Những điểm mới trong Swift 4 (Phần 1)
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Swift 4 đã được ra đời khá lâu rồi nhưng có những điểm mới mà nhiều người không biết hoặc chưa tìm hiểu, trong bài viết này, những điểm mới so với swift 3 sẽ được giải thích rõ ràng. Trước khi vào tìm hiểu những điểm mới trong swift 4, nếu các bạn chưa nắm rõ về swift 3 hoặc 3.1 thì hãy tìm hiểu ở bài viết sau : Swift 3, Swift 3.1
JSON Endcoding và Decoding
Swift 4 đã đơn giản hoá quá lưu trữ và serialize JSON so với swift 3. Giờ bạn chỉ cần tuỳ chỉnh protocol Codable, chính là sự kết hợp giữa Encodable và Decodable.
class Tutorial: Codable {
let title: String
let author: String
let editor: String
let type: String
let publishDate: Date
init(title: String, author: String, editor: String, type: String, publishDate: Date) {
self.title = title
self.author = author
self.editor = editor
self.type = type
self.publishDate = publishDate
}
}
let tutorial = Tutorial(title: "What's New in Swift 4?", author: "Cosmin Pupăză", editor: "Simon Ng", type: "Swift", publishDate: Date())
Sau khi class Tutorial đã thêm protocol Codable, hãy cùng encode nó như sau:
let encoder = JSONEncoder()
let data = try encoder.encode(tutorial)
let string = String(data: data, encoding: .utf8)
Đầu tiên chúng ta đã khởi tạo ra một encode object từ class JSONEncoder. Sau đó để lưu trữ tutorial thành một data JSON bằng cách sử dụng try và hàm encode(_. Cuối cùng, chúng ta sẽ thay đổi dữ liệu trong data thành một string bằng cách mã hoá nó bằng UTF-8. Bạn sẽ thấy kết quả như sau:
Bây giờ hãy quay lại với object tutorial
let decoder = JSONDecoder()
let article = try decoder.decode(Tutorial.self, from: data)
let info = "\(article.title) \(article.author) \(article.editor) \(article.type) \(article.publishDate)"
Đầu tiên chúng ta đã khởi tạo ra một decode object từ class JSON. Sau đó để serialize tutorial thành một string bằng cách sử dụng try và hàm decode(_. Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy kết quả như sau:
Key Path
Swift 4 làm cho việc truy cập vào thuộc tính của một object dễ dàng hơn với key path. Hãy xem đoạn code sau:
class Author {
let name: String
let tutorial: Tutorial
init(name: String, tutorial: Tutorial) {
self.name = name
self.tutorial = tutorial
}
}
let author = Author(name: "Cosmin Pupăză", tutorial: tutorial)
Chúng ta sẽ sử dụng class Tutorial lúc trước để tạo ra một object Tutorial cho object author. Bây giờ chúng ta sẽ lấy ra giá trị name của author bằng key path.
let authorNameKeyPath = \Author.name
let authorName = author[keyPath: authorNameKeyPath]
Đầu tiên sẽ tạo ra một key path với một sược chéo và dùng từ khoá "keyPath" để lấy giá trị name của author.
Chúng ta còn có thể dùng keypath để lấy cả những thuộc tính của tutorial.
let authorTutorialTitleKeyPath = \Author.tutorial.title
let authorTutorialTitle = author[keyPath: authorTutorialTitleKeyPath]
Bạn có thể thêm vào một key path mới vào một cái sẵn có bằng cách sử dụng hàm appending(path:) như sau:
let authorTutorialKeyPath = \Author.tutorial
let authorTutorialNameKeyPath = authorTutorialKeyPath.appending(path: \.title)
let authorTutorialName = author[keyPath: authorTutorialNameKeyPath]
Chúng ta còn có thể dùng keypath để thay đổi giá trị cho thuộc tính:
class JukeBox {
var song: String
init(song: String) {
self.song = song
}
}
let jukeBox = JukeBox(song: "Nothing else matters")
let jukeBoxSongKeyPath = \JukeBox.song
jukeBox[keyPath: jukeBoxSongKeyPath] = "Stairway to heaven”
Kết hợp Class với protocol
Bạn có thể kết hợp nhiều protocol với nhau trong swift 3 khi tạo constant và variable. Swift 4 cho phép đi xa hơn thế, bạn có thể thêm class mà vẫn dùng cùng 1 cú pháp. Bạn có thể ràng buộc một object vào một class và một protocol theo cùng 1 cách giống như trong Objective-C. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang làm một ứng dụng vẽ và tô màu. Thì bạn sẽ cần phải có những class và protocol như sau:
protocol Drawable {}
protocol Colourable {}
class Shape {}
class Line {}
Bây giờ hãy giả sử rằng bạn cần phải tạo ra một số kiểu đối tượng cần thiết cho ứng dụng:
class Circle: Shape, Drawable, Colourable {}
class Rectangle: Shape, Drawable, Colourable {}
class Square: Shape, Drawable, Colourable {}
class StraightLine: Line, Drawable {}
class DottedLine: Line, Drawable {}
let circle: Circle
let rectangle: Rectangle
let square: Square
let straightLine: StraightLine
let dottedLine: DottedLine
Đầu tiên, bạn tạo 3 class đó là : Circle, Rectangle và Square được kế thừa từ Shape và thoả mãn Drawable và Colourable protocol. Sau đó bạn thêm 2 class riêng rẽ là StraightLine và DottedLine được kế thừa Line và thoả mãn Drawable và Colourable. Cuôí cùng là chúng ta tạo object cho những class này.
Vấn đề ở đây là kiểu khai báo này quá rắc rối với phần việc đó là nó đẻ ra quá nhiều class con. Bạn có thể làm giản đơn quá trình này bằng cách:
let newCircle: Drawable & Colourable
let newRectangle: Drawable & Colourable
let newSquare: Drawable & Colourable
Chúng ta đã tạo ra một đối tượng với sự kết hợp của cả 2 protocol là Drawable và Colourable bằng operator "&". Ngoài ra còn có thể tạo typealias cho chúng:
typealias DrawableColourable = Drawable & Colourable
let anotherCircle: DrawableColourable
let anotherRectangle: DrawableColourable
let anotherSquare: DrawableColourable
Đối tượng đã thoả mãn protocol tổ hợp là DrawableColourable, nhưng nó vẫn chưa đủ bởi vì việc khởi tạo vẫn chưa được giải quyết. Ta sẽ thêm base class vào như sau:
let brandNewCircle: Shape & Drawable & Colourable
let brandNewRectangle: Shape & Drawable & Colourable
let brandNewSquare: Shape & Drawable & Colourable
let brandNewStraightLine: Line & Drawable
let brandNewDottedLine: Line & Drawable
Bạn tạo đối tượng Shape và Line và làm cho chúng thoả mãn protocol Drawable và Colourable với operator "&". Nhưng bạn vẫn có thể làm nó tuyệt vời hơn.
typealias DrawableColourableShape = Shape & Drawable & Colourable
typealias DrawableLine = Line & Drawable
let anotherNewCircle: DrawableColourableShape
let anotherNewRectangle: DrawableColourableShape
let anotherNewSquare: DrawableColourableShape
let anotherNewStraightLine: DrawableLine
let anotherNewDottedLine: DrawableLine
Bạn đã tạo ra alias cho kiểu DrawableColourableShape và DrawableLine và tạo đối tượng dựa trên chúng. Nó đã gọn hơn và dễ hiểu hơn nhiều.
Range
Swift 4 thêm prefix và postfix cho việc khai báo range cho mảng để tiện cho việc tạo mảng về một phía. Đây là cách bạn lấy giá trị trong mảng trong swift 3:
let array = [1, 5, 2, 8, 4, 10]
let halfIndex = (array.count - 1) / 2
let openFirstHalf = array[0..<halfIndex]
let closedFirstHalf = array[0...halfIndex]
Chúng ta dùng các operator mở và đóng để mở hoặc đóng một nửa của array. Đến swift 4 ta có thể viết gọn hơn như sau :
let openFirstSlice = array[..<halfIndex]
let closedFirstSlice = array[...halfIndex]
Hoặc chúng ta cũng có thể lấy nửa phía sau của array. Trong swift 3:
let nextIndex = halfIndex + 1
let lastIndex = array.count - 1
let openSecondHalf = array[nextIndex..<lastIndex + 1]
let closedSecondHalf = array[nextIndex...lastIndex]
và swift 4:
let closedSecondSlice = array[nextIndex...]
Ngoài ra để tiện hơn cho việc duyệt giá trị trong vòng for, ta có thể sử dụng hàm zip(: để duyện từ vị trí mong muốn trong một array.
for (index, value) in zip(1..., array) {
print("\(index): \(value)")
}
swap và swapAt
Hàm swap(: trong swift 3 lấy 2 phần tử và thay đổi vị trí cuả chúng trong array:
var numbers = [1, 5, 2, 8, 4, 10]
swap(&numbers[0], &numbers[1])
Hàm này tồn tại 1 vấn đề đó là các phần tử được swap có thể bị truy suất từ phía bên ngoài. Nhưng swift 4 đã thay thế nó hoàn toàn bằng hàm swapAt(:, bạn chỉ cần đưa vị trí phần tử thôi.
numbers.swapAt(0, 1)
Trên đây là những thay đổi khá hay trong swift 4, chúng ta sẽ đến với phần sau để tìm hiểu nốt những thay đổi còn lại. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Ref: https://www.appcoda.com/swift4-changes/
All rights reserved