0

Một số lỗi cơ bản của các hãng điện thoại lớn

Thế giới công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển và lớn mạnh xung quanh chúng ta. Một minh chứng sống động cho sự cần thiết của công nghệ trong cuộc sống con người là ngày càng có nhiều loại điện thoại thông minh (smartphone) ra đời và được cải tiến các tính năng nhằm thỏa mãn ngày càng nhiều các nhu cầu không bao giờ hết của chúng ta. Tuy nhiên, dẫu các hãng điện thoại nổi tiếng không ngừng cải tiến và nâng cấp các dòng điện thoại của mình, chúng vẫn luôn tồn tại những lỗi kỹ thuật đặc trưng, và đó là điều mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết ngày hôm nay.

Trước tiên, tôi muốn nhắc đến một cái tên luôn đóng vai trò là một nhà "hướng đạo sinh" trong thế giới điện thoại, đó chính là Samsung, với những tính năng độc và lạ, có một không hai như: màn hình QHD, camera mạnh, chống nước, cảm biến vân tay,...

2.jpg

Điều này đòi hỏi điện thoại Samsung phải có không gian để chứa các linh kiện liên quan cũng như ngày một tăng số lượng lẫn khối lượng. Nhưng dẫu có thế thì chất lượng điện thoại qua các đời của Samsung vẫn duy trì sự ổn định, không như nhiều hãng khác (ví dụ như Iphone). Tuy nhiên, sự thật rõ ràng rằng các dòng điện thoại của Samsung vẫn đang tồn tại một số lỗi cơ bản sau:

  • Hầu hết các “cục gạch” của Samsung đều có kích thước mỏng nhưng màn hình lại lớn, cộng thêm nguồn pin khủng và các thành phần cấu thành máy ngốn khá nhiều pin khiến cho việc sử dụng máy càng lâu, máy càng như “hòn than” nóng vậy.
  • Có rất nhiều người thường xuyên cảm thấy điên tiết khi đang sử dụng “con dế” yêu của mình thì nó lại đơ ra, treo máy, hoặc có khi tự khởi động lại máy mà không hề “xin phép”.
  • Chưa hết, khi bạn đang lướt mạng ầm ầm thì wifi thỉnh thoảng lại phụt biến mất, mà có khi khẩn cấp phải xài đến 3G cũng không xong.
  • Microphone của máy cũng gặp vấn đề khi tín hiệu bị mất ngay sau cuộc gọi, chức năng loa ngoài hoạt động không mượt, thậm chí âm thanh sẽ bị mất hoàn toàn trong một vài trường hợp.
  • Một vài dòng smartphone, ví dụ như Galaxy J5 bị lỗi không thể tải và cài đặt ứng dụng từ CH Play cũng như từ các website. Thỉnh thoảng, nó còn bị lỗi Bluetooth khi không thể gửi và nhận được những tập tin.
  • Khi nhấn nút Home hoặc khi muốn thoát khỏi một ứng dụng bất kỳ, người dùng sẽ phải chờ mất vài giây.

Tiếp đến, chúng ta sẽ nhắc đến "anh hàng xóm" LG, đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng của Samsung.

3.jpg

Với kiểu dáng và mẫu mã đẹp,cộng thêm mức giá dao động lớn, từ bình dân đến cao cấp, LG đang là lựa chọn của rất nhiều người. Đặc biệt, theo đánh giá chung, mặc dù cấu hình thấp, nhưng điện thoại của LG sử dụng vẫn rất mượt mà. Tuy nhiên, nhìn chung, các dòng máy LG vẫn gặp một số lỗi như:

  • Giống như smartphone của các hãng di động khác, các dòng điện thoại của LG cũng bị nóng khi sử dụng trong một thời gian dài như chơi game, xem video hoặc đơn giản là đang có nhiều ứng dụng chạy cùng lúc.
  • Có những lúc điện thoại đang hoạt động bình thường bỗng dưng tự khởi động lại, sau đó bị tắc ở màn hình với logo quen thuộc của LG hoặc sập nguồn không rõ lý do. Thậm chí, với tính năng đặc quyền của các smartphone hiện nay là cảm ứng đôi lúc cũng bị loạn, liệt cảm ứng một phần hay toàn màn hình hoặc cảm ứng nhảy lung tung khiến cho người sử dụng cảm thấy khó chịu.
  • Một trong những tật xấu điển hình nữa của điện thoại LG là xung đột giữa các phần mềm (khi bật nhiều ứng dụng đồng thời máy sẽ đơ ra), cảm ứng bị chậm.

Cuối cùng , chúng ta sẽ đề cập đến "ông lớn" Sony, với các dòng điện thoại nổi tiếng trên phương tiện giải trí.

4.jpg

Các dòng điện thoại của Sony được thiết kế đẹp, sang trọng dù có các mức giá dao động từ thấp đến cao. Riêng về khoản nghe nhạc thì âm thanh cực mượt, êm và trong. Ngoài ra, tính năng chụp ảnh theo các dòng điện thoại cũng được nâng cấp, tạo ra ngày càng nhiều những shoot hình lung linh, không tì vết (bản thân tôi cũng rất khoái mặt giải trí của smartphone sony). Tuy nhiên, nó vẫn còn một số khuyết điểm như:

  • Sau một thời gian sử dụng, điện thoại Sony sẽ hết pin mà không thể sạc được, hoặc có sạc được thì cũng chập chờn lúc được lúc không.
  • Có lúc chúng lại bị mất sóng do lỗi bộ phận công suất của điện thoại dẫn đến việc thu phát song không ổn định hoặc bị rơi vào nước và va đập mạnh khiến main board bị hư hỏng.
  • Cũng có nhiều trường hợp điện thoại Sony không thể bật, tắt chức năng wifi, hoặc kết nối wifi yếu, lúc kết nối được thì vẫn không truy cập được internet hoặc có thể mở wifi, dò được địa chỉ wifi nhưng lại không kết nối được với router. Hoặc với 3G nhiều khi cũng không kết nối được mà phải reset lại nguồn nhiều lần.
  • Dĩ nhiên, một lỗi nữa không thể không nhắc đến là hiện tượng bỗng dưng sập nguồn điện thoại khi đang sử dụng, sau đó không thể nào khởi động ngay được mà phải để một thời gian cho máy “nghỉ ngơi”.

Như vậy, trên đây, tôi đã đi qua ba dòng điện thoại lớn mà bản thân tôi và người thân đã sử dụng. Mong rằng bài viết này có ích với những ai đang đau đầu trong việc lựa chọn mua một loại smartphone nào đó.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí