+3

Những thuộc tính thú vị trong CSS P1

Cái này có thể làm được bằng CSS không? Có cần phải dùng Javascript để giải quyết nó không? Tôi biết rất nhiều người trong chúng ta sẽ hỏi những câu hỏi này khi nhìn vào design. Gần đây tôi quyết định đào sâu vào CSS và tìm hiểu tất cả các thuộc tính. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để đọc tài liệu tham khảo, code và tìm giải pháp mới cho các vấn đề cũ với kiến thức mới phát hiện của mình.

Trong suốt hành trình của mình, tôi nghĩ rằng tôi sẽ ghi lại và giới thiệu 50 thuộc tính và giá trị thú vị nhất mà tôi tìm thấy. Tôi đã tạo các trường hợp sử dụng cho nhiều người trong số chúng, với các bài code mẫu đơn giản mà bạn có thể xem, tham khảo và luyện tập với nó. Tôi cũng bao gồm một số thuộc tính vẫn đang thử nghiệm, nhưng có thể sẽ sớm được sử dụng. Tôi cũng bao gồm một số thuộc tính nổi tiếng nhưng với các giá trị ít được biết đến, vì vậy bạn có thể đào sâu kiến thức về chúng ngay cả khi bạn đã nghe nói về chúng. Ngoài ra còn có một số điều cụ thể của trình duyệt ở đây. Bắt đầu thôi.

1. all

Thuộc tính all trong CSS sẽ đặt lại(reset) tất cả các thuộc tính khác (ngoài trừ unicode-priceidirection) về trạng thái ban đầu hoặc trạng thái kế thừa của chúng. Nó chấp nhận các giá trị sau:

  1. initial: thay đổi tất cả các thuộc tính của element hoặc kế thừa giá trị khởi tạo từ element cha của nó.
  2. inherit: thay đổi tất cả các thuộc tính của element hoặc element cha của nó thành giá trị cha của chúng.
  3. unset: thay đổi tất cả các thuộc tính của element hoặc element cha của nó thành giá trị của chúng nếu chúng có thể kế thừa hoặc thành giá trị riêng của chúng nếu không thể, gân giống như inherit vậy.

2. angle

Angle(góc quay) là giá trị chỉ hợp lệ với một vài thuộc tính trong CSS. Nó thường sử dụng với transform, ví dụ như transform: rotate(180deg),transform:skew(10deg,10deg);. Ngoài deg thì còn có thể sử dụng grad, rad hoặc turn.

3. animation-fill-mode

Thuộc tính này chỉ định style nào được áp dụng cho element khi animation không thực thi. Hãy tưởng tượng một @keyframe làm mờ dần một element (opacity: 1; đến opacity: 0;). Theo mặc định, sau khi animation hoàn tất, nó sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu.

Bằng cách sử dụng chế độ animation-fill-mode: forwards; chúng ta có thể làm cho element bị mờ dần bằng cách giữ lại các kiểu trong khung hình chính cuối cùng:
Nó bao gồm các thuộc tính sau: 1.none: (default) element sẽ có style ban đầu khi animation không được thực thi. 2. forwards:element sẽ áp dụng các giá trị được thiết lập bởi khung hình chính cuối cùng khi animation được thực thi. 3. backwards: element sẽ áp dụng các giá trị thuộc tính được xác định trong khung hình chính ở đầu animation. 4. both: animation sẽ tuân theo các quy tắc của cả forwardsbackwards. 5. initial: đặt animation-fill-mode thành giá trị mặc định của nó. 6. inherit: kế thừa animation-fill-mode từ element cha.

4. animation-iteration-count

Thuộc tính này xác định số lần lặp lại animation @keyframe. Nó cũng có thể là một giá trị không nguyên, như animation-iteration-count: 1.5;, sẽ tạo ra một chu kỳ animation đầy đủ cộng với một nửa chu kỳ.

5. backface-visibility

Thuộc tính này xác định xem mặt “phía sau” củaelement có hiển thị khi element được xoay hay không. Nó được sử dụng với các thuộc tính transform 3D. Chấp nhận các giá trị sau:

  1. visible: (mặc định) mặt sau của element sẽ hiển thị, khi được xoay
  2. hidden: mặt sau của element sẽ bị ẩn khi xoay.
  3. initial: đặt thuộc tính thành giá trị mặc định (hiển thị).
  4. inherit: kế thừa thuộc tính từ element cha.

6. background-attachment

Thuộc tính này chỉ định nếu hình nền được cố định trong màn hình khi bạn cuộn trang hoặc cuộn cùng với trang.

  1. Scroll: (mặc định) hình nền được cố định với element và không cuộn với nội dung.
  2. Fixed: hình nền vẫn cố định khi bạn cuộn trang (hoặc element)
  3. Local: cuộn cùng với nội dung element nếu element có thể cuộn.

7. background-blend-mode

Thuộc tính này chỉ định cách background images, gradients, và colors của element hòa trộn với nhau. Ví dụ: bạn có thể thêm background-imagebackground-color, sau đó đặt blend-mode thành “lighten”. Bên dưới là các chế độ hòa trộn mà bạn có thể được sử dụng:

  1. color
  2. color-burn
  3. color-dodge
  4. darken
  5. difference
  6. exclusion
  7. hard-light
  8. hue
  9. lighten
  10. luminosity
  11. multiply
  12. overlay
  13. saturation
  14. screen
  15. soft-light

8. background-clip

Thuộc tính background-clip xác định khu vực của thành phần nơi background được áp dụng. Bạn có thể làm cho nền đi bên dưới border của nó hoặc chỉ điền vào khu vực nội dung của nó.

  1. border-box: (default) cho phép phạm vi nền đến cạnh ngoài của (border).
  2. content-box: nền được cắt vào hộp nội dung của element
  3. padding-box: nền được cắt vào cạnh ngoài của padding, vì vậy nó được áp dụng cho nội dung và padding, nhưng không nằm dưới border
  4. text: nền được cắt thành văn bản nền trước.

9. background-origin

Thuộc tính này xác định nếu nền chỉ được áp dụng cho khu vực nội dung của element, hoặc paddingborder. Sự khác biệt giữa cái này và background-clipbackground-clip cắt xén backgroundbackground-origin thay đổi kích thước của background.

10. box-decoration-break

Thuộc tính này chỉ định background, padding, border, box-shadow, margin, và clip của element được áp dụng khi nó được hiển thị trên nhiều dòng. Nếu chúng ta có văn bản hiển thị trên nhiều dòng, thông thường sẽ tăng chiều cao của element, tuy nhiên, box-decoration-break có thể áp dụng style cho từng dòng riêng biệt, thay vì toàn bộ element.

  1. clone: mỗi phần của elementstyle, box shadowspadding được áp dụng riêng lẻ
  2. slice: element được hiển thị như thể nó không bị phân mảnh.

Note: Bạn chỉ có thể sử dụng box-decoration-break trên các inline element. Theo MDN, bạn chỉ có thể sử dụng nó trên các inline element của FirefoxChrome, nhưng tôi đã thử nghiệm nó và các trình duyệt hiện tại cho thấy các kết quả khác nhau. Nó hoạt động trên FirefoxChrome 54, Opera 41Safari 10 với tiền tố -webkit.

Tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí