+3

Memory Management in Swift - Quản lý bộ nhớ trong Swift (Phần 1)

Đối với một dev việc tối ưa bộ nhớ Ram là cực kỳ quan trọng. Mà để tối ưu được bộ nhớ của Ram, chúng ta nên hiểu về cớ chế quản lý bộ nhớ (memory management) trong swift.

Memory Allocatiom - Phân bổ bộ nhớ

Có 3 nơi để phân bổ bộ nhớ:

  • Static memory - Bộ nhớ tĩnh - Không bao giờ thay đổi khi app chạy
  • Stack allocated memory - Phân bổ vùng nhớ theo ngăn xếp - Kiểu LIFO
  • Heap allocated memory - Phân bổ vùng nhớ động - Cớ chế ARC

Stack allocated memory

  • Mỗi một thread sẽ có một stack riêng.
  • Các Value type (kiểu giá trị) và tên biến, func sẽ được lưu vào stack . Việc giải phóng bộ nhớ sẽ được diễn ra tự động.
  • Về cơ bản stack lưu trữ dữ liệu ít hơn hẳn heap.

Heap allocated memory

  • Chỉ có một heap cho một app
  • Các property, instance của Reference type (kiểu tham chiếu) và sự liên kết giữa các object sẽ được lưu vào heap. Bộ nhớ sẽ tồn tại đến khi reference count = 0, programmer có thể thay đổi số reference count
  • Bộ nhớ của heap có thể nới rộng trong quá trình chạy app.
  • Sự khác biệt giữa swift và các ngôn ngữ khác chính là tại đây, với cơ chế ARC.

Tham khảo: https://stackoverflow.com/questions/79923/what-and-where-are-the-stack-and-heap

ARC - Automatic Reference Counting

ARC là cơ chế quản lý bộ nhớ trong swift, tự động đếm số lượng reference count và giải phóng bộ nhớ khi reference count = 0.

Để kiểm tra ô nhớ đã được giải phóng hay chưa. Swift cung cấp thêm hàm deinit, hàm này sẽ được chạy trước khi ô nhớ được giải phóng. Bởi vậy trong class mới có hàm deinit còn struct thì không.

  • Mặc đinh một tham chiếu sẽ là strong - liên kết mạnh
  • Còn như này sẽ là weak - liên kết yếu.

Weak để làm gì vậy, nó khác gì so với strong. Ở phần 2 mình sẽ giải thích điều này.

lưu ý : Object là một thể hiện của một class.

Vòng đời của một Object:

  • Cấp phát vùng nhớ
  • Hàm khởi tạo init
  • Sử dụng Object
  • Deinit
  • Huỷ vùng nhớ

All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.