn coi chính bản thân như 1 doanh nghiệp kinh doanh, doanh thu của tôi chính là thu nhập trong tháng, chi phí tôi phải bỏ ra là thời gian, công sức vv, và lợi nhuận chính là thứ mà tôi đút lợn vào cuối tháng. Và cũng giống như doanh nghiệp, số tiền này càng nhiều thì chúng ta lại càng hạnh phúc(^_^). Và với những người đi làm thuê như mình thì muốn tăng thu nhập, nói gọn lại là tăng lương thì chắc chắn bạn phải tăng năng suất của bản thân để đến lúc deal lương còn có cái mà nói đúng ko? Vậy là:

  • Bạn muốn tăng năng suất -> bạn muốn làm tool -> bạn tốn thời gian làm tool nên bị giảm năng suất

Kết cục đôi khi lợi bất cập hại, không được con gà còn mất nắm thóc. (ToT). vậy làm sao cho đúng? May thay chúng ta không phải ngồi nghiên cứu từ đầu\(^▽^)/, có rất nhiều người đi trước đã nghĩ ra rất nhiều cách cho chúng ta, và mình xin giới thiệu với các bạn 1 cách của người Nhật [muda mura muri] (´∀`)♡

2. [muda mura muri] là gì 【・_・?】

  • Muda: Là trạng thái mà các nguồn lực bị dùng vào các mục đích chưa được xác định từ đầu.
  • Mura: là trạng thái mà muda và muri cùng xuất hiện một lúc.
  • Muri: Là trạng thái mà thiếu nguồn lực dùng cho mục đích được xác định từ đầu.

[muda mura muri] phát sinh khi mà các nguồi lực hữu hạn( con người, thời gian, tiền bạc) được dùng không đúng cách, phân chia không hợp lý.

Theo đó, với quan điểm của việc giảm cost thì có thể gói gọn lại "dùng đủ để làm đúng"(゚ー゚)(。。)(゚-゚)(。。)

3. Làm gì để thực hiện đúng ・`ω´・)9

a. Đặt trước mục tiêu cho bản thân

Luôn đặt trước mục tiêu phải hoàn thành, cố gắng toàn tâm hoàn thành nó và luôn ghi nhớ để không bị muda

b. Giảm bớt các công việc không trực tiếp giúp hoàn thành mục tiêu

Với mỗi hoạt động, chúng ta đều có các hoạt động phụ trợ khác, rồi ngoài việc chỉ tập trung vào làm việc thì có nhứng thứ khác cũng gây ảnh hưởng tới mình rất nhiều. VD:

  • Điện thoại hoặc tin nhắn.
  • Đi vệ sinh 😄
  • Uống nước, vươn vai.

Với các hoạt động đó, tuy là không trực tiếp giúp, nhưng cũng chỉ nên hạn chế thôi, chứ không đi vệ sinh mà chỉ tập trung làm lâu quá cũng hại lắm.

c. Thường xuyên và liên tục tự mình review lại công việc, suy nghĩ cách giảm chi phí và tăng năng suất cho bản thân

Việc review thường xuyên, update các kĩ thuật mới, tạo ra các tool mới để giảm chi phí và tăng năng suất cho bản thân là 1 điều rất cần thiết.

Như đã nhắc ở trên, nó tuy là 1 việc làm không trực tiếp hoàn thành mục tiêu, nhưng xét về lâu về dài thì nó cũng làm tăng năng suất của bạn, vậy theo tôi thì 1 tuần bạn nên dành ra khoảng 1h để review và tạo tool cho bản thân.

Đôi khi làm 1 việc lặp đi lặp lại quá nhiều mà không tạo ra tool thì đúng là tự làm khổ mình đấy.

d. Hãy luôn lập kế hoạch cho công việc

Một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn sắp xếp các nguồn lực hữu hạn của mình tốt nhất. Bạn cũng sẽ tránh được tình trạng muri hay mura.

Với 1 kế hoạch rõ ràng, nó cũng cho bạn một cái nhìn tổng thể, và giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tiết kiệm chi phí nhất có thể.

VD: Bạn có thể task này cùng với 1 task khác song song. Các task giống nhau thì nên được làm cùng 1 lúc hoặc làm gần nhau. Việc thay đổi môi trường làm việc cũng được rút ngắn đáng kể trong trường hợp bạn phải làm việc với nhiều môi trường cùng 1 lúc.

e. Đừng cố gắng làm 1 việc quá sức của bản thân

Đương nhiên là 1 việc khó một chút tuy hơi mệt nhưng lợi ích nó mang lại rất tuyệt vời. Bạn được thử thách, thúc đẩy bản thân và khi hoàn thành thì cảm giác chiến thắng thất cool.

Tuy vậy làm 1 việc quá sức thì hoàn toàn không có lợi chút nào. Nó không chỉ làm bạn bị đánh giá thấp, mà còn khiến bạn bị stress nặng, đôi khi kèm theo đó là cảm giác thất bại tự ti. Thật chẳng tuyệt vời chút nào.

Với 1 kế hoạch rõ ràng và hợp lý sẽ luốn giúp bạn có được kết quả tốt nhất.

Chúc các bạn có thể tăng năng suất của mình ngày càng cao và lương ngày càng nhiều hơn nữa nhé.


All rights reserved

Bình luận

Đăng nhập để bình luận
Avatar
+1
Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí