+6

Nhật ký 100 giờ học Vue.js

Updated: Mình đang thực hiện một project về algorithm-visualizer để áp dụng những kiến thức học được. Các bạn có thể tham khảo ở đây

Bài viết được dịch từ https://qiita.com/

Trình độ yêu cầu trước khi bắt đầu, có hiểu biết về javascipt, jquery. Từng học qua về Reactjs

Cú pháp cơ bản của Vue.js

Các cú pháp cơ bản của Vuejs

Vue.js instance

Vue.js instance được khởi tạo theo cú pháp dưới đây

//app.js
new Vue({
    el: "#app",
    data: {
        name: "Kei",
        age: "30",
        counter: 0
    },
    methods: {
        increase: function() {
        this.counter += 1;
    }
  }
})

app.js được import vào cùng với file vue.js vào file template html

<script src="https://cdn.jsdelivr.net/npm/vue@2.6.10/dist/vue.js"></script>
<script src="app.js"></script>

{{}}

Cú pháp trên dùng để gọi đến thuộc tính của Vue instance

<p>{{name}}</p>

v-bind

Khi muốn gán giá trị động cho thuộc tính của thẻ html

<a v-bind:href="link">Google</a>

v-one

Được viết bên trong thẻ html, dùng để in ra giá trị cố định(không có khả năng thay đổi, in ra 1 lần lúc load component)

<h1 v-once>{{title}}</h1>

v-html

Dùng khi in giá trị là dạng html

<p v-html="finishedLink"></p>

v-on

Đăng ký hàm xử lý sự kiện

<button v-on:click="increase(2, $event)">Click me</button>
//app.js
new Vue({
  methods: {
    increase: function(step, event) {
      this.counter += step;
    }
  }
})

v-on:click=“counter++” Có thể viết code js kiểu inline, trong code không chứ if hoặc for Cũng có thể viết dưới dạng v-on:keyup.enter.space (khi ấn nút enter ??)

v-model

Dùng để bind data vào thẻ html có tham chiếu đến thuộc tính của vue instance

<input type="text" v-model="name">
<p>{{name}}</p>
<!-- 入力値によって動的に name が変わる -->
//app.js
new Vue ({
  el: "#app",
  data: {
    name: "Kei"
  }
})

@

Cách viết ngắn gọn của v-on:, @click="link" Thay vì v-bind: cũng có thể viết :

:class

Assign thuộc tính class động cho thẻ html

<div 
    class="demo" 
    @click="attachedRed = !attachedRed"
    :class="{red: attachedRed}"></div>

Có thể dùng array để assign nhiều class name

<button type="button"
    :class="['btn', 'btn-outline-info', 'btn-sm', {active: isActive}]">
    button
</button>

Ngoài ra còn có cách viết

<button type="button"
    :class="['btn btn-outline-info btn-sm', {active: isActive}]">
    button
</button>

Sử dụng phép toán điều kiện

<button type="button"
    :class="['btn btn-outline-info btn-sm', isActive ? 'active' : 'disabled']">
    button
</button>

:style

Assign động style cho phần tử html

<div :style="{backgroundColor: color}"></div>

Các tên thuộc tính css được viết ở kiểu cameCase

computed

computed là thuộc tính đối tượng của Vuejs instance gần giống với method, tuy nhiên khác với method nó sẽ được dùng khi cần xác định thời điểm thuộc tính trong data được lưu. Một điểm khác nữa là khi gọi đến computed thì không cần dùng ()

//app.js
data: function() {
  return {
    counterComputed: 0,
    counterMethod: 0
  };
},
computed: {
  printTextComputed: function() { 
    console.log(“counter printed from computed:,     
    this.counterComputed);
  }
},
methods: {
  printTextMethod: function() {
    console.log(“counter printed from method:, this.counterMethod);
  }
},
<div>
  <button @click=”counterComputed++”>computed button</button>
  <p>{{counterComputed}}</p><br/>
  <button @click=”counterMethod++”>method button</button>  
  <p>{{counterMethod}}</p><br/>
   {{printTextMethod()}}
   {{printTextComputed}}
</div>

Kết quả

  • Khi ấn computed button thì cả 2 hàm printTextComputedprintTextMethod thực thi
  • Khi ấn method button thì chỉ có hàm printTextMethod được thực thi

Lý do

  • methods Không biết lúc nào giá trị sử dụng trong hàm thay đổi, nên nó chạy liên tục để check (Bất kỳ lúc nào có sự kiện gì)
  • computed properties Xác định được giá trị sử dụng trong hàm thay đổi, nên nó không cần thiết phải chạy liên tục (Chỉ những sự kiện liên quan đến xử lý giá trị thuộc tính của data mà nó đang tham chiếu)

Tham khảo thêm tại The difference between COMPUTED and METHODS in Vue.js

watch

Là 1 thuộc tính kiểu đối tượng của Vuejs instance, dùng cho việc xác định hành vi khi giá trị của 1 thuộc tính cụ thể thay đổi. Không chỉ thuộc tính của data , thuộc tính của computed cũng có thể được watch

//app.js
new Vue ({
  watch: {
    // counter を watch する
    counter: function(value) {
      var vm = this;
      setTimeout(function() {
        vm.counter = 0;
      }, 2000); 
    })
  }
})

v-if, v-else

Xác định tag html có được DOM render hay không

<p v-if="boolean">Hello!</p>
<p v-else>Hello again!</p>

v-show

Xác định tag html có được hiện thị hay không (display: none;)

v-for

Render các phần tử của mảng

<!-- ingredients: ["meat", "fruit", "cookies"] -->
<ul>
  <li v-for="ingredient in ingredients">{{ingredient}}</li>
</ul>

Khi cần index

<li v-for="(ingredient, i) in ingredients">{{ingredient}}</li>

Có thể dùng cho kiểu đối tượng. Đối số thứ 2 là key, thứ 3 sẽ là index

<li v-for="person in persons">
  <div v-for="(value, key, index) in person">
     {{key}}:  {{value}} ( {{index}})
  </div>
</li>

TODO

<li v-for="ingredient in ingredients" :key="ingredient"></li>

Vòng đời (Lifecycle)

-https://vuejs.org/images/lifecycle.png Vòng đời của 1 vue instance bao gồm các hook sau. Tùy vào mục đích có thể viết thêm xử lý vào thời điểm mong muốn.

  • beforeCreate
  • Created
  • beforeMount
  • mounted
  • (Render DOM)
  • (DOM Changed)
  • beforeUpdate
  • updated
  • ( this.$destroy(); )
  • beforeDestroy
  • Destroyed
//app.js
new Vue({
  data: {
    a: 1
  },
  created: function () {
    // `this` points to the vm instance
    console.log('a is: ' + this.a)
  }
})

Công cụ hỗ trợ phát triển

Ở các ví dụ phia trên vue instance đều được viết bởi file .js . Tuy nhiên trong thực thế phát triển app sẽ được viết dưới dạng file .vue . Sau đấy từ những file .vue này sẽ được build thành 1 file js duy nhất và được deploy lên môi trường prod

Vue CLI

Vue CLI là 1 tool hỗ trợ cho việc tạo template để phát triển app vue.js

Cài đặt Vue CLI

$ sudo npm install -g vue-cli

Template dùng webpack-simple

$ vue init webpack-simple [YOUR_APP_NAME]

Khởi động môi trường phát triển

$ npm run dev

Lỗi 1

Error: Cannot find module 'webpack-cli/bin/config-yargs'

Nếu có lỗi trên xuất hiện, hãy thực hiện câu lệnh sau đây https://github.com/rails/webpacker/issues/1295

$ yarn add webpack-cli -D
$ npm run dev

Lỗi 2

TypeError: Cannot destructure property `compile` of 'undefined' or 'null'.

https://github.com/vuejs/vue-cli/issues/714 Thực hiện câu lệnh sau nếu xảy ra lỗi trên

$ yarn remove webpack-dev-server
$ yarn add webpack-dev-server@2.9.1 --dev
$ yarn run dev

Template webpack-simple

Template được tạo bởi webpack-simple sẽ có dạng như sau:

project_name
├── src
│   ├── assets
│   ├── App.vue
│   └── main.js
├── .babelrc
├── .gitignore
├── index.html
├── package.json
└── webpack.config.js
  • src - Forder chính chứa code. Nơi chứa code cáccomponent vue.js
    • App.vue - Vue Component Top
    • main.js - Biên dich code App.vue, render html code
  • .babelrc - config file của babel. Complile EC6 etc...
  • index.html - View template. Code được viết ở rsc được build bởi webpack và render mã html ở đây.
  • package.json - File setting Dependencies

Build

Thực hiện câu lệnh sau để tạo dist file để deploy lên môi trường prod

$ npm run build

Vue component

Lúc deploy sẽ chỉ có index.htmlbuild.js, build.js sẽ được chứa ở forder dist Vue componet là 1 file bao gồm các tag template script style Ví dụ

//scr/Home.vue
<template>
    <div>
        <p>Server Status: {{status}}</p>
        <hr>
        <button @click="changeStatus">Change Status</button>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data () {
            return {
                status: 'Critical'
            }
        },
        methods: {
            changeStatus() {
                this.status = 'Normal';
            }
        }
    }
</script>

<style>
</style>

Khác với cách viết vuejs thông thường của vuejs instance thông thường, trong vuecomponent bắt buộc phải định nghĩ thuộc tính data dưới kiểu hàm data(){}. Vuecomponent kế thừa vue instance nên nếu định nghĩ data dưới kiểu đối tượng thì data cũ sẽ bị ghi đè, phát sinh ra nhiều vấn đề không như mong muốn. Hơn nữa, nội dung trong template phải được bọc ở trong 1 key element duy nhất, nếu không sẽ sinh ra lỗi

Import global

Dưới đây là cách viết để Home.vue được đọc ở main.js

//src/main.js
import Vue from 'vue'
import App from './App.vue'
import Home from './Home.vue'

Vue.component('app-server-status', Home)

new Vue({
    el: '#app',
    render: h =>h(App)
})

Tại template,component Home sẽ được render trong thẻ <app-server-status></app-server-status>

Import local

Import trong file .vue sẽ được viết dưới dạng sau

<template>
  <div>
    <app-server-status></app-server-status>
  </div>
</template>

<script>
    import  Home from './Home'
    export default {
        components: {
            'app-server-status': Home // テンプレート名を上書き
        }
    }
</script>

Trong trường hợp chỉ định nghĩ Key là name của component

components: {
    Servers // Servers: Servers
}

Thiết kế component

Cáccomponent sẽ được đặt trong 1 forlder tên là components là kiểu thiết kế thông thường.

project_name
├── src
│   ├── assets
│   ├── components
│   │   ├── Shared
│   │   └── ServerStatus 
│   ├── App.vue
│   └── main.j

Local Style

Viết trong Style scope của componet

<style scoped>
    div { 
        border: 1px solid red;
    } 
</style>

filters

Sử dụng để format, điều chỉnh dữ liệu render ra của vue instance, có thể dùng nhiều filter bằng cách ngăn cách bằng dấu | lúc gọi

<p>{{text | toUppercase | toLowercase}}</p>
//app.js
new Vue ({
    filters: {
        toUppercase(value) { // いつも value を引数にとる
            value.toUpperCase();
        } 
    }
})

Trong trường hợp define global

Vue.filter("name", function(value){
    // 処理
});

Khi không muốn dùng filters thì cũng có thể định nghĩa tại thuộc tính computed

//app.js
computed: {
    filteredFruits() {
        return this.fruits.filter((element) =>{
            return element.match(this.filterText);
        });
    }
} 

mixins

Sử dụng để gom nhiều đoạn mã vào 1 file.

import { hogeMixin } from './hogeMixin'; 

export default {
    mixins: [hogeMixin]
}

Định nghĩa global

Vue.mixin({
    created() {
        // 処理    
    }
});

transition

Các phần tử được bọc trong tag transition, sẽ được dùng cho các hiệu ứng animation

<template>
  <transition name="hoge"></transition>
</template>

Đối với các phần tử muốn dùng hiệu animation thì bắt buộc phải viết trong tag template.

default class name

với <transition name="hoge"> sẽ có các default class name sau

<style>
  .hoge-enter {}        /* start animation style */
  .hoge-enter-active {} /* active animation style */
  .hoge-leave {}        /* leave animation style */
  .hoge-leave-active {} /* leaving animation style */
</style>

Custom class name

Không cần định nghĩa thuộc tính name cho thẻ transition

<transition
    enter-active-class="animated shake"
    leave-active-class></transation>

Chỉ thị type theo độ ưu tiên

TODO

Hiệu ứng tại On-load

Sử dụng tag <transition appear> Khi muốn áp dụng hiệu ứng tại on load

Gán giá trị động

name , type có thể được assgin giá trị động

<transition :name="hoge" :type="hogehoge">

JS hook

Các js hook được dùng trong transition

  • before-enter
  • enter(required done)
  • after-enter
  • after-enter-cancelled
  • before-leave
  • leave(required done)
  • after-leave
  • after-leave-cancelled

Sử dụng các js hook này để gán những js animation khi cần

<template>
  <transition @enter="enter"></transition>
</template>

<script>
    export default {
        methods: {
            enter(el, done) {
                done(); // Vue: thông báo khi animation kết thúc(enter, leave )
        }
    }
</script>

props

Sử dụng khi tiếp nhận data từ 1component khác

Component cha ->Component con

Được truyền khá đơn giản từ cha sang con bằng cách sử dụng v-bin:

//Component cha
<template>
    <div>
        <app-user-deital :name="name"></app-user-detail>
    </div>
</template>

<script>
    import UserDetail from "./UserDetail.vue"
    export default {
        data: function(){
            return {
                name: "Kei" 
            }
        }
    } 
</script>

Component cha nhận thông qua props

//Component con
<template>
    <div>
        <p>{{name}}</p>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        props: ["name"]
    } 
</script>

Dữ liệu nhận đươc qua propscomponent con có thể thao tác như đối tượng data

Component con ->Component cha

Để truyền dữ liệu từ con sang cha thì có 2 cách chính dưới đây ###1. $emit Truyền sự thay đổi của props của con sang cha thông qua $emit function $emit : Đối số thứ nhất là event name, đối số thứ 2 là event data

//Con
<template>
    <div>
        <p>{{name}}</p>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        props: ["name’",
        methods: {
            resetName() {
                this.myName = "Kei"
                this.$emit("nameWasReset", this.myName)
            }
        } 
    } 
</script>

Tại cha lắng nghe sự kiện phát ra bằng @ , và xử lý tương ứng.

//Cha
<template>
    <div>
        <app-user-deital :name="name" @nameWasReset="name = $event"></app-user-detail>
    </div>
</template>

<script>
    import UserDetail from "./UserDetail.vue"
    export default {
        data: function(){
            return {
                name: "Kei" 
            }
        }
    } 
</script>

2. Callback

Truyền hàm xử lý từ cha sang con thông qua thuộc tính props

//Cha
<template>
    <div>
        <app-user-deital 
            :name="name" 
            :resetFn="resetName()"></app-user-detail>
    </div>
</template>

<script>
    import UserDetail from "./UserDetail.vue"
    export default {
        data: function(){
            return {
                name: "Kei" 
            }
        },
        methods: {
            resetName() {
                this.myName = "Kei";
            }
        } 
    }
</script>

TODO

Slot

Dùng khi gửi nhận dữ liêu dạng html từ componet cha sangcomponent con

//Cha
<template>
    <div>
        <app-child>
            <h2 slot="title">{{title}}</h2>
            <p slot="content">{{content}}</p>
        </app-child>
    </div>
</template>

Component con dùng <slot name="NAME"></slot> để nhận dữ liệu

<template>
    <div>
        <div class="title">
            <slot name="title"></slot>
        </div>
        <div class="content">
            <slot name="content"></slot>
        </div>
    </div>
</template>

Từ Vue 2.6.0 khuyến cáo dùng v-slot

Component động

Thuộc tính :is của component cho phép rendercomponent động

<template>
    <div>
        <component :is="selectedComponent"></component>
    </div>
</template>
<script>
    // selectedComponent = "Component Name"
</script>

Môi khi chuyển đổi giữa cáccomponent ,component sẽ bị huỷ và dữ liệu sẽ bị reset. Khi không muốn bị destroy thì dùng tag <keep-alive> để bọc lại tag component . Khi đócomponent sẽ chuyển đổi giữa 2 life cycle activateddeactivated

Các thư viện thường dùng

Axois

Axois là thư viện javascript dùng cho việc tạo các http request Vue.js cũng có thư viện Vue Resource, tuy nhiên khuyến khích dùng Axios vì tính đa dụng cao hơn.

Install

Thực hiện câu lệnh sau, để cài đặt cho project

$ npm install --save axios 

Import và setting global

//main.js
import axios from "axios"; 

axios.defaults.baseURL = "base_url"; 
axios.defaults.headers.common["Authorization"] = "hogehoge"
axios.defaults.headers.get["Accepts"] = "application/json"

GET request

axios.get('/user', {
    params: {
      ID: 12345
    }
  })
  .then(function (response) {
    console.log(response);
  })
  .catch(function (error) {
    console.log(error);
  });

POST request

axios.post('/users', data)
     .then(res =>console.log(res))
     .catch(error =>console.log(error))

interceptors

Khi muốn có tiền xử lý cho request và reponse ta dùng interceptors

axios.interceptors.request.use(config =>{
    console.log(config);
    return config;
})

axios.interceptors.response.use(res =>{
    console.log(res);
    return res;
})

Vue Router

Vue Router Là thư viện dùng cho việc routting trong vuejs

Install

Thực hiện câu lệnh sau để cài đặt

$ npm install --save vue-router

Routting được định nghĩa như sau

//routes.js
import User from "./components/user/User.vue";

export const routes = [
    { path: "", component: Home },         // Root path
    { path: "/user/:id", component: User } // :id は動的なURL
] 

File router.js này được import global như sau

//app.js
import VueRouter from "vue-router";
import { routes } from "./routes"; 

Vue.use(VueRouter);

const router = new VueRouter({
    routes, // Same as "routes: routes”
    mode: "history" // No hash tag style in URL
});

new Vue({
    el: "#app",
    router // Same as "router: router"
    render: h =>h(App)
})

Router view

Chỉ định vị trícomponent được render với mỗi URL

//app.vue
<template>
  <div>
    <router-view></router-view>// 
  </div>
</template>

router-link

Dùng khi render link. Khi đang ở trang ứng link, nếu có click vào link thì không render lại

<router-link to="/" tag="li" active-class="active" exact>Home</router-link>
<!-- nếu không có "exact", lúc truy cập "/" url thì mọi link đều active-->
<router-link to="/user" tag="li" active-class="active">User</router-link>

Chỉ định kiểu động thì dùng {{}}

<router-link
    tag="button"
    :to="{ name: 'UserEdit', params: { id: $route.params.id }, query: { locale: 'en' } }"
    class="btn btn-primary">Edit</router-link>

$route.params

access url param

<script>
export default {
    data() {
        return {
            id: this.$route.params.id 
        }
    }
}
</script>

children (routes.js)

Sử dụng cách viết sau để gom các router có quan hệ với nhau

//routes.js
import User from "./components/user/User.vue";

export const routes = [
    { path: "", component: Home },
    { path: "/user/", component: User, children: [
        { path: "", component: UserStart },
        { path: ":id", component: UserDetail },
        { path: ":id/edit", component: UserEdit }
    ]}
]

before enter

Khi sử dùng before enter, xử lý sẽ được chạy trước khi router-view được render. Sau đây là 3 chỗ có thể viết được

1. Global

//main.js
router.beforeEach((to, from, next) =>{
    // Đoạn xử lý thêm
    next();
});

2. Local

//routes.js
import User from "./components/user/User.vue";

export const routes = [
    { path: "", component: Home },
    { path: "/user/", component: User, children: [
        { path: "", component: UserStart },
        { 
            path: ":id", component: UserDetail, beforeEnter: (to, from, next) =>{
                // ローカルに適用される
                next();
            } 
        },
        { path: ":id/edit", component: UserEdit }
    ]}
]

2. Component

beforeRouteEnter(to, from, next) {
    next():
}

beforeRouteLeave

Tương tự, beforeRouteLeave xử lý trong hàm được chạy khi thoát khỏi url

Vuex

Như đã nêu ở trên, có thể dùng Event Bus hoặc Callback để thực hiện việc update props giữa các component, tuy nhiên với những dự án lớn thì các làm này trở nên khó quản lý. Vì lý do đó Vuex thường được sử dung trong trường hợp này như một framework quản lý state.

Thiết kế

Tư tưởng thiết kế giống với Redux, hình dung 1 cách tổng thể như sau Udemy Vue JS 2 - The Complete Guide (incl. Vue Router & Vuex) Lưu trữ state trong store và mỗi component truy cập giá trị của nó bằng getters. Khi update giá trị, Cập nhật trạng thái store bằng mutations. mutations là quá trình xử lý đồng bộ, vì vậy khi cần xử lý bất đồng bộ thì phải chèn actionsvào.

Cài đặt

$ npm install --save vuex

Tạo file store/store.js

//store/store.js
import Vue from "vue";
import Vuex from "vuex";

Vue.use(Vuex);

export const store = new Vuex.Store({
    state: {
        counter: 0
    }
});

insert code vào main.js

//main.js
import { store } from "./store/store";

new Vue({
    store
})

Tạicomponent có thể access dữ liệu từ $store.state

this.$store.state.counter // Không cần sử dụng emit để lan truyền sự thay đổi

getters

Tại store dùng getters để defined các method được sử dụng tại các component

//store/store.js
import Vue from "vue";
import Vuex from "vuex";

Vue.use(Vuex);

export const store = new Vuex.Store({
    state: {
        counter: 0
    },
    getters: {
        doubleCounter: state =>{
            return state.counter * 2;
        }
    }
});

Gọi tạicomponent thông qua $store.getters

export default {
    computed: {
        count() {
            return this.$store.getters.doubleCounter
        }
    }
}

mapGetters

Khi số lương các getters tăng lên tại cáccomponent các gọi trên trở nên dài dòng. Sử dụng mapGetters sẽ trở nên hiệu quả hơn

<template>
  <div>{{doubleCounter}}</div>
</template>

<script>
import { mapGetters } from "vuex";
export default {
    computed: {
        ...mapGetters([
            "doubleCounter"
        ]),
        ownMethod();
    }
}
</script>

Tuy nhiên cú pháp ... yêu cầu cài đặt babel-preset-stage-2

babel-preset-stage-2

Cài đặt theo câu lệnh sau

$ npm install --save-dev babel-preset-stage-2

File .babelrc được tạo sẽ có nội dung như sau

//.babelrc
{
    "presets": [
        ["ec2015", {"modules": false}],
        ["stage-2"]
    ]
}

mutations

Sử dụng mutations khi update giá trị thì của state. Cách dùng thì giống với getters

//store/store.js
import Vue from "vue";
import Vuex from "vuex";

Vue.use(Vuex);

export const store = new Vuex.Store({
    state: {
        counter: 0
    },
    getters: {
        doubleCounter: state =>{
            return state.counter * 2;
        }
    },
    mutations: {
        decrement: state =>{
            state.counter--;
        }
    }
});

Gọi tạicomponent thông qua $store.commit

export default {
    methods: {
        decrement() {
            this.$store.commit("decrement");
        }
    }
}

mutations không hỗ trợ xử lý bất đồng bộ. Nên cần chắc chắn xử lý là đồng bộ hóa

mapMutations

Giống như mapGetters, mapMutations là các viết hiệu quả hơn khi số lượng mutationsnhiều

actions

Để thực hiện xử lý bất đồng bộ, giữa componentmutations cần chèn actionslàm trung gian như sau

//store/store.js
import Vue from "vue";
import Vuex from "vuex";

Vue.use(Vuex);

export const store = new Vuex.Store({
    state: {
        counter: 0
    },
    getters: {
        doubleCounter: state =>{
            return state.counter * 2;
        }
    },
    mutations: {
        decrement: state =>{
            state.counter--;
        }
    },
    actions: {
        decrement: context =>{
            context.commit("decrement");
        },
        decrement: ({commit}) =>{
            commit("decrement");
        }
        // 2 action trên cùng ý nghĩa
    }
});

Tại component sẽ dùng $store.dispatch để gọi đến

//component
export default {
    methods: {
        decrement() {
            this.$store.dispatch("decrement");
        }
    }
}

Tham khảo thêm


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí