+2

Mẹo phân biệt splice và slice không bao giờ bị nhầm lẫn trường hợp sử dụng

Thống kê từ google trends cho thấy có khá nhiều người quan tâm đến vấn đề so sánh slicesplice. Hai hàm này cũng không có gì quá đặc biệt, nó chỉ là các hàm trong prototype của mảng, được xếp cùng loại với các hàm built-in như map, filter,... nhưng đôi lúc bạn có thể sẽ nhầm lẫn giữ slice (danh từ, đọc là /slaɪs/ ) và splice (động từ, đọc là /splaɪs/ ) hay thậm chí là nhầm với split ( /splɪt/ - chỉ dùng để tách chuỗi thành mảng).

Các hàm built-in trong prototype của mảng chia thành 2 loại là mutableimmutable, slice thuộc nhóm immutable, có nghĩa là sau khi slice thực thi xong mảng ban đầu không bị thay đổi, slice return một mảng mới khác, tương tự như map, filter,... Còn splice thuộc nhóm mutable mảng ban đầu, hàm splice thực thi xong sẽ làm mảng đó bị thay đổi như hàm pop, shift, unshift,... Khi search google bạn sẽ tìm thấy một số định nghĩa:

Cú pháp slice

slice()
slice(start)
slice(start, end)

Cú pháp splice

splice(start)
splice(start, deleteCount)
splice(start, deleteCount, item1)
splice(start, deleteCount, item1, item2, itemN)


Mặc dù định nghĩa là như vậy nhưng đến lúc áp dụng thực tế thì vẫn bị nhầm lẫn thôi 😂 bởi vì chúng khác nhau chỉ mỗi chữ p, xét về ý nghĩa của từ vựng thì chúng làm ta liên tưởng đến sự chia tách, ban đầu có một vật thể nào đó nguyên vẹn, sau khi slice hoặc splice thì nó bị chia nhỏ ra. Nhưng quái lạ là splice nghĩa là sau cắt, chia tách thì cái ban đầu bị thay đổi trong khi slice cũng có nghĩa là cắt mà lại không làm thay đổi cái ban đầu.

Phân biệt dựa vào nghĩa của từ

  • slice là một danh từ biểu thị một mảng mới, 2 mảng độc lập với nhau nhưng mảng sau khi slice có bản chất là một phần của mảng ban đầu.

  • splice cũng như vậy nhưng đây là một động từ hướng đến hành động cắt mảng ban đầu, hậu quả là làm số lượng phần tử mảng ban đầu bị thay đổi.

Khi nhắc đến tên của một trong 2 hàm này, chúng ta có thể liên tưởng đến tính từ SPlitting. Từ splice đã bao gồm ký tự SP trong SPlitting. Còn slice thì không có SP nên không làm ảnh hưởng mảng ban đầu.

Liên tưởng tới "specifiy length"

3 ký tự đầu tiên của hàm spliceSPL hãy nghĩ nó là viết tắt của "specifiy length" nghĩa là đối số thứ 2 là số lượng các phần tử trong mảng cần cắt ra, trong khi đối số thứ 2 của slice là vị trí của một phần tử trong mảng.

Biểu diễn về mặt toán học

const input = [3, 5, 7, 9, 11];

const output1 = input.slice(1, 3); // [5,7]
console.log("sau khi slice", input); // [3, 5, 7, 9, 11]

const output2 = input.splice(1, 2); // [5,7]
console.log("sau khi splice", input) // [3, 9, 11]

hàm slice cắt mảng input kể từ vị trí 1 cho đến vị trí của các phần tử có index nhỏ hơn 3. Tương đương với:

 5 ≤ output1 < 9

biểu diễn output1 trên trục số:

-----[-------)------>
3    5   7   9   11  

Nên kết quả có giá trị là 5 và 7.

Còn đối với splice:

  • Đối số thứ nhất là index của phần tử được cắt đầu tiên, nghĩa là phần tử tại ở đối số thứ nhất sẽ bị mất. Nếu đối số thứ nhất đặt giá trị âm thì vị trí phần tử đầu tiên tính từ cuối mảng trở về trước.
Index dương 0 1 2 3 4
Giá trị 3 5 7 9 11
Index âm -5 -4 -3 -2 -1
  • Đối số thứ 2 là số lượng phần tử bị cắt và luôn đếm theo chiều dương (từ trái sang phải) cho dù đối số thứ nhất giá trị âm hay dương.
const input = [3, 5, 7, 9, 11];
const output3 = input.splice(-2, 2); // [5,7]
console.log("sau khi splice", input) // [3, 5, 7]

số -2 đầu tiên sẽ cho ra giá trị 9, số 2 tiếp theo là cắt 2 phần tử kể từ vị trị -2 tức số 9 và số 11 (tại vị trí -2 đã chiếm 1 đơn vị số lượng, tức là chỉ cần cắt bỏ thêm 1 phần nữa là đủ 2)

Đối số thứ hai nếu bỏ trống có nghĩa là bắt đầu cắt từ vị trí đối số thứ nhất cho đến hết.

const input = [3, 5, 7, 9, 11];

const output4 = input.splice(1); // [5,7,9,11]
console.log("sau khi splice", input) // [3]
  • Các đối số còn lại nghĩa là lắp đầy các vị trí vừa cắt bằng các giá trị này:
const input = [3, 5, 7, 9, 11];
const output4 = input.splice(1, 2, 77, 88, 99); // [5,7]
console.log("sau khi splice", input) // [3, 77, 88, 99, 9, 11]

Liên tưởng tới "quả xoài ma thuật"


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.