+2

Lược sử về các phiên bản hệ điều hành Windows trong suốt 30 năm

Tổng quan

Microsoft Windows lần đầu tiên được ra mắt với phiên bản 1.0 vào ngày 20 tháng 11 năm 1985. Kể từ khi ra mắt, đã có hơn một chục biến thể của Windows với phiên bản mới nhất hiện tại là Windows 10. Bài viết này cho ta tổng quan cái nhìn về chặng đường 30 năm của window kể từ lần đầu tiên ra mắt.

Khi đề cập đến một hệ điều hành, Windows hoặc win là hệ điều hành được tạo bởi Microsoft, nó cung cấp cho người dùng một giao diện, được gọi là Graphical User Interface (GUI), cho các hệ thống máy tính. Windows loại bỏ sự phức tạp khi phải ghi nhớ các lệnh cho command line (MS-DOS) thông qua việc sử dụng chuột để điều hướng bằng các menus, dialog boxes, buttons, tabs, và icons.

Các phiên bản Window đã ra mắt

Windows 1.0

Đây là phiên bản đầu tiên được đưa ra vào ngày 20 tháng 11 năm 1985. Microsoft đã làm việc với Apple Computer để xây dựng ứng dụng này cho original Macintosh (máy tính cá nhân đầu tiên có GUI).

Khi Windows 1.0 khởi động, nó khởi chạy MS-DOS Executive. MS-DOS Executive giống như File Manager hoặc Explorer, bên cạnh đó nó không có bất kỳ biểu tượng nào và không có tính năng kéo và thả. Các chương trình và thư mục có thể được mở bằng cách nhấp đúp.

Windows 2.0

Phiên bản thứ hai của Windows được phát hành vào năm 1987, đây là phiên bản được cải tiến dựa trên phiên bản Windows 1.0. Phiên bản mới này đã bổ sung thêm các cửa sổ có khả năng xếp chồng nhau và cho phép tối thiểu hóa các cửa sổ để chuyển qua lại trong desktop bằng chuột.

Trong phiên bản này, Windows 2.0 đã có trong nó các ứng dụng Word và Excel của Microsoft. Lúc này Word và Excel là các ứng dụng đồ họa cạnh tranh với các đối thủ khi đó WordPerfect và Lotus 1-2-3; các ứng dụng của Microsoft cần một giao diện đồ họa để có thể chạy hợp thức, do đó Microsoft đã tích hợp chúng vào với Windows.

Lúc này không có nhiều ứng dụng tương thích với Windows. Chỉ có một ngoại lệ đáng lưu ý đó là chương trình Aldus PageMaker.

Windows 3.0

ĐƯợc phát hành vào năm 1990. Microsoft đã làm cho giao diện của họ đẹp hơn rất nhiều. Windows 3.0 đã cải tiến phần thân của Windows, nút lệnh và các tính năng bổ sung. Khả năng hiển thị màu tốt giúp nó sẵn sàng cho công việc chỉnh sửa ảnh. Các chương trình được khởi chạy thông qua chương trình Program Manager mới, và chương trình File Manager mới đã thay thế cho chương trình MS-DOS Executive cũ trong vấn đề quản lý file. Ngoài ra còn có chế độ Protected/Enhanced cho phép các ứng dụng Windows nguyên bản có thể sử dụng bộ nhớ nhiều hơn hệ điều hành DOS của nó.

Windows 3.1

Windows 3.1, phát hành năm 1992 là phiên bản được sử dụng rộng rãi chính của Microsoft Windows tại thời điểm đó, tuy nhiên, từ quan điểm giao diện người dùng, Windows 3.1 không giới thiệu nhiều thứ mới so với Windows 3.0.

Windows For Workgroup 3.1

Cũng được phát hành vào năm 1992, Windows for Workgroups 3.1 (tên mã ban đầu là Winball và sau đó là Sparta). Ban đầu được phát triển như một add-on của Windows 3.1, tuy nhiên nó đã bổ sung thêm các driver và các giao thức cần thiết (TCP/IP) cho việc kết nối mạng ngang hàng. Đây chính là phiên bản Windows thích hợp với môi trường công ty.

Windows NT

Được phát hành vào năm 1993. Thay vì Window NT là một nâng cấp đơn giản cho Windows For Workgroup 3.1, nó là một hệ điều hành 32-bit đúng nghĩa được thiết kế cho các tổ chức có kết nối mạng. (Các phiên bản khách hàng vẫn được duy trì ở các hệ điều hành 16-bit).

Windows NT cũng là một thành viên trong hợp tác phát triển hệ điều hành OS/2 của Microsoft với IBM. Tuy nhiên khi mối quan hệ giữa IBM và Microsoft bị đổ vỡ, IBM vẫn tiếp tục với OS/2, trong khi đó Microsoft đã thay đổi tên phiên bản của OS/2 thành Windows NT.

Windows 95

Windows 95 phát hành vào tháng 8 năm 1995, là hệ điều hành 32bit lai dành cho người tiêu dùng đầu tiên của Microsoft. Trong khi rất nhiều phần mềm bên trong của nó là 16 bit và một số lượng lớn chủ yếu dựa trên Windows 3.1 cũ hơn, nhưng khả năng của Windows 95 đã vượt qua những khả năng của Windows 3.1 với Win32.

Windows 95 cũng đã cách mạng hóa giao diện PC bằng cách chuyển từ Program Manager sang Explorer desktop shell. Windows 95 đơn giản hơn đáng kể đối với người dùng lần đầu và nó cực kỳ được yêu thích đối với riêng GUI.

Windows 98

Windows 98, cũng được lấy tên năm phát hành của nó (1998), là một thay đổi mang tính cách mạng so với phiên bản trước đó. Diện mạo bên ngoài của nó đẹp hơn Windows 95 khá nhiều, và thậm chí nó còn có nhiều cải thiện hữu dụng bên trong. Những cải thiện ở đây như sự hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32, tuy tất cả đều những cải thiện này rất đáng giá nhưng không làm cho cả thế giới choáng ngợp như lần ra mắt của Windows 95.

Microsoft đã phát hành phiên bản nâng cấp "Second Edition" của Windows 98 vào năm 1999. Phiên bản này có ít những thay đổi đáng chú ý mà chỉ có hầu hết các bản vá lỗi.

Windows 2000

Windows 2000 ra mắt vào ngày 17 tháng 2 năm 2000. Windows 2000 là một sự tiến hóa từ nền tảng cơ bản NT, và nhắm đến thị trường doanh nghiệp, phiên bản này cũng loại bỏ sự cần thiết phải khởi động lại nhiều khi người dùng cài đặt phần mềm hoặc thay đổi thiết lập hệ thống. Windows 2000 lại rất thành công và được chào đón từ các doanh nghiệp, tất nhiên các máy tính cá nhân hoàn toàn có thể sử dụng Windows 2000 vào thời điểm đó. Windows 2000 có đến 5 phiên bản khác nhau từ Professional đến Server, Advanced Server hay Datacenter Server và Small Business Server. Tất cả các phiên bản này đều chạy rất ổn định và được thừa kế các tính năng từ Windows 95, 98 nên có một giao diện đẹp so với thời đó.

Windows ME

Windows Millennium Edition cũng phát hành vào năm 2000, là phiên bản cuối cùng trong dòng sản phẩm Windows dựa trên DOS. Giống như Windows 95 và Windows 98, nó sử dụng nhân 16/32 bit lai chạy trên MS-DOS 8.0.

Mặc dù Windows ME vẫn chạy trên nền DOS, tương tự như các phiên bản Windows trước, nhưng có hiện tượng dễ crack và hệ thống dễ bị treo. Nguyên nhân này đã làm cho nhiều khách hàng và các doanh nghiệp bỏ qua toàn bộ nâng cấp này.

Windows XP

Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001 một huyền thoại đã được ra đời, đó chính là windows XP, có thể nói đây là một huyền thoại của mọi hệ điều hành, phiên bản thần thánh được nhiều người sử dụng nhất. Sự kết hợp có thể được sử dụng trong cả môi trường doanh nghiệp hay các nhân. Với giao diện chau truốt, lần đầu tiên khái niệm 64 bit cũng được đưa vào sử dụng thay vì 32 bit như các phiên bản khác. Được chia làm rất nhiều các phiên bản như Home Edition hay XP Professional, các phiên bản như Media Center Edition hay XP Tablet PC Edition và XP Starter Edition thì dành cho cá nhân sử dụng. Windows XP là một hệ điều hành với giao diện đầy màu sắc,các cải tiến trong bảo mật, mang lại khả năng tương thích cao so với các phiên bản trước.

Đây là phiên bản đầu tiên mà Microsoft đưa sự tin cậy trong dòng doanh nghiệp ra thị trường khách hàng – và đưa sự thân thiện vào thị trường doanh nghiệp. XP có sự pha trộng tốt nhất giữa các phiên bản Windows 95/98/Me với thao tác 32-bit của Windows NT/2000 và giao diện người dùng được tân trang lại. Về bản chất có thể cho rằng XP là kết hợp giao diện của Windows 95/98/Me vào NT/2000 core, bỏ qua cơ sở mã DOS đã xuất hiện trong các phiên bản khách hàng trước của Windows.

Windows Vista

Được phát hành năm 2007, phiên bản Windows này đã phát triển các tính năng của XP và bổ sung thêm sự bảo mật và độ tin cậy, chức năng truyền thông số được cải thiện và giao diện đồ họa người dùng Aero 3D đẹp mắt. Nhưng để chạy được giao diện nâng cao này đòi hỏi các máy tính phải có cấu hình cao, chính vì lý do này mà Vista bị hạn chế khả năng nâng cấp từ nhiều máy tính cũ.

Vista được thiết kế để chạy an toàn và tốt hơn Windows XP. Tuy nhiên một trong những tính năng bảo mật: User Account Control, tính năng này góp phần làm gián đoạn các hoạt động thông thường của người dùng khi thực thi chương trình bằng các cửa sổ đòi hỏi sự cho phép xuất hiện quá nhiều làm cho người dùng tỏ ra rất khó chịu.

Thậm chí tồi tệ hơn, nhiều người dùng gặp phải các vấn đề trong việc nâng cấp thiết bị cũ lên Vista. Nhiều thiết bị ngoại vi cũ không có driver tương thích với Vista (đây có thể coi là một vấn đề với bất cứ nâng cấp Windows nào), tuy nhiên có một số chương trình chạy trên XP không thể làm việc đúng cách trong môi trường Vista.

Vào ngày 11/4/2017, hệ điều hành này chính thức bị khai tử.

Windows 7

Để thay đổi và sửa chữa cho sự thất bại của phiên bản tiền nhiệm Vista, sự ra đời của windows 7 vào tháng 10 năm 2009 là một bản nâng cấp đáng giá và được sử dụng cho đến nay vì tính tương thích cao cũng như đồ họa đẹp.

Lần đầu tiên khái niệm Driver bị lãng quên khi Windows 7 hỗ trợ rất nhiều thiết bị, các loại Main và đây cũng là một trong những điểm mạnh của Windows 7. Hơn thế nữa với giao diện dạng thanh, trong suốt đẹp hơn Windows Vista, chưa kể Windows 7 chạy ổn định lại nhẹ hơn so với phiên bản trước làm nên sự thành công của hệ điều hành này.

Hệ thống Control Panel trong Windows 7 cũng là một sự tuyệt vời cho người sử dụng khi bạn có thể tùy chỉnh mọi thứ. Ở ngoài Desktop Windows 7 đã làm cho hệ điều hành của mình tối giản đến mức bất cứ ai cũng có thể sử dụng được.

Đây là phiên bản này đã thu hút được rất nhiều lời khen của giới phân tích, giúp Microsoft khẳng định vị thế trước sự đe dọa của nền tảng hệ điều hành từ Apple.

Windows 8 / 8.1

Windows 8 chính thức ra mắt vào ngày 26 tháng 10 năm 2012. Windows 8 là một hệ thống làm việc được thiết kế lại hoàn toàn, hỗ trợ việc sử dụng màn hình cảm ứng và cho phép PC tải và khởi động nhanh hơn nhiều.

Có rất nhiều tranh cãi việc thành công hay thất bại của Windows 8 nhưng một điều không thể phủ nhận khi nút Start bị loại bỏ thực sự là một thảm họa. Mặc dù trong lần cập nhật kế tiếp Microsoft đã cập nhật lại chức năng của MenuStart, tuy nhiên giao diện mặc định Windows Title khiến người sử dụng rất đau đầu kèm theo đó kho ứng dụng Windows Store chưa thực sự phát triển, giao diện chưa trực quan cũng khiến rất nhiều người sử dụng băn khoăn khi từ bỏ phiên bản trước sang Windows 8, nhất là khi nó chẳng đẹp hơn Windows 7 là bao, kho ứng dụng Windows Store chiếm toàn bộ màn hình và không chạy tốt các phần mềm PC truyền thống, nhiều thiết lập cốt lõi đã bị ẩn đi… đã khiến phiên bản này trở thành một thất bại khi không thể thu hút được khách hàng rời bỏ phiên bản trước khi họ đã quá hài lòng với nó.

Windows 10

Windows 10 chính thức ra mắt vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 nhằm thay thế Windows 8/8.1. Microsoft hi vọng có thể làm hài lòng người dùng hơn với một loạt tính năng mới. Windows 10 có lẽ là phiên bản được thử nghiệm và cập nhật nhiều lần nhất trong thời gian ngắn. Với rất nhiều tên và số phiên bản khiến người dùng cảm thấy khá hoang mang @@.

Windows 10 được đánh giá cao hơn rất nhiều so với các phiên bản trước đây. Giao diện, các tính năng đã thiết thực và phục vụ tốt hơn cho người dùng, dù là làm việc hay giải trí. Các tính năng mới cũng như những cải tiến mà Windows 10 mang lại chỉ 1 vài dòng không đủ để diễn tả hết. Hiện tại người dùng đã có thể tải về các bản cập nhật của Windows 10 để trải nghiệm những tính năng hấp dẫn mà hệ điều hành này mang lại.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí