+7

Những điều một lập trình viên không bao giờ nên nói khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng

Bài viết được dịch từ https://hackernoon.com/things-you-should-never-say-when-interviewing-for-a-developer-role-138609321d7b

Ngày nay, việc trở thành một developer bao gồm cả những điều tốt và xấu. Có rất nhiều công việc cho bạn khi là developer nhưng cũng có rất nhiều các cuộc thi. Nếu một công ty được biết đến là có nhiều cơ hội cho developer để phát triển các kỹ nằng, bên cạnh đó là những chính sách đãi ngộ tuyệt vời, vậy thì hiển nhiên sẽ có rất nhiều developer muốn làm việc cho công ty đó. Vì thế, với tư cách là developer, bạn hẳn sẽ muốn chắc chắn rằng bạn không chỉ có những kỹ năng chuyên môn cần thiết, mà còn muốn tạo một ấn tượng tốt ở tất cả các cuộc phỏng vấn. Và tất nhiên bạn chỉ có thể làm được điều đó nếu không đưa ra những phát ngôn kiêu ngạo, ngớ ngẩn, hay nói cách khác là những phát ngôn bừa bãi.

Tôi, với tư cách là một engineering manager, một hiring manager và một interviewer với hơn 100 lập trình viên trong vài năm qua, tôi nhận thấy rằng có những điều mà các developer nói trong cuộc phỏng vấn của họ sẽ khiến họ nằm trong nhóm những người sẽ dễ bị đánh fails hơn so với những người khác, ngay cả khi họ có một CV tốt và kỹ năng giỏi. Vì thế tôi chia sẻ với các bạn để các bạn có thể tránh điều đó và đạt kết quả tốt trong những cuộc phỏng vấn sắp tới.

1. "Đó là một ngôn ngữ/công nghệ/framework vớ vẩn - Tại sao ngày nay vẫn có người dùng nó"

Luôn luôn có một lý do để cho những thứ nhất định hoạt động theo cách chúng được làm từ trước đến giờ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Thế giới công nghệ thay đổi rất nhanh. Có những đoạn code đã được maintain trong một thời gian dài, đặc biệt là trong những công ty lớn. Bạn có thể phát biểu ý kiến của mình một cách khôn khéo, nhưng đừng tự kiêu về nó và đừng chế nhạo những người vẫn còn sử dụng những công nghệ cũ, trừ phi bạn có thể viết lại và refactor những đoạn base code đó chỉ trong một tuần. Tuy nhiên, lời khuyên của tôi ở đây vẫn là không nên.

2. "Review code chỉ phí thời gian. Mọi người chỉ nên viết những đoạn code tốt"

Đầu tiên, review code là một việc tốt, nếu không muốn nói là nó mang lại rất nhiều lợi ích. Nếu bạn chưa bao giờ có kinh nghiệm trong việc review code do mới tốt nghiệp hoặc công ty cũ không yêu cầu, điều đó có thể chấp nhận được. Nhưng nếu bạn là một technical person hay một developer thực thụ, ít nhất bạn cũng phải hiểu tại sao đoạn code đó tồn tại. Việc review code không chỉ để phát hiện những đoạn code "thối" mà còn là cách để bạn học từ những người khác. Bonus: một trong những người mình gọi là "siêu nhân" ở công ty, đó là anh Nguyễn Đăng Huy, tay cực kỳ to, và theo như chia sẻ thì cách mà anh ấy học code đó là đọc lại code của những người đi trước.

3. "Tôi muốn viết các tính năng mới từ đầu hơn là fix các bug của người khác"

Tôi đã nghe về điều này quá nhiều lần, và rất nhiều lần đó, những ứng viên này là những người mà hợp đồng của họ kết thúc khi những dự án mà họ code đi vào hoạt động. Tôi hiểu rằng rất nhiều developer muốn làm việc và xây dựng mọi thứ từ đầu, sử dụng các công nghệ mới nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là họ làm một công việc tốt hơn hoặc họ là một developer tốt hơn. Bạn cũng có thể học được rất nhiều thứ từ việc fix bug, tối ưu hóa và mở rộng các hệ thống sẵn có

4. "Tôi chỉ nhờ tester thực hiện test cho tôi"

Khi bạn được hỏi về các phương pháp tiếp cận việc test, đừng nghĩ rằng test không phải là việc của mình. Bạn là một developer. Bạn phát triển các tính năng và xây dựng hệ thống. Bạn phải test những gì bạn đã xây dựng nên. Cách bạn test có thể khác các developer khác. Bạn có thể không sử dụng Test Driven Development (TDD), bạn có thể không biết về các công cụ test mới nhất, nhưng tối thiểu bạn phải test được code của bạn như là một developer để biết được code của mình chạy như nào. Nếu không làm được điều trên thì bạn không phải là một developer thực thụ mà chỉ là một người biết copy-paste code mà thôi.

5. "Tôi sẽ làm bất cứ gì mà leader bảo"

Một người phỏng vấn hỏi bạn khi bạn so sánh một công nghệ, công cụ hoặc framework mà bạn đã đề cập trong CV của mình với một cái khác bạn đã dùng trước đó. Do bạn nói bạn đã từng dùng cả hai, người phỏng vấn sẽ trông chờ bạn liệt kê ưu và nhược điểm giữa 2 loại đó. Họ cũng muốn biết ý kiến của bạn do bạn đã dùng chúng trước đó, cũng như những điều bạn thích và không thích. Nếu bạn nói chọn cái nào cũng được, điều đó là không nên bởi nó có ý nghĩa rằng bạn không có ý kiến gì hoặc thiếu kinh nghiệm thực tế. Tệ hơn nữa là họ nhận ra bạn đã nói dối trong CV và thực sự là bạn chả biết cái gì về các công nghệ, công cụ hay framework đó.

6. "Xin lỗi, tôi không thể code giấy được"

Code giấy yêu cầu phải có kĩ năng nhưng đừng từ chối nếu bạn được yêu cầu làm việc đó. Nếu bạn chưa làm điều đó bao giờ, bạn có thể nói với người phỏng vấn chứ đừng từ chối chỉ bởi bạn sợ viết lỗi cú pháp. Khi code giấy, việc mắc lỗi cú pháp là bình thường, điều đó hoàn toàn chấp nhận được.

7. "Tôi không có thời gian dành riêng cho việc học, tôi chỉ học những thứ tôi dùng trong công việc"

Trong thế giới công nghệ, bạn phải luôn luôn học hỏi và tò mò về mọi sự thay đổi diễn ra hàng ngày. Khi bạn nói bạn không có thời gian cho việc học, nó nghĩa rằng bạn hầu như không có hứng thú xung quanh và bạn không quan tâm về kỹ năng của mình. Nó ngụ ý với người phỏng vấn bạn rằng bạn trở thành một developer vì bạn chỉ đơn thuần coi nó là một công việc chứ không hề có ý định phát triển sự nghiệp với nó.

8. "Tôi không muốn sử dụng phần mềm/công nghệ/design pattern này thêm nữa"

Khi phỏng vấn, họ sẽ hỏi bạn một câu hỏi về một công nghệ, một ứng dụng hoặc một phần mềm hay một design pattern nào đó. Điều đó là cần thiết để biết bạn có phù hợp với vị trí mà bạn đã nộp CV không.

Nói rằng mình là một front-end developrt và người phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn đưa ra quan điểm về Internet Explorer. Họ có thể biết rằng hầu hết các developer đều không thích IE, nhưng họ muốn biết bạn nghĩ gì về việc sử dụng nó, xây dựng ứng dụng cho nó và những điều mà bạn học được từ nó, ..v..v.. Vì sao? Vì có thể nó là một trong các trình duyệt mà công ty hỗ trợ và các khách hàng của công ty sử dụng nó. Nếu bạn nói rằng bạn không muốn sử dụng nó, nó có nghĩa rằng bạn không phù hợp với vị trí này.

9. "Tôi chưa bao giờ sử dụng sản phẩm của công ty trước đây"

Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn làm việc cho một công ty về công nghệ hoặc sản xuất sản phẩm. Khi phỏng vấn tại các công ty đó, người phỏng vấn thường muốn hỏi bạn về những gì bạn nghĩ về sản phẩm của họ và liệu bạn có bất kỳ phản hồi hoặc kinh nghiệm nào liên quan đến việc sử dụng sản phẩm của họ hay không. Có thể không ảnh hưởng gì khi bạn không sử dụng các sản phẩm của công ty trước khi bạn nộp đơn xin việc tại một cơ quan nhưng thật thất vọng nếu bạn xin việc tại một công ty cung cấp một nền tảng miễn phí như LinkedIn và bạn nói rằng bạn chưa sử dụng LinkedIn trước đây. Ngay cả khi bạn không sử dụng nó thường xuyên, nó cũng đáng để làm bạn nghiên cứu vào ban ngày hoặc ban đêm trước khi phỏng vấn, hãy thử nó, đọc về nó, hiểu sản phẩm này là gì, loại công nghệ nào có thể được sử dụng ..v..v...

10. "Trong CV của tôi đã viết về nó. Anh/chị chưa đọc sao?"

Hiển nhiên là không. Người phỏng vấn chắc chắn đã đọc CV của bạn rồi mới quyết định có mời bạn tham gia phỏng vấn hay không. Có thể họ đã đọc về các kinh nghiệm của bạn với một số dự án nhất định hoặc một công nghệ và họ muốn biết thêm về điều đó. Họ muốn nghe bạn trình bày một cách chi tiết hơn. Hoặc cũng có thể họ đã bị "miss" mất một vài chi tiết cụ thể trong khi đọc CV của bạn. Và bất kể hoàn cảnh là gì, thì việc của bạn cũng là trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng giống như trong CV của bạn, và tuyệt đối KHÔNG yêu cầu họ đọc lại CV. Tôi không nói là bạn phải nhắc lại chính xác từng câu từng chữ bạn đã viết trong CV, ý tôi muốn nói ở đây, đó là ví dụ bạn viết trong CV rằng bạn đã dùng Spring MVC trong các dự án trước, thì khi được hỏi, bạn hãy trình bày về nó chứ đừng nói rằng bạn chưa hề dùng nó hay trình bày một cách ngập ngừng, hoặc tệ hơn nữa là không thể nói gì.

11. "Tôi không có câu hỏi nào khác, chúng ta kết thúc được chưa?"

Đây thực sự là một trong những câu nói gây ấn tượng xấu nhất đối với nhà tuyển dụng sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường sẽ kết thúc cuộc phỏng vấn với câu hỏi: "Anh/chị có câu hỏi hay thắc mắc gì cần biết về công ty hay điều gì khác không?" Một cuộc phỏng vấn là một con đường 2 chiều, và bạn cần hiểu biết về công ty cũng nhiều như công ty biết về bạn. Khi bạn không còn bất kỳ câu hỏi nào khác, hay tệ hơn là bạn không thể chờ để rời khỏi cuộc phỏng vấn, điều đó hàm ý rằng bạn không còn quan tâm đến vai trò của mình hay công ty nữa. Và dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể rời đi, và khả năng bạn không còn quay lại nữa là khá cao đấy.

Với những điều trên, tôi hi vọng bạn đã có thêm được vài kinh nghiệm quý báu khi đi phỏng vấn. Và hãy luôn luôn nhớ rằng: "Hãy nói chất lượng chứ đừng nói nhiều". Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí