+2

Những lưu ý khi muốn trở thành Remote Developer? (Phần 1)

Bài viết dành cho bạn nào đang tìm kiếm những công việc đầu tiên trên con đường trở thành một Remote Developer hoặc Freelancer toàn thời gian.
Từ đại dịch covid-19, có nhiều hình thức làm việc mới được xuất hiện và trở lên phổ biến như hybrid hoặc remote, và các hình thức làm việc mới này đã chứng minh được sự gia tăng về hiệu suất công việc cho cả phía nhân sự và công ty. Cũng theo xu thế đó là sự gia tăng về nhu cầu của những ae dev muốn chuyển sang làm remote toàn thời gian vì sự tự do về mặt thời gian, gia tăng về mặt hiệu suất công việc và đặc biệt là về thu nhập. Vậy cần có những lưu ý gì khi theo con đường này, mình xin đưa ra một số lưu ý dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

Xác định rõ những khó khăn, thuận lợi khi trở thành Remote Developer
Cũng như khi chúng ta đi đến một nơi mới trên một con đường mới, thì chúng ta nên hiểu rõ về hình dạng con đường đó, có những khúc cua gập ghềnh nào, có những đoạn leo dốc nào, đoạn thả dốc nào để có những sự chuẩn bị kĩ càng cũng như sự an toàn khi bắt đầu khởi hành chuyến xe.
Theo mình, con đường RD (Remote Deverloper) sẽ có một số những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu Điểm:
1. Tự do về mặt thời gian, mình làm việc ở nhà nên ko ai quản lý hay giám sát một cách trực tiếp mình được.
2. Gia tăng về mặt hiệu suất, không cần mất thời gian đi đến cty hay từ cty về nhà, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn trên văn phòng, ... Những điều này sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của mình.
3. Thu nhập tăng, lý do đơn giản thôi, hiệu suất công việc tăng => làm được nhiều việc hơn => tăng thu nhập.
4. Tăng kĩ năng quản lý thời gian, quản lý căm xúc, tính chủ động trong công việc.

Nhược điểm:
1. Sẽ khá buồn, cô đơn trong giai đoạn đầu, vì hằng ngày chỉ có mình với máy tính làm việc với nhau, ít có sự giao tiếp, tương tác thực tế với người khác, điểu này sẽ làm mình thấy khá bí bách, cô đơn trong khoảng thời gian đầu.
2. Có những lúc thấy mông lung, không biết phải làm gì tiếp.
3. Phải tự mày mò, tìm hiểu rất nhiều để có thể giải quyết vấn đề, khi ở trên công ty có những kiến thức, vấn đề mình chỉ cần quay ra hỏi ông bên cạnh là sẽ rõ ràng, những khi làm remote thì những câu hỏi như vậy đa số chúng ta cần tự tìm hiểu để đỡ làm phiền người khác, hay mất thời gian chờ người đó trả lời.
4. Giảm khả năng giao tiếp, điều này rõ ràng rồi, ae ít tiếp xúc, tương tác với mọi người thì kĩ năng giao tiếp sẽ không còn nhạy bén như trước nữa.

Rồi, chúng ta đã hình dung được qua những khúc lên dốc, xuống dốc của con đường này rồi, hay cùng xem chúng ta có phù hợp để đi và chinh phục con đường này không nhé, hay cùng tiếp tục ở phần 2 nha 😃

Link phần 2 đây nha: https://viblo.asia/p/nhung-luu-y-khi-muon-tro-thanh-remote-developer-phan-2-MkNLrk5lVgA


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí