+11

Một vài chia sẻ khi ứng dụng Typescript vào ReactJS App

I. Giới thiệu

Typescript đang ngày càng phổ biến, rất nhiều lời khuyên sử dụng Typescript, nhiều thư viện lớn đã refactor lại mã nguồn JS bằng Typescript, Angular từ lâu đã sử dụng TS làm "ngôn ngữ" chính, Editor mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay - VSCode được phát triển gần như 100% bằng Typescript. Mình tự đặt ra câu hỏi phải chăng tất cả chúng ta cũng nên chuyển hết sang dùng TS thay cho sử dụng Javascript ?
Và cuối cùng thì mình cũng đã không thoát khỏi cơn bão đó, mình không học được Angular vì ngại làm Typescript, quanh năm dùng JS với dynamic type quen rồi, giờ nghe thấy việc phải type check như mấy ngôn ngữ "truyền thống" có vẻ ngại ngại. Rồi một ngày project React gần đây của mình được yêu cầu sử dụng Typescript, đành vậy thôi. Và sau đây là một số chia sẻ của mình sau một thời gian phát triển ứng dụng web với TS + React.

II. Cài đặt ứng dụng

Theo đúng tư tưởng don't revinvent the wheel, mình sử dụng create-react-app, có sẵn lựa chọn typescript rồi, hihi.

npx create-react-app app --template typescript

Xong, giờ thì code thôi. Có một lưu ý là đối với các file chứa component cần có phần mở rộng .tsx, ví dụ đối với App.tsx

import React, { FC } from 'react'

interface PropTypes {
  title: string;
}

const DemoComponent:FC<PropTypes> = ({ title }) => {
    return (
      <div>{title}</div>
    )
}

const App:FC = () => {
  return (
    <DemoComponent title="Hello World" />
  )
}

III. Type ở mọi nơi.

Vì là Typescript nên tất cả mọi thứ chúng ta khai báo đều cần định nghĩa type. Các dependencies chúng ta cài đặt cũng cần có phần định nghĩa type, và trên npm đã có sẵn các dependencies đi kèm với tên tiền tố là "@types/{name}" như @types/lodash, @types/react,... chỉ cần install là có thể sử dụng. Về bản chất thì Code TS cần biên dịch sang JS, trong quá trình biên dịch, nếu việc type check không được đảm bảo, ứng dụng sẽ báo lỗi ngay và không thể hoạt động được với một màn hình đỏ thân thương. Ở ví dụ trên nếu DemoComponent nhận vào props không chính xác như sau:

const App:FC = () => {
  return (
    <DemoComponent title={5} />
  )
}

Ta sẽ nhận được kết quả là: OK vậy là cần khai báo đủ type và cũng luôn luôn cần phải dùng đủ type ở mọi nơi. Việc này ban đầu rất tốn thời gian, do mình làm JS quen rồi, nhiều lúc rất bực mình vì phải đi dò lỗi.
Nhưng sau một thời gian quen dần thì mình cũng không thấy mất thời gian cho lắm, ngược lại việc check type này còn giúp mình giảm thiểu các lỗi do tính dynamic của JS gây ra. Một ví dụ đơn giản nhé.

import React, { FC } from 'react'

interface PropTypes {
  data?: {
    id: number;
    title: string;
    content: string;
  };
}

const DemoComponent:FC<PropTypes> = ({ data }) => {
    return (
      <div>
       <p>{data.title}</p>
       <p>{data.content}</p>
      </div>
    )
}

Trong ví dụ này, ta khai báo prop data có thể là một object chứa các thuộc tính id, title, content, tuy nhiên khi khởi tạo component, giả sử khi chưa gọi api thì nó là một giá trị undefined.
Khi code tới đây, TS sẽ nhắc nhở ta kiểm tra điều kiện khi data không tồn tại.
Ở đây ta có thể sửa bằng cách thêm điều kiện như sau:

const DemoComponent:FC<PropTypes> = ({ data }) => {
    if (!data) return null;
    return (
      <div>
       <p>{data.title}</p>
       <p>{data.content}</p>
      </div>
    );
}

Code mà luôn có người kiểm tra nhắc nhở thì kiểu gì cũng ít lỗi hơn phải không? Và sau một thời gian thì bạn TS ngày càng ít phải nhắc nhở mình hơn, mình cũng cảm thấy tự tin hơn khi code so với dùng JS trước đây.

IV. Nhưng không có Type cũng không sao

Đừng hiểu lầm mình, phần này sẽ không conlict gì với phần trước cả. Có thể hiểu bạn vẫn có thể giữ được tính dynamic như bạn vốn có với JS, vì type check trong TS hoàn toàn không bắt buộc. Ba cách viết sau đây đều hợp lệ đối với TS.

const a = 5
const a: number = 5
const a: any = 5

TS giúp code an toàn hơn nhưng vẫn cho bạn sự tự do nhất định, đối với những giá trị cố định, hay những giá trị khó có thể xác định type một cách chính xác, như response của api chẳng hạn, vẫn có cách để bạn không gặp khó khăn gì với type check cả. Tuy nhiên lưu ý là chỉ dùng any khi thực sự cần thiết thôi nhé.

V. Hệ sinh thái đầy đủ

Đã là 2020 và mình gần như không gặp bất kỳ khó khăn gì đối với các third-party denpendencies khi sử dụng typescript. React-Router, Redux, Lodash, Moment, Axios, Styled-components hay các thư viện khác đều hỗ trợ typescript đầy đủ. Đôi khi sẽ có một vài thư viện nho nhỏ chưa hỗ trợ typescript nhưng chúng đều không đáng kể.
Eslint cho typescript cũng rất đơn giản để sử dụng, gần như không khác gì so với bình thường cả.
Về Tool phát triển, mình dùng VSCodeEditor này hỗ trợ typescript rất tốt, vì như mình đã nói ở trên, bản nó còn được microsoft sử dụng typescript để viết lên cơ mà.

VI. Redux sẽ trở nên phức tạp

Tại sao mình lại nói phức tạp, vì bản thân redux đã bị nhiều người ghét vì nó phức tạp rồi, để tạo một chức năng đơn giản, chúng ta khai báo một action types, sau đó khai báo actions, rồi khai báo reducer, sau đó khai báo hàm mapStateToProps và đưa component vào hàm connect của react-redux,...
Mình đã thử thêm redux vào ứng dụng react + typescript, mình làm theo hướng dẫn trên document của redux, và mình đã bỏ cuộc vì việc khai báo type cho từng action và kiểm tra type của action trong reducer khiến code rườm rà hơn rất nhiều. Có thể mình đã làm sai ở đâu đó, chắc sau này sẽ có dịp thử lại, nhưng hiện tại thì mình khá là happy với mobx.

VII. Mọi thứ vẫn như vậy

Có một điều là sau khi quen với cú pháp của TS rồi, mình không cảm thấy có gì khác giữa React + JSReact + TS cả, mọi thứ vẫn vậy, TS không phải là ngôn ngữ lập trình mới, được sinh ra để thay thế JS mà nó chỉ đơn thuần là một công cụ hỗ trợ giúp phát triển ứng dụng JS. Khi phát triển ứng dụng web bằng React thì thứ chúng ta quan tâm hằng ngày là component, prop, state, html, css v.v... còn typescript chỉ như một thứ gia vị được thêm vào mà thôi. Mình thấy rằng TS thực sự tốt cũng như JS không gặp bất lợi gì quá lớn cả, nó vẫn đáng để chúng ta tin tưởng.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí