+1

Nghề phân tích tài chính - nghề mà ít người biết đến

“Nhà phân tích nghiên cứu” – “Research Analyst”? Khi lướt các trang tìm kiếm việc làm trên Internet có bao giờ bạn có nhìn thấy thông tin tuyển dụng này chưa, thực ra thì nó xuất hiện ở tất cả các ngành khác nhau, nhưng những gì chúng ta biết về nghề phân tích nghiên cứu vẫn thì chắc hẳn vẫn còn mơ hồ . Tuy nhiên, nghiên cứu cái gì, và phân tích như thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Tùy vào công ty bạn mong muốn làm việc, phần mô tả chi tiết công việc của một nhà phân tích nghiên cứu nhìn chung luôn là thu thập thông tin tình báo thị trường, và làm sao trình bày các thông tin đó đến khách hàng hoặc đồng nghiệp sao cho dễ hiểu và đầy đủ nhất.

Thế nào là một nhà phân tích nghiên cứu

Họ là những người sẽ đi thu thập thông tin thị trường kết hợp cả nghiên cứu và cố vấn, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định và các hành động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn. Là một nhà phân tích nghiên cứu, bạn phải là một chuyên gia am hiểu thật sự về ngành mà bạn đang theo dõi. Nếu bạn làm việc cho một công ty như Tập đoàn Vincom, công việc chính của bạn có thể là nghiên cứu về thị trường ( thị hiếu khách hàng, nguồn hàng,sản phẩm,...). Nhưng khởi đầu tốt nhất cho một nhà phân tích nghiên cứu là được đào tạo bài bản ở các công ty nghiên cứu tình báo thị trường. Hiện nay có rất nhiều công ty chuyên biệt ở dịch vụ thu thập thông tin và bán chúng cho các khách hàng của mình. Ở các công ty này, mỗi nhà phân tích nghiên cứu sẽ có hướng đi riêng của mình, họ được phân công các ngành để theo dõi và các khách hàng liên quan đến các ngành này sẽ tìm đến các nhà phân tích nghiên cứu này để được tư vấn về thông tin thị trường.về

Nếu là trong ngành đầu tư thì nhà phân tích nghiên cứu là người chuẩn bị các báo cáo điều tra về chứng khoán cổ phiếu. Các nghiên cứu được tiến hành bởi nhà phân tích nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá, kiểm tra và xem xét lại các sự kiện, nguyên lý hoặc lý thuyết. Báo cáo mà nhà phân tích chuẩn bị có thể bao gồm phân tích chuyên sâu cổ phiếu công ty hoặc phân tích ngành mà các công ty đó đang hoạt động.

Nhà phân tích nghiên cứu cần có những phẩm chất gì?

Công việc chính của một nhà phân tích nghiên cứu là làm việc với các con số cũng như dữ liệu, vì thế, ngoài kiến thức chuyên sâu về tài chính (với những bằng cấp được công nhận như CFA) thì kĩ năng thành thạo Excel là một điều rất quan trọng. Khả năng viết tốt cũng là một điểm cộng tô sáng CV cho một nhà phân tích nghiên cứu tiềm năng, nhưng trên hết, sự chính xác và tập trung đến từng chi tiết là những yêu cầu cao nhất mà một nhà phân tích nghiên cứu cần có, hơn là khả năng “tô vẽ với những con chữ”. Không giống như nhà báo, họ đòi hỏi phải trích dẫn nguồn cụ thể cho các sự kiện, con số hay bình luận bất kỳ nào, nhà phân tích nghiên cứu linh hoạt hơn trong việc đưa ra những nhận định, đánh giá của mình về thông tin thị trường trong các báo cáo của mình. Nếu các nhận định này sai, đó chỉ là suy nghĩ chủ quan cá nhân.

Có nhiều loại nhà phân tích nghiên cứu hoạt động trong ngành đầu tư, mỗi loại chuyên biệt trong việc nghiên cứu, phân tích và ra các báo cáo nhắm đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Dưới đây là 3 loại nhà phân tích nghiên cứu phổ biến ở lĩnh vực đầu tư tài chính:

Nhà phân tích “bên bán” (“sell-side”)

Nhà phân tích “bên bán” hoạt động phổ biến nhất hiện nay. Các công ty môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư tuyển dụng họ để phân tích các công ty, viết các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu, tiến hành cái được gọi là nghiên cứu sơ cấp. Những báo cáo này được sử dụng để “bán” ý tưởng đến các khách hàng cá nhân hoặc các định chế tài chính. Một báo cáo “bên bán” tốt phải trình bày phân tích chi tiết về các lợi thế cạnh tranh của công ty, khả năng lãnh đạo và chuyên môn của ban giám đốc, cách doanh nghiệp đang hoạt động, và định giá chứng khoán công ty đó so với các công ty đối thủ trong ngành hoặc toàn ngành. Một báo cáo cụ thể còn bao gồm mô hình dự báo dòng thu nhập và trình bày rõ ràng các giả định cần thiết để có thể có những con số dự báo đó. Thông tin đầu vào được lấy từ các báo cáo tài chính mà công ty nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gặp gỡ với ban lãnh đạo công ty, và nếu có thể còn thông qua các buổi nói chuyện, trao đổi với các nhà cung cấp và khách hàng của công ty. Quá trình này còn lập lại cho các công ty đối thủ hoạt động cùng ngành, nhằm mục đích có cái nhìn thấu đáo về kết quả hoạt động kinh doanh của ngành và cung cấp thông tin chính xác cho việc định giá chứng khoán. Quy trình này được gọi là “phân tích các giá trị nền tảng” (fundamental analysis), bởi các báo cáo như thế này tập trung vào các giá trị hoạt động căn bản của công ty. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn nhiều công sức, thời gian, và do đó, mỗi nhà phân tích “bên bán” chỉ phụ trách không quá 3 ngành, trong khoảng 10-15 công ty, và điều này còn phụ thuộc vào số ngành mà nhà phân tích theo dõi. Thách thức đặt ra cho các hãng môi giới là việc tạo ra các báo cáo này tốn rất nhiều chi phí nghiên cứu và phân tích. Các hãng này tìm cách bù đắp các chi phí bỏ ra cho các nghiên cứu này, nhưng phần lớn phần bù đắp đến từ việc bán các báo cáo cho các deal (thương vụ) ngân hàng đầu tư. Điều này khiến các hãng môi giới chỉ tập trung vào các deal thật sự hấp dẫn, mà bỏ qua hàng loạt các công ty tiềm năng khác không phân tích. Chính về thế, một khi các báo cáo này được gửi đến các ngân hàng đầu tư, điều mà người đọc có thể dễ dàng hình dung là các báo cáo này thường hay khuyến nghị “mua”.

Nhà phân tích “bên mua” (“buy-side”)

Các nhà phân tích “bên mua” được các công ty quản lý quỹ tuyển dụng. Giống như các nhà phân tích “bên bán”, nhiệm vụ của họ là tập trung phân tích một vài ngành cụ thể, các cổ phiếu trong các ngành đó và đưa ra khuyến nghị mua/bán. Tuy nhiên, các nhà phân tích “bên mua” khác các nhà phân tích “bên bán” ở 3 điểm: họ phụ trách nhiều cổ phiếu hơn (30-40 cổ phiếu), các báo cáo họ trình bày ngắn gọn hơn (thông thường chỉ từ 1-2 trang), và các báo cáo này chỉ duy nhất các nhà quản lý danh mục của quỹ mới có thể tiếp cận. Các nhà phân tích “bên mua” có thể phụ trách nhiều cổ phiếu hơn các nhà phân tích “bên bán” bởi họ có quyền tiếp cận với các báo cáo “bên bán”. Họ còn có cơ hội tham gia nhiều hội thảo về ngành, lĩnh vực mà các công ty “bên bán” tổ chức.

Nhà phân tích độc lập

Những nhà phân tích độc lập là những hãng hoạt động độc lập, chuyên cung cấp các báo cáo phân tích mà các thương vụ ngân hàng đầu tư không để ý đến. Những nhà phân tích độc lập này có thể tập trung vào các khách hàng định chế, được trả phí để theo dõi các cổ phiếu, và/hoặc tìm kiếm các ý tưởng mới mà các hãng “bên bán” không chú trọng. Trong một vài trường hợp, các nhà phân tích độc lập định chế còn có quan hệ với các hãng môi giới, và các nhà phân tích này được trả phí cho các báo cáo mà các hãng môi giới không thể cung cấp cho các công ty “bên mua”. Một số nhà phân tích độc lập khác cung cấp báo cáo nghiên cứu cho cả nhà đầu tư cá nhân lẫn nhà đầu tư định chế, thông qua việc đăng ký tiếp cận báo cáo và trả phí.

Vậy nếu làm một người phân tích tài chính cần thì cần những đặc điểm gì để nâng cao khả năng lực tài chính

  1. Am hiểu về nền kinh tế vĩ mô và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành nghề kinh doanh Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế vĩ mô, vì vậy, một chuyên gia phân tích phải am hiểu kiến thức lý luận về kinh tế học, thị trường tài chính

Nhà phân tích tài chính cũng rất cần am hiểu về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành kinh doanh, ví dụ như: Chuỗi giá trị của ngành, các phân khúc ngành, danh sách các công ty trong ngành và chiến lược, lợi thế cạnh tranh của chúng, tình hình tài chính các công ty trong ngành

  1. Am hiểu kiến thức về nhiều lĩnh vực liên quan đến nghiệp vụ tài chính của doanh nghiệp

Am hiểu về kế toán và các thủ thuật xử lý số liệu của kế toán: Sẽ thật ngây thơ nếu một người tin hoàn toàn vào các dữ liệu tài chính do một doanh nghiệp cung cấp bởi vì có nhiều doanh nghiệp sử dụng các thủ thuật kế toán để xử lý số liệu tài chính. Chính vì vậy, nhà phân tích tài chính phải am hiểu về nghiệp vụ kế toán.

Ngoài am hiểu về nghiệp vụ tài chính kế toán, người phân tích tài chính cần phải am hiểu kiến thức trong nhiều lĩnh vực liên quan trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp có các chức năng cơ bản như: Nhân sự, sản xuất, tài chính, marketing và chiến lược

  1. Nhà phân tích tài chính cần xây dựng được cơ sở dữ liệu tốt

Cái khó nhất trong phân tích tài chính là phải có chuẩn mực về các chỉ tiêu trung bình ngành đáng tin cậy làm cơ sở so sánh và nhận định các tỷ số tài chính của doanh nghiệp là tốt hay không tốt, là cao hay thấp. Chính vì vậy, việc xây dựng được các chỉ tiêu trung bình ngành và am hiểu về tình hình tài chính các công ty trong một ngành 4. Liên tục rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích báo cáo tài chính

Theo dõi và đọc báo cáo tài chính hàng quý như theo dõi “hơi thở” của cuộc sống: Người làm phân tích tài chính cần liên tục đọc báo cáo tài chính (và báo cáo thường niên) hàng quý, báo cáo tài chính sáu tháng và hàng năm của hàng trăm công ty thuộc nhiều ngành khác nhau.Tiên liệu được triển vọng tương lai và dự kiến các giải pháp cho doanh nghiệp: Phân tích không phải chỉ để phân tích, phân tích tài chính có mục đích chính là giúp cải thiện tình hình tài chính và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Thường xuyên bám sát và trao đổi với những người làm thực tiễn tại doanh nghiệp. Thường xuyên đọc sách và nghiên cứu kiến thức, viết các báo cáo phân tích thường xuyên

Nếu bạn là một người chú trọng đến chi tiết, mong muốn trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực, ngành nào đó, nghề phân tích nghiên cứu có thể phù hợp với bạn. Đây là một nghề không theo thị hiếu, và nhiều người không biết bạn đang làm gì, tuy nhiên, phần thưởng vô giá mà nó mang lại là sự đóng góp to lớn của bạn như một phần cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn : Tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí