+1

Optional Chaining trong Javascript

1. Mở đầu

Làm việc với javascript thì chắc hẳn các bạn không còn lạ gì với kiểu object, nhất là khi bạn xử lý dữ liệu nhận được từ api. Và cách thông dụng nhất để lấy dữ liệu từ object là thông qua property

{
    data: {
        school: {
            class: {
                student: {
                    name: 'pikachu'
                }
            }
        }
    }
}

const name = data.school.class.name;

Cách xử lý trên sẽ dễ dàng cho bạn 1 cái bug nếu data trả về null

{
    data: null
}

const name = data.school.class.name;

Uncaught TypeError: Cannot read property 'school' of null

Để handle case trên thì cách truyền thống là

const name = data
    && data.school
    && data.school.class
    && data.school.class.student
    && data.school.class.student.name;

Khá là rườm rà...

2. Optional chaining

Optional chaining là tính năng giúp bạn truy cập property của object nhanh và dễ dàng hơn

{
    data: null
}

const name = data?.school?.class?.student?.name;

name = undefined

Optional chaining sẽ trả ra null nếu phần đứng trước ?.null hoặc undefined.

Tương tự như truy cập object qua property, chúng ta cũng có thể dùng optional chaining cho việc truy cập object qua key

name = data?.['school']?.['class']?.['student']?.['name'];

3. Chú ý

Optional chaining rất tiện nhưng không nên quá lạm dụng nó. Chúng ta chỉ nên dùng nó cho các propertyoptional.

{
    data: {
        school: {
            class: {
                student: {
                    name: 'pikachu'
                }
            }
        }
    }
}

Với ví dụ trên, school là bắt buộc phải có còn class không có cũng được thì chúng ta nên viết

const name = data.school?.class?.student?.name;

Nếu chúng ta dùng optional chaining cho school thì trong trường hợp schoolnull hoặc undefined thì code vẫn pass và chúng ta sẽ mất thời gian hơn để debug.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí