Nhiếp Ảnh Số DSLR
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Nhiếp Ảnh Số DSLR
1. Lịch sử máy ảnh DSLR:
Ra đời cách đây hơn 20 năm, công nghệ chụp ảnh kỹ thuật só đã đưa kỹ thuật phòng tối vào quá khứ, đồng thời mở ra một bước ngoặt mới đánh dấu sự phát triển không ngừng của kỹ thuật chụp ảnh. Trong bối cảnh mới, đáp ứng những yêu cầu mới, kỹ thuật số cùng với internet đã mở ra một cánh cửa rộng để giới trẻ đến gần với nhiếp ảnh. Máy ảnh DSLR là tên viết tắt của Digital single-lens reflex camera, thuật ngữ chỉ máy ảnh kỹ thuật số sử dụng gương cơ học ( sau này phát triển loại máy ảnh kỹ thuật số không gương lật tên là: mirrorless).Năm 1999, Nikon giới thiệu Nikon D1, máy chụp ảnh DSLR đầu tiên với độ phân giải 2,74MP, có giá dưới 6.000$. Từ đó đến nay máy ảnh số DSLR đã phát triển không ngừng, ngày nay những chiếc DSLR đời mới nhất đã có độ phân giải lên đến 20-30MP, hàng chục điểm lấy net, công nghệ kết nối wifi..v...v…
2. Vài nét cơ bản về nhiếp ảnh số DSLR:
Để chụp được một bức ảnh đẹp bằng máy ảnh DSLR, điều quan trọng nhất là gì ? * Đó là làm chủ được ảnh sáng khi bạn chụp hình, sẽ thật dễ dàng nếu bạn chụp ảnh bằng chế độ chụp tự động trên chiếc máy ảnh DSLR, nhưng để làm chủ thực sự một bức ảnh DSLR, mình khuyên các bạn nên chụp bằng chế độ chỉnh tay. Bởi ở chế độ chụp chỉnh tay bạn mới có thể tự ý làm chủ được ánh sáng của bức hình ( điều quan trọng nhất để có một bức ảnh đẹp). Các thông số cơ bản ảnh hưởng đến ánh sáng của bức ảnh:
- Thông số ISO
- Thông số về khẩu độ
- Thông số về tốc độ Giải thích lần lượt về ý nghĩa của từng thông số như sau:
2-1. Thông số ISO:
Trong nhiếp ảnh số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh. Các nguyên tắc vẫn áp dụng giống như trong máy chụp phim, số càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn.Các nguyên tắc vẫn áp dụng giống như trong máy chụp phim, số càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn.Mỗi lần thông số ISO được tăng gấp đôi thì lượng ánh sáng cần thiết để tạo ra một bức ảnh hoàn hảo giảm một nửa. Điều này có nghĩa khi bạn chuyển từ áp dụng ISO từ 100 lên 200, bạn có thể nâng tốc độ chụp lên gấp đôi, hoặc khép khẩu độ thêm một nấc. Khi chuyển ISO từ 100 lên 1600, bạn có thể dùng tốc độ chụp nhanh gấp 16 lần trước đó, hoặc khép khẩu thêm bốn nấc. Nói cách khác, khả năng điều chỉnh độ nhạy sáng của bộ cảm biến trong máy ảnh cho phép bạn có nhiều khả năng sáng tạo hơn trong việc vận dụng tốc độ hoặc khẩu đô, Nhưng thông số ISO cao sẽ đi kèm với độ nhiễu cao. Bảng chọn chỉ số ISO phù hợp: Trị số ISO Tốc độ Độ nhiễu Áp dụng 50-100 Chậm Thấp Chụp ban ngày, ánh sáng mạnh hoặc là ánh sáng yếu thì cần có đèn flash để bổ sung nguồn sáng. 200-400 Vừa Vừa Khi cầm máy trên tay với ánh sáng yếu và tốc độ chụp cao. 800-6400 Nhanh Cao Khi cầm máy trên tay với ánh sáng rất yếu.
Nguyên lý đơn giản khi ấn định ISO là chọn trị số thấp nhất có thể chụp được. Tuy nhiên, ảnh hơi nhiễu một chút vẫn tốt hơn là một bức ảnh nhòe do tốc độ chụp không đủ nhanh.
2-2. Tốc độ chụp:
Khi chúng ta bấm máy chụp, có 01 cơ chế kiểm soát thời gian thu nhận ánh sáng , thời gian máy ảnh thu nhận ánh sáng gọi là tốc độ chụp.Trong điều kiện bình thường, tốc độ chụp được đo bằng phần của giây. Theo đó thời gian màn trập được mở ra càng lâu thì ánh sáng vào càng nhiều, tức ảnh sẽ sáng hơn. Ngược lại, nếu điều chỉnh tốc độ màn trập đóng/mở nhanh hơn thì ánh sáng sẽ vào ít đi khiến ảnh tối hơn. Như vậy, nếu để tốc độ màn trập ở 1/60s sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng vào hơn so với 1/125s hay 1/250s.... Tốc độ chụp được dùng để kết hợp với trị số khẩu độ và ISO để xác định thời lượng phơi sáng. Nếu bạn tăng tốc độ chụp, khẩu độ phải mở ra rộng hơn để bù sáng. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhòe ảnh là máy ảnh bị rung. Tình trạng rung máy ảnh thường xảy ra khi người chụp ảnh dùng tốc độ chụp chậm đến mức máy ảnh ghi nhận được cả chuyển động của chính nó khi nút chụp được ấn xuống. Nguyên lý điều khiển tốc độ màn chập: nếu bạn để tốc độ màn trập càng nhanh thì càng dễ bắt đứng chuyển động, tạo nên những bức ảnh ảo diệu ( ví dụ: ảnh giọt nước mưa rơi đưng yên trên không trung, dòng thác đứng yên đang chảy.v..v..). http://a9.vietbao.vn/images/vn901/vi-tinh/11109190-R29.jpg
Ngược lại nếu bạn để tốc độ màn trập càng chậm thì sẽ tạo ra những bức ảnh hiệu ứng nhòe kiểu chuyện động, hay những bức hình phơi sáng buổi tối đầy màu sắc của những ánh đèn rực rỡ.
https://tinhte.cdnforo.com/store/2015/12/3569965_QTT.jpg
Qua giới thiệu cơ bản về nguyên lý làm chủ tốc độ trong chụp ảnh số, các bạn cũng đã hiểu bằng cách nào để chụp ra một bức ảnh giọt nước đang rơi hay những bức hình phơi sáng đầy màu sắc rồi đó.
2-3. Khẩu độ:
Khẩu độ là gì? Để giải thích đơn giản, các bạn hãy nghĩ đến những bức hình các cô hot girl ảo diệu trên mạng. Đặc điểm chung của những bức hình này là các cô gái đươc làm nổi bật lên, còn phía sau thì bị mờ ảo lung linh phải không nào. Chính xác, cách để chụp ra được những bức hình như vậy là nhờ vào khẩu độ. Vậy khẩu độ ý nghĩa là gì. Khẩu độ (viết tắt là F), hay còn gọi là độ mở ống kính, là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Cấu tạo của bộ phận này bao gồm các lá khẩu được xếp lại với nhau bên trong ống kính và tạo khe hở để ánh sáng đi qua. Về khẩu độ, ta có những dãy số tiêu chuẩn của khẩu độ bao gồm f/1, f/1.4, f/2, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/32.. Về ý nghĩa của các thông số trên ta tưởng tượng như sau, số F các nhỏ có nghĩa là khẩu độ càng lớn, khi chụp một bức ảnh với khẩu độ lớn thì chủ thể được focus sẽ được làm nổi bật lên, còn phần hậu cảnh sẽ được làm mờ đi ( hay còn gọi là xóa phông). Ngược lại, chỉ số F càng cao, nghĩa là khẩu độ càng nhỏ thì hậu cảnh phía sau sẽ càng rõ nét. Như vậy tùy vào mục đích khi chụp một bức hình mà ta điều chỉnh khẩu độ theo ý muốn. Hình bên dưới giúp ta mường tượng về một bức ảnh khi điều chỉnh khẩu độ to nhỏ. http://genknews.genkcdn.vn/k:2015/8643193-orig-1446613004718/cac-thong-so-iso-toc-do-man-trap-khau-do-anh-huong-the-nao-toi-anh-chup.jpg
Như vậy, tôi đã giải thích cơ bản để chụp được một bức ảnh đẹp ta cần làm chủ 3 yếu tố: trị số ISO, khẩu độ và tốc độ trong máy ảnh DSLR, và ý nghĩa cơ bản của ba thông số này. Qua việc học hỏi một số những kiến thức cơ bản này, từ một người chỉ hay chụp ảnh qua điện thoại smartphone, hay máy ảnh kỹ thuật số, mình đã có thể thỏa mãn niềm đam mê muốn chộp lại được, lưu lại được những khoảnh khắc đẹp, những cảnh đẹp khi đi du lịch đến miền đất mới, hay ngay cả những khoảnh khắc thường ngày cùng bạn bè gia đình mà chỉ cái nào cũng muốn giữ lại ngắm mãi chứ không chọn và xóa đi do chụp ngẫu nhiên chưa có kỹ thuật như ngày trước nữa. Tất nhiên, đây chỉ là những kiến thức cơ bản để bước vào bộ môn nhiếp ảnh số. Còn rất nhiều nhiều những thông tin, kiến thức nữa về nhiếp ảnh kỹ thuật số mà tôi không thể chia sẻ đầy đủ hết trong bài viết này. Mọi người hãy cùng nhau tìm tòi, vận dụng và chụp những bức hình thật đẹp nhé.
All rights reserved