+7

Những điều bạn cần biết khi muốn trở thành một kĩ sư phát triển phần mềm

Khi bạn mới bắt đầu làm việc trong một lĩnh vực nào đó, có thể bạn sẽ đặt nhiều kì vọng nhưng bạn lại không thật sự biết điều gì đang chờ đợi bạn ở phía trước. Bạn sẽ băn khoăn liệu rằng mình nên ngoan ngoãn làm những gì được giao hay lăn xả vào những dự án đầy tham vọng.

Những điều sau đây có thể giúp bạn có thêm một số thông tin gợi ý về công việc này. Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng, mỗi cá nhân lại có một trải nghiệm khác nhau.

5048830734_6b2ea4929f_b.jpg

1. Đừng ngại học

Thật buồn là, đa phần các giá sách ở các công ty chỉ mang tính chất trang trí. Hãy thử đếm xem bạn đã tự hứa sẽ đọc bao nhiêu cuốn sách mà đến giờ vẫn chưa động tay? Hầu như không bao giờ bạn có thể bắt gặp một người bạn đồng nghiệp ngồi đọc sách trong giờ làm. Nhưng thực ra bạn có máy vi tính và có thể đọc các bài nghiên cứu và hầu hết sách dạng bản mềm. Nói ngắn gọn là, bạn sẽ chẳng học được gì mấy nếu bạn chỉ làm những gì bạn được giao. Bạn cũng không thể tiến bộ được nếu bạn được giao những công việc tốn thời gian mà lại vô cùng nhàm chán. Điều bạn nên làm là làm việc chậm lại, nhưng làm cho đúng, tìm hiểu và nắm bắt những điểm trọng yếu.

2. Quản lí sự nghiệp của bạn nghiêm ngặt

Chịu trách nhiệm về việc giáo dục cũng như tiến bộ của chính mình. Một trong mười người sẽ tìm cho mình một cố vấn, người sẽ dọn đường, giật dây và đảm bảo rằng bạn sẽ dẫn đầu trong danh sách được thăng tiến và góp mặt trong các dự án lớn. Còn nếu bạn thuộc về con số chín người còn lại, hầu như chẳng bao giờ có một ai tìm đến bạn. Vì thế hãy tự tìm kiếm cơ hội cho chính mình. Đừng yêu cầu được làm thêm việc trừ khi bạn có thể tin tưởng người cố vấn rằng họ sẽ cho bạn những công việc tốt hơn. Đừng làm quá nhiều những việc vặt vãnh, không hề giúp bạn thăng tiến hay dạy cho bạn điều gì. Nếu nó không có giá trị gì đối với con đường sự nghiệp của bạn thì có lẽ người ta cũng chẳng để tâm đến đến nó, để mà biết rằng, bạn đã làm nó. Sau ba năm làm việc, nếu bạn vẫn không hề được chọn vào làm việc trong một dự án lớn hơn hay được thăng chức thì ban hãy tính đến phương án: đổi việc.

3. Nhận ra những lúc bản thân làm việc dưới và vượt năng suất và tránh để chúng xảy ra.

Có rất nhiều người có thể làm việc mà tốn rất ít công sức. Những người này có thể giữ việc được nhiều năm. Đây là một chiến lược không tồi nếu bạn là người đã ổn định. Người ta nói rằng, người bị đuổi việc vì làm việc kém năng suất, là những người kém cỏi đến mức làm đâu hỏng đấy, bày thêm việc cho người khác làm. Họ làm ít, thể hiện ít, không xuất đầu lộ diện để tránh gây thù chuốc oán. Nhưng đồng thời, hãy chú ý tới những lúc bạn làm việc vượt năng suất. Không giống như thời còn đi học, bạn không thể tranh luận, phản biện với giảng viên để được điểm cao nữa. Những người làm việc vượt năng suất thường sẽ làm gia tăng áp lực công việc cho những người đồng nghiệp và thậm chí là cấp trên. Họ dễ thu hút những sự chú ý ngoài mong muốn. Điều này không có nghĩa là bạn không nên làm việc chăm chỉ, không làm tốt công việc của mình và không học hỏi càng nhiều càng tốt, mà quan trọng là, bạn KHÔNG CẦN PHẢI làm vượt năng suất. Điều này thực sự nguy hiểm hơn cả làm việc không đạt năng suất vì nó là một cách thể hiện bạn là người tham vọng có phần liều lĩnh.

4. Không bao giờ xin phép được làm gì trừ khi nếu không xin sẽ là thiếu tôn trọng.

Nếu bạn muốn dành một tuần để tự mình nghiên cứu thứ gì . Đừng xin phép vì chẳng ai cho đâu. Có thể việc bạn xin phép ấy sẽ chẳng giúp gì được cho sếp của bạn, vì từ quan điểm của họ, bạn đang lấy cớ để nếu dự án có vấn đề gì thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa nếu bạn xin phép thì sếp bạn có thể sẽ từ chối. Vì thế tốt hơn hết là bạn không nên xin phép. Tất nhiên, nếu bạn định làm gì đó có khả năng rủi ro cao ảnh hưởng tới dự án hay việc xin phép là cần thiết thì khi đó đừng ngần ngại, hãy hỏi xin cái gật đầu của sếp. Nếu mất mát hao hụt chỉ là nhỏ và rủi ro trong tầm cho phép (đối với vị trí của bạn trong công ty) thì bạn không nên hỏi xin chỉ thị. Hãy cứ làm đi và làm thật tốt là được!

5. Không bao giờ xin lỗi vì đã tự sắp sếp và sử dụng thời gian của chính mình.

Bạn có thể thừa nhận rằng dự án đã không đạt được kết quả tốt (Mặc dù nếu có thể hãy nói nó là một bài luyện tập là tốt nhất). Nhưng bạn không bao giờ nên xin lỗi vì đã làm hỏng một dự án phụ/bổ trợ. Vì nó sẽ vô hình tạo ra một tiền lệ là bạn là một tên chuyên đi làm hỗ trợ và cần được giám sát và chỉ đạo. Sau khi bạn kể về dự án của mình cũng đừng nói gì chi tiết nhiều với sếp. Nếu công ty bạn không cho phép bạn làm việc trong giờ bình thường, thì đừng làm việc gì cho công ty cả. Bạn phải biết tôn trọng thời gian của mình nếu không sẽ không ai tôn trọng lại cả.

6. Đừng anh hùng rơm và cố chứng minh rằng sếp của bạn sai.

Khi những kĩ sư trẻ cảm thấy những ý tưởng của họ hay hơn cấp trên nhưng lại không được ủng hộ, họ thường làm quá lên và dồn rất nhiều thời gian để thực hiện. Nhưng thật sự thì sếp của bạn cũng không quan tâm dù bạn đã dành cả vài cái cuối tuần để làm nó. Thay vì dùng gậy nứt đánh bóng, cố gắng chứng minh sếp không đúng và hi vọng được cú ăn điểm trực tiếp thì bạn nên làm việc có quy củ, tập trung hơn. Đôi khi họ đang tìm kiếm những điểm trừ ở bạn nên bạn sẽ vô tình làm xấu hình ảnh mình: “Cậu này làm việc A rất tốt nhưng lại dễ bị phân tâm. Thế thì rất khó có thể tin tưởng được/ Cậu ta sẽ tạo thành tiền lệ xấu cho những người khác”...

7036389809_915c07bf99_b.jpg

7. Đừng xen vào làm việc của người khác

Vì bạn còn trẻ và thiếu kinh nghiệm nên đa phần là bạn sẽ không có tiếng nói trong phần lớn các trường hợp. Bạn thông minh không có nghĩa là bạn sẽ được tin tưởng. Nếu bạn lỡ trở thành một nhân vật trong cuộc chiến, hay bạn đứng lên bênh vực người bị đối xử bất công, bạn sẽ bị quật xuống. Hãy cân nhắc và giữ sức để làm việc của mình trước. Trong thế giới này, công bằng xã hội không được đánh giá cao như vậy. Người ta phản đối, biểu tình bằng cách bỏ đi mất chứ không phải lập hàng rào rồi la ó. Nếu bạn làm việc đơn thương độc mã, cho dù bạn có thất bại bạn vẫn được đánh giá cao vì tinh thần và có chính kiến.

8. Tránh suy nghĩ theo lối “tốt” hay “xấu”

Ban phải chuẩn bị tinh thần cho cả hai. Những người trẻ tuổi, đặc biệt là trong ngành công nghệ thường sa đà vào những cái “bẫy” này, cho rằng công việc này “ngon” việc kia không, hay công ty này “tốt” còn công ty kia thì tệ nên họ hay hành xử theo cảm xúc và thiếu phân tích.

Bạn sẽ mắc sai lầm nếu chỉ nghĩ một chiều. Mỗi công ty/dự án đều có những ưu điểm song song với những nhược điểm. Nếu bạn bị giao cho một dự án nhàm chán thì không phải chỉ có mình bạn thấy nhàm chán mà sếp bạn cũng vậy. Bạn sẽ có cơ hội để dành vài tiếng mỗi tuần vào việc học tập và nghiên cứu, luyện thêm nhiều kĩ năng, phục vụ cho công việc sau này. Văn hóa công ty là vấn đề đối với bạn? Nếu bạn thấy thoải mái khi những người khác không thấy vậy, nghĩa là bạn đang cảm thấy mình được tôn trọng và đó là cơ hội để học tập. Quan trọng là bạn phải ngừng nghĩ rằng mỗi sự việc đều là “tốt” hoặc “xấu” và bắt đầu nhìn nó, tiếp cận nó từ những khía cạnh khác nhau.

Kĩ năng này sẽ được cải thiện dần theo năm tháng. Bạn sẽ thôi quy kết cái nào tốt cái nào tệ mà thay vào đó bạn sẽ học cách thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Source: http://lifehacker.com/what-i-wish-i-knew-when-i-started-my-career-as-a-softwa-1681002791


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí