+22

Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết (Phần 21)

Hello xin chào mọi người, mình đã trở lại và tiếp tục với phần 21 của series về Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết

Bắt đầu thôi nào!

1. Là một trick hay đến từ Flexbox

Đã bao giờ bạn gặp kiểu divider trong thiết kế như này chưa nhỉ?

Trước đây chưa có Flexbox xuất hiện, mình đã CSS cho kiểu thiết kế trên cực kỳ tốn nhiều code, cồng kềnh lắm. Vận dụng nào là absolute, left, right, dùng calc() để tính % - px, rồi thêm overflow: hidden để cắt đi đường line thừa tràn ra khỏi viewport.

Nhưng với Flexbox nó lại xử lý vô cùng dễ dàng, ít code CSS và chỉ cần 1 thẻ HTML thôi là đủ (single div).

Single div: Hay có cách gọi khác là one div là 1 dạng xu hướng rộ lên trong cộng đồng CSS. Tức là chỉ với 1 div ở HTML, người ta cố gắng tận dụng tối đa các thuộc tính CSS cung cấp + với 2 pseudo elements là :before, :after để làm ra nhiều thứ hay ho như lá cờ (flag), icons. Bạn có thể thử search google về css flag, css icons + với từ khóa one div để tìm hiểu thêm nhé.

Quay trở lại với trick của chúng ta hôm nay, trước tiên là code HTML chỉ cần 1 div như thế này:

<div class="divider">Or</div>

CSS

.divider {
   display: flex;
   align-items: center; // Căn giữa đường line với text theo chiều dọc

   &:before,
   &:after {
      content: '';
      height: 1px;
      background-color: gray;
      flex: 1; // Tự động lấy width của khoảng trống còn dư (chỗ này với cách làm cũ của mình tốn nhiều code để xử lý lắm)
   }

   &:before {
      margin-right: 10px; // Tạo khoảng cách giữa line vs text
   }

   &:after {
      margin-left: 10px; // Tạo khoảng cách giữa line vs text
   }
}

Cái chỗ khoảng cách đó mình auto thêm 1 chút bằng CSS variables nha.

.divider {
   display: flex;
   align-items: center; // Căn giữa đường line với text theo chiều dọc
   --gap: 10px;

   &:before,
   &:after {
      content: '';
      height: 1px;
      background-color: gray;
      flex: 1; // Tự động lấy width của khoảng trống còn dư (chỗ này với cách làm cũ mình tốn nhiều code để xử lý lắm)
   }

   &:before {
      margin-right: var(--gap); // Tạo khoảng cách giữa line vs text
   }

   &:after {
      margin-left: var(--gap); // Tạo khoảng cách giữa line vs text
   }
}

Browser Support: ỔN ĐỊNH

Flexbox thì bây giờ đã được sử dụng rộng rãi và hầu như ở tất cả các dự án mình đang làm rồi. Cũng lâu rồi mình chưa đụng đến floatclear, thậm chí cũng ít dùng display: inline-block hơn 😄

https://caniuse.com/#feat=flexbox

Đọc hiểu thêm

  • Mình biết được tip này qua 1 tweet của @CodyHouse

2. Giờ thì là một pha bị lỗi do Flexbox =))

Flexbox thì giúp ích cho chúng ta xử lý nhiều design trở nên dễ dàng vậy đó, nhưng đôi khi nó cũng đem đến cho 1 vài rắc rối, phải nói là KHÓ HIỂU ?!?

Hãy đến với 1 layout có tên là Media Object, bây giờ mình muốn truncate text thành 1 dòng , tưởng là đơn giản vài dòng CSS như dưới đây thôi.

white-space: nowrap;
overflow: hidden;
text-overflow: ellipsis;

Nhưng hắn lại không ăn các bạn ạ?!? Đoạn text không được truncate, không thấy dấu 3 chấm xuất hiện, mà còn bị kéo dài ra bởi thuộc tính white-space: nowrap được set ở trên.

Chi tiết thì code của mình như sau:

HTML

<div class="media">
    <img class="media__image" src="https://picsum.photos/50/50" alt="Lorem Picsum" />
    <div class="media__body">
        <h3 class="media__title">This is title</h3>
        <p class="media__desc">Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Curabitur ac nisl quis massa vulputate adipiscing</p>
    </div>
</div>

CSS

.media {
   width: 300px;
   padding: 10px;
   background-color: #F7964A;
   border: 2px solid black;
   display: flex;
   align-items: center;

   &__image {
      display: block;
      width: 50px;
      height: 50px;
      background-color: silver;
   }

   &__body {
      margin-left: 15px;
      flex: 1;
   }

   &__title {
      font-size: 18px;
   }

   &__desc {
      font-size: 14px;
      margin-top: 10px;
      white-space: nowrap; // CSS áp dụng để truncate 1 dòng
      overflow: hidden; // CSS áp dụng để truncate 1 dòng
      text-overflow: ellipsis; // CSS áp dụng để truncate 1 dòng
   }
}

Và kết quả thì không như mong đợi 😢

Mình cũng thử set .media { overflow: hidden } nhưng cũng không nhằm nhò gì... 😫

Thế là đi search thử với từ khóa css flexbox truncate, nó ra cho 1 loạt bài viết đưa ra cách giải quyết, cũng như là link đến StackOverflow cũng có người hỏi về vấn đề này 😃

Và mình tìm được 2 cách giải quyết như sau:

Cách 1: Thêm thuộc tính overflow: hidden cho .media__body

Cách 2: Cũng ở .media__body thêm thuộc tính min-width: 0

Đọc hiểu thêm

3. CSS Selector không phân biệt chữ hoa, chữ thường

Giả sử bạn có 1 đoạn HTML <input type="submit" value="Search" />. Ở trong CSS bạn style cho nó theo kiểu attribute selector input[value='Search'] thì sẽ match đúng, nhưng hãy thử input[value='search'] thì sao? À nó không match đâu bạn nhé. Mặc định trong CSS nó là như vậy rồi.

Nhưng thật may mắn vì CSS Selector Level 4 đã cho ra đời Selector mà resolve được vấn đề gặp trên.

Nói 1 chút về CSS Selector Level 4 nhé. Bạn có thể hình dung dễ hiểu như này:

Lúc xưa thiệt là xưa, khi mình tiếp xúc với CSS thì mình được dùng các Selector dạng :hover, .A > .B, :first-child, :last-child. Thì đây là những CSS Selector Level 2 và mới chớm của Level 3.

Sau đó CSS Selector Level 3 còn bổ sung thêm các Selector hay ho khác như: :not, :target, :checked, :empty, :only-child...

Và cho đến thời điểm hiện tại, CSS Selector Level 4 đã xuất hiện và giới thiệu thêm nhiều BỘ CHỌN còn hay hơn nữa như:

  • :placeholder-shown: Dùng để style hiệu ứng cho input cho chưa có value, bắt đầu nhập value..

  • :focus-within: Mình từng có bài viết trong series này đã giới thiệu về nó.

  • :required, :optional: Bạn hoàn toàn có thể dùng Selector này kết hợp với các thuộc tính của HTML5 để mà validate form chỉ bằng CSS.

  • Và còn nhiều Selector nữa...nhưng có 1 số vẫn đang phát triển và chưa được nhiều browser support.

Quay trở lại với tip của chúng ta, thì cái CSS Selector Level 4 mà giúp bỏ qua việc phân biệt chữ hoa, chữ thường kia đó là [attribute='value' i]. Trong trường hợp cần override lại tính năng này, thì mình vẫn có [attribute='value' s] buộc phải phân biệt chữ hoa thường => trở lại với cách xử lý mặc định của trình duyệt.

Browser Support: LẠI LÀ IE KHÔNG HIỂU

Trong khi các version mới nhất của Browsers như Firefox, Chrome, Safari, Edge đều đã phát triển để hiểu được Selector kia, thì IE vẫn cứng đầu không chịu chơi 😄

https://caniuse.com/#feat=css-case-insensitive

Đọc hiểu thêm

Tổng kết

Hi vọng mọi người sẽ tăng thêm skill CSS với 3 tips trên.

Nếu thấy thích thì Upvote, thấy hay thì Clip bài này của mình nhé! ^^

P/s: Tiêu đề câu view thôi nhé! Anh em Frontend pro rồi đừng chém em ạ!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí