+1

Nguyên nhân Galaxy Note 7 phát nổ và một vài lưu ý khi sử dụng điện thoại di động

Thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đều chính thức đưa tin Samsung tạm ngừng sản xuất và thu hồi dòng điện thoại cao cấp Galaxy Note 7. Điều này đã đem đến khoản thất thoát lên đến hàng nghìn tỷ USD cho Samsung, giá cổ phiếu suy giảm, và uy tín của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.jpg

Chính vì thế, trong bài báo cáo tháng này, tôi muốn điểm qua những nguyên nhân chính khiến cho 1 sản phẩm đẳng cấp, hoàn hảo như Note 7 lại có một cái kết bất ngờ như vậy.

1. Nguồn nhiệt

Pin của hầu hết các dòng điện thoại ngày này đều có một hệ thống quản lý dòng điện, thường đi kèm với chip bên trong để dừng sạc khi pin đã đầy. Tuy nhiên, nếu hệ thống hoặc con chip này bị lỗi, pin sẽ tiếp tục sạc và, đưa vào trạng thái nạp quá nhiều năng lượng làm cho điện thoại hoạt động không ổn định. Từ đó, nó sẽ bắt lửa mà không cần phải làm nóng từ môi trường bên ngoài.

2.jpg

Mặt khác, điện thoại không có quạt làm mát nên nhiệt sẽ tỏa ra môi trường xung quanh. Nhưng khi nó bị không tỏa nhiệt được thì nhiệt được tạo ra càng ngày càng nhanh hơn, đến khoảng 100 độ C thì vật liệu cấu thành pin sẽ bắt đầu bị phá vỡ, gây ra phản ứng dây chuyền hóa học giải phóng năng lượng riêng, từ đó gây nên hiệu ứng “quả cầu tuyết” hay cụ thể chính là một quá trình giải thoát nhiệt. Theo ông Donal Finegan, một kỹ sư hóa học tại Đại học London (Anh): “Hiệu ứng quả cầu tuyết xảy ra quá nhanh, chỉ trong một giây, toàn bộ các tế bào pin đi từ trạng thái nguyên vẹn đến phá hủy hoàn toàn”.

2. Pin Lithium-ion

Pin Lithium-ion là loại pin được dùng trong Galaxy Note 7 nói riêng và các thiết bị điện tử khác như laptop, điện thoại di động. Nó khác so với loại pin AA cơ bản dùng cho điều kiển TV, điều hòa, đồ chơi,…ở chỗ nó có thể sạc đi sạc lại nhiều lần trong sử dụng để cung cấp năng lượng cho thiết bị. Nó được lắp trực tiếp bên trong và sử dụng Lathium hóa học làm nguyên liệu chính. Năng lượng mà Lathium-ion cung cấp nhiều gấp đôi đến bốn lần so với một số loại pin công nghệ cũ cùng kích thước.

3.jpg

Xét về cấu tạo, tế bào pin Lithium-ion gồm nhiều lớp, mỗi lớp gồm một điện cực dương và một điện cực âm và được cách nhau bởi một lớp cách điện. Khi sạc, dòng điện sẽ chạy từ cực dương sang cực âm và các ion tích điện âm sẽ được chuyển đến cực dương khi hoạt động. Khi vật liệu bên trong tế bào di chuyển, lớp cách điện giữa hai điện cực có thể bị rách, gây nghẽn mạch và téo ra một tia lửa, điều này cũng đủ để một quá trình giải thoát nhiệt bắt đầu.

Ngoài ra, hiện tượng nghẽn mạch cũng có thể được tạo ra do sự xuất hiện của các bong bóng khí trong quá trình nung nóng dung dịch điện phân (vốn là một chất lỏng dễ bay hơi) để tạo ra các ion lithium.

Một nguyên nhân gây nổ nữa liên quan đến pin là các lớp tế bào pin mỏng, lại được bố trí bên trong một khối chữ nhật với các lớp điện cực như một trang giấy, sau đó cuốn quanh một tế bào hình trụ hoặc cuộn lại như một tờ báo. Việc cuốn lại như một tờ báo dễ gây sự cố hơn so với việc cuốn quanh tế bào hình trụ vì hình trụ có khả năng ngăn chặn sự biến dạng, cắt dòng điện khi bị kéo căng. Thật đáng tiếc là Note 7 sở hữu hình dáng chữ nhật tuyệt đẹp thay vì một hình trụ an toàn.

4.jpg

Theo ông Finegan, pin không an toàn do hạn chế về khoa học, nhưng các nhà sản xuất thì lại thích tạo ra pin có năng suất cao, dẫn đến độ ổn định của các tế bào kém hơn. Trong khi đó, Samsung có quá nhiều đối tác sản xuất pin đại trà trong 1 khoảng thời gian ngắn nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, điều này càng khiến cho chất lượng và độ an toàn của sản phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính vì vậy, những dòng cuối bài viết này, tôi muốn đưa ra một vài lưu ý để sử dụng “dế yêu” một cách an toàn và hiệu quả:

  • Trước hết, tất nhiên, chúng ta cần sử dụng pin chính hãng và bộ sạc kèm máy.
  • Hạn chế vừa sạc vừa sử dụng điện thoại vì nó không những khiến cho pin nhanh yếu đi, giảm tuổi thọ của điện thoại mà còn có thể gián tiếp gây ra dò điện từ cục sạc không đảm bảo nữa.
  • Nếu có thể, bạn hãy tắt hẳn nguồn điện thoại khi sạc và không nên sạc qua đêm vì tình trạng này kéo dài sẽ khiến máy nóng liên tục, pin mau chai, giảm tuổi thọ pin, thậm chí có thể gây cháy nổ điện thoại. Mong các bạn hãy là người tiêu dùng thông mình khi biết lựa chọn dòng điện thoại phù hợp cũng như biết cách sử dụng chúng an toàn, vui vẻ.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí