MySQL Table Locking
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về Table Locking trong MySQL. Trong bài viết này tôi sẽ giúp các bạn hiểu về Table Locking, cách sử dụng Table Locking trong MySQL, nào chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Table Locking là gì?
Lock là một flag được liên kết với một table, MySQL cho phép một client session có thể nhận được một table lock một cách rõ ràng nhằm mục đích ngăn không cho các session khác truy cập thao tác dữ liệu vào cùng một bảng trong 1 thời gian cụ thể.
Một client session chỉ có thể lấy hoặc giải phóng các table lock cho chính nó. Tương tự thì một client session không thể giải phóng table lock cho các client session khác.
Để hiểu hơn về phần khái niệm ở trên chúng ta sẽ đi làm một vài ví dụ nhé. Đầu tiên tôi sẽ tạo một bảng có lên là messages
để thực hành với các câu lệnh table lock.
CREATE TABLE messages (
id INT NOT NULL AUTO_INCREMENT,
message VARCHAR(100) NOT NULL,
PRIMARY KEY (id)
);
Câu lệnh LOCK TABLES
Dưới đây là câu lệnh để thực hiện khóa một bảng :
LOCK TABLES table_name [READ | WRITE]
Trong cú pháp này, ta chỉ định tên của bảng muốn khóa sau từ khóa LOCK TABLES
. Ngoài ra, chúng ta còn có thể chỉ định loại khóa là READ
hoặc WRITE
MySQL cho phép ta khóa nhiều bảng bằng cách chỉ định danh sách các bảng được phân tách bằng dấu phẩy với cú pháp như sau:
LOCK TABLES table_name1 [READ | WRITE],
table_name2 [READ | WRITE],
... ;
UNLOCK TABLESCâu lệnh MySQL
Để mở khóa cho một bảng, bạn sử dụng câu lệnh sau:
UNLOCK TABLES;
READ Locks
READ Lock có các tính năng sau:
- READ Lock cho một bảng có thể được sử dụng lại bởi nhiều session đồng thời. Ngoài ra, các session khác có thể đọc dữ liệu từ bảng mà không cần lấy khóa.
- Session hiện tại thực hiện
READ Lock
chỉ có thể đọc dữ liệu từ bảng nhưng không thể ghi, các session khác không thể ghi dữ liệu vào bảng cho đến khiREAD Lock
được giải phóng. Các hoạt động ghi từ một session sẽ được đưa vào trạng thái chờ cho đến khiREAD Lock
được giải phóng. - Nếu session kết thúc bình thường hoặc bất thường, MySQL sẽ giải phóng tất cả các khóa một cách ngầm định. Tính năng này cũng có liên quan đến
WRITE Lock
.
Chúng ta cùng xem cách hoạt động của READ Lock
trong trường hợp sau:
Trong session đầu tiên: Trước tiên hãy kết nối với cơ sở dữ liệu và sử dụng hàm CONNECTION_ID() để lấy id kết nối hiện tại như sau:
SELECT CONNECTION_ID();
Hàm này sẽ trả về id kết nối của session hiện tại của bạn.
Sau đó, hãy thêm bản ghi vào bảng messages
.
INSERT INTO messages(message)
VALUES('Hello');
Thực hiện truy vấn dữ liệu với bảng messages
SELECT * FROM messages;
Bây giờ, hãy thử khóa bảng bằng cách sử dụng câu lệnh LOCK TABLE
LOCK TABLE messages READ;
Tiếp theo hãy thêm một bản ghi vào bảng messages
INSERT INTO messages(message)
VALUES('Hi');
MySQL đã phát hành lỗi sau
Error Code: 1099. Table 'messages' was locked with a READ lock and can't be updated.
Vì vậy, một khi sử dụng HEAD Lock
chúng ta sẽ không thể ghi thêm dữ liệu vào bảng kể cả là trong cùng 1 session.
Hãy thử kiểm tra HEAD Lock
từ một session khác.
Đầu tiên hãy tạo một session khác kết nối với databases của bạn và kiểm tra id kết nối:
SELECT CONNECTION_ID();
Tiếp theo, truy vấn dữ liệu từ bảng messages
:
SELECT * FROM messages;
Sau đó, hãy thêm bản ghi vào bảng messages
:
INSERT INTO messages(message)
VALUES('Bye');
Đây là đầu ra:
Thao tác thêm bản ghi từ session có CONNECTION_ID = 11
đang ở trạng thái chờ vì hiện tại session đầu tiên đang thực hiện HEAD Lock
trên bảng messages
và nó vẫn chưa được giải phóng.
Bây giờ hãy chuyển sang session đầu tiên và thực hiện câu lệnh SHOW PROCESSLIST
SHOW PROCESSLIST;
Các bạn có thể thấy thông tin chi tiết về thao tác thêm bản ghi ở session đang ở trong hàng chờ.
Như đã nói phía trên muốn thao tác này được thực hiện bạn cần phải giải phóng session đầu tiên bằng cách sử dụng lệnh UNLOCK TABLES
. Sau khi chúng ta giải phong READ Lock
của session đầu tiên, câu lệnh INSERT
hoạt động từ phiên thứ sẽ được thực thi.
Bây giờ các bạn có thể kiểm tra dữ liệu của bảng messages
để xem câu lệnh INSERT
từ session thứ hai có thực sự đã được thực thi.
SELECT * FROM messages;
Write Locks
WRITE lock có các tính năng sau:
- Chỉ có session hiện tại đang locking mới có thể đọc và ghi dữ liệu từ bảng
- Các session khác không thể đọc và ghi dữ liệu vào bảng cho đến khi
WRITE lock
được giải phóng.
Hãy cùng làm một vài ví dụ để xem cách thức hoạt động của WRITE lock
.
Đầu tiên hãy thực hiện câu lệnh WRITE lock
ở session đầu tiên.
LOCK TABLE messages WRITE;
Sau đó, hãy thêm một bản ghi vào bảng messages
INSERT INTO messages(message)
VALUES('Good Moring');
Kiểm tra dữ liệu trong bảng messages
.
SELECT * FROM messages;
Như vậy sau khi thực hiện khóa bảng với từ khóa WRITE lock
thì ta vẫn có thể thao tác với dữ liệu trên bảng này từ session đã locking bảng.
Bây giờ hãy thử đọc và ghi dữ liệu từ session thứ hai.
INSERT INTO messages(message)
VALUES('Good Night');
SELECT * FROM messages;
Lúc này MySQL đặt các hoạt động này vào trạng thái chờ. Bạn có thể kiểm tra nó bằng cách sử dụng lệnh SHOW PROCESSLIST
ở session đầu tiên.
SHOW PROCESSLIST;
Muốn các lệnh trên được thực hiện các bạn cần giải phóng khóa ở session đầu tiên.
UNLOCK TABLES;
Để kiểm tra xem các lệnh chở ở session thứ hai có được thực hiện thật không hãy truy vấn lại dữ liệu ở bảng messages
.
SELECT * FROM messages;
Vậy là câu lệnh insert ở session đã được thực hiện.
Kết luận
Như vậy trong bài viết này mình đã giới thiệu đến các bạn về khái niệm Table Locking trong MySQL, và cách đống mở khóa với hai loại khóa READ lock và WRITE lock khi thao tác giữa các session khác nhau. Hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về Table Locking để có thể áp dụng để giải quyết các bài toàn trong công việc. Cảm ơn vì đã đọc!
Nguồn tham khảo
All rights reserved