+3

Migration trong trong Laravel

1. Migration.

  • Migration có thể được hiểu như một phiên bản database của bạn tại một thời điểm nào đó vậy.
  • Nó giúp cho việc chia sẻ lược đồ database của bạn khi làm việc nhóm trở nên dễ dàng hơn.
  • Chỉ cần chạy migration là bạn có thể sinh ra một lược đồ giống như bạn đã định nghĩa.
  • Và tất nhiên là bạn cũng có thể sửa được các cột trong database rồi.

2 Tạo migration.

  • Để tạo ra một migration trong laravel thì bạn chỉ cần chạy lệnh sau trong terminal:
php artisan make:migration ten_migration --create=table_name
//hoặc
php artisan make:migration ten_migration --table=table_name
  • Kết quả sau khi chạy lệnh là bạn nhận được một file migration ở trong thư mục database/migrations
  • Về phần --create hay --table là để chỉ ra tên của bảng và việc migration có tạo bảng mới hay không.
  • Mỗi file migration được đặt tên bao gồm timestamp + tên để xác định thứ tự migartion với nhau.

3 File migration.

<?php

use Illuminate\Database\Migrations\Migration;
use Illuminate\Database\Schema\Blueprint;
use Illuminate\Support\Facades\Schema;

return new class extends Migration
{
    /**
     * Run the migrations.
     *
     * @return void
     */
    public function up()
    {
        Schema::create('users', function (Blueprint $table) {
            $table->id();
            $table->string('email')->unique();
            $table->timestamp('email_verified_at')->nullable();
            $table->string('password');
            $table->rememberToken();
            $table->timestamps();
        });
    }

    /**
     * Reverse the migrations.
     *
     * @return void
     */
    public function down()
    {
        Schema::dropIfExists('users');
    }
};
  • Trong file này có 2 funtion là updown.
  • Về cơ bản thì function up sẽ chạy khi bạn thực thi câu lệnh php artisan migrate còn function down sẽ được chạy khi bạn thực thi câu lệnh php artisan migrate:rollback.
  • Tất nhiên là khi function up được thực thi thì nó sẽ sinh ra một bảng uers trong database của bạn còn function down sẽ xóa bảng đó đi.

4 Chạy migration

  • Như ở trên mình có nói thì để thực thi các file migration thi bạn chỉ cần chạy lệnh:
php artisan migrate
  • Và để quay trở lại trạng thái trước đó thì chạy lệnh:
php artisan migrate:rollback
  • Ngoài ra bạn cũng có thể xác định số bước khôi phục bằng lựa chọn --step .
php artisan migrate:rollback --step=5
  • Laravel cũng cung cấp cho bạn một cách để bạn không cần phải chạy lại migrate mỗi khi rollback đó là
php artisan migrate:reset

5. Schema

  • Bạn có thể hiểu Schema dùng để tạo, sửa, xóa,.. những thứ liên quan đến table trong database.
//tạo bảng
Schema::create('users', function (Blueprint $table) {}
//đổi tên bảng
Schema::rename('post', 'posts')
//xóa bảng
Schema::drop('users');
Schema::dropIfExists('users');
  • Bạn cũng có thể kiểm tra xem bảng hoặc cột đó có tồn tại hay không bằng cách
// kiểm tra bảng tồn tại
if (Schema::hasTable('users')) {
    //
}
// kiểm tra cột tồn tại
if (Schema::hasColumn('users', 'email')) {
    //
}
  • Tạo cột:
Schema::create('users', function (Blueprint $table) {
    $table->type('ten_cot');   //type ở đây là chỉ các kiểu mà cột đó cần
    $table->type('ten_cot');
}
  • Bạn có thể tham khảo các kiểu dữ liệu ở đây: tại đây

6. Foreign Key Constraints

  • Để tạo các rằng buộc cho các bảng, chúng ta có thể sử dụng cú pháp sau để rằng buộc cho 2 bảng:
Schema::table('posts', function ($table) {
    $table->integer('user_id')->unsigned();

    $table->foreign('user_id')->references('id')->on('users');
});

Kết luận

  • Trên đây là những điều cơ bản về migration mình muốn giới thiệu tới các bạn. Mong rằng nó sẽ giúp được các bạn.
  • Phần sau mình sẽ giới thiệu cho các bạn về models trong Laravel.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí