+3

Linux thật tuyệt vời

Linux.jpg Hàng ngày, chúng ta sử dụng các hệ điều hành như Windows hay Mac OS để phục vụ cho công việc hay tìm kiếm thông tin, giải trí, chơi game. Bên cạnh hai hệ điều hành này, tồn một hệ điều hành mã nguồn mở rất nổi tiếng đã được viết ra và phát triển từ khá lâu, đó là Linux. Mặc dù Linux thường được sử dụng phổ biến trong giới lập trình viên, nhưng qua thời gian, với sự đóng góp của các lập trình viên trên toàn thế giới Linux dần trở nên hoàn thiện và đang dần chiếm một thị phần nhất định cạnh tranh với Windows và MacOS. Trong bài viết này, ta hãy cùng tìm hiểu về Linux và xem tại sao hệ điều hành này lại được nhiều người dùng đánh giá cao nhé.

Giới thiệu

Linux là tên của một hệ điều hành và cũng là tên của một nhân hệ điều hành. Được ra mắt lần đầu vào 05/10/1991 bởi Linus Torvalds.

Vào năm 1991, khi còn đang học tại trường đại học Helsinki, Torvalds đã có hứng thú tìm tòi về hệ điều hành, ông nhận ra các hạn chế của hệ điều hành MINIX mà mình đang sử dụng. Vì vậy ông quyết định viết ra hệ điều hành của riêng mình, sau này dần trở thành nhân Linux. Torvalds bắt đầu phát triển nhân Linux trên MINIX và các ứng dụng được viết trên MINIX cũng có thể dùng được trên Linux. Theo thời gian, Linux trở nên hoàn thiện, các GNU application cũng đã thay thế tất cả các phần MINIX, bởi lợi ích của việc sử dụng các mã nguồn miễn phí sẵn có của GNU Project, giấy phép mã nguồn với GNU GPL (GNU General Public Lisence) có thể tái sử dụng ở các project khác nếu chúng được phát hành với giấy phép giống hoặc tương tự. Torvalds đã chuyển Linux từ sử dụng giấy phép đăng ký ban đầu của ông - loại giấy phép cấm phân phối thương mại - sang giấy phép GNU GPL. Cùng với đó, các nhà phát triển tích hợp các thành phần GNU vào trong nhân Linux, biến nó trở thành một hệ điều hành hoàn chỉnh và miễn phí.

Về tên gọi, ban đầu Linus Torvalds muốn gọi phát minh của mình là Freax, một từ bắt nguồn từ "free" (tự do), "freak" (ngông cuồng, bất thường) và "x" ( viết tắt của Unix). Trong thời gian đầu làm việc khoảng nửa năm, ông đã đặt tên các file là "Freax". Torvalds cũng đã nghĩ tới cái tên "Linux" nhưng ông cho rằng cái tên đó quá tự cao tự đại. Để phục vụ cho việc phát triển, các files đã được upload lên FTP server (ftp.funet.fi) của FUNET trong tháng 9/1991. Ari Lemmke - đồng nghiệp của Torvalds tại đại học công nghệ Helsinki - một trong những người tình nguyện quản lý hệ thống FTP server tại thời điểm đó, không cho rằng "Freax" là một cái tên hay. Do đó, ông đã tự đổi tên của project thành Linux mà không hỏi ý kiến của Torvalds. Sau đó, Torvalds đã đồng ý đổi sang tên "Linux".

Linux thật tuyệt

Freedom - Sự tự do

Linux_free.png

Hầu hết các bản phân phối Linux đều miễn phí. Hơn nữa user có thể tự do download và cài đặt trên mọi máy tính cũng như cho người khác, tất cả đều hợp pháp. Bạn không cần bỏ tiền hay thời gian để lấy bản quyền hay chứng nhận cho phần mềm bởi Linux và rất nhiều phần mềm của nó được đăng ký GNU General Public License. Ban có thể ngay lập tức bắt đầu làm việc mà không cần phải lo phần mềm của mình sẽ ngừng hoạt động bởi đã vượt quá thời gian dùng thử. Thêm vào đó, nhiều phần mềm miễn phí của Linux có chất lượng rất tốt có thể thực thi được hầu hết các tác vụ mà bạn có thể nghĩ tới.

Bởi các bản phân phối đều là phần mềm mã ngồn mở, bạn có thể truy nhập vào source code để chỉnh sửa Linux theo cách bạn muốn, thậm chí bạn có thể tạo ra bản phân phối của riêng mình. Rất tuyệt phải không. Trong nhiều trường hợp, việc cài đặt Linux có vẻ như dễ dàng hơn cả cả việc cài đặt Windows. Bạn có thể xem (tại đây)[https://renewablepcs.wordpress.com/about-linux/how-to-install-linux/] để tìm hiểu về cách download và cài đặt Linux vào máy tính.

Stable - Sự ổn định

Linux rất hiếm khi bị crash, và mỗi khi gặp crash, thông thường không phải toàn bộ hệ thống bị lỗi. Lỗi "màn hình xanh" huyền thoại của Window không phải là vấn đề khi bạn sử dụng Linux. Linux không cần thiết phải khởi động lại thường xuyên để duy trì performance. Nó không bị freeze hay chậm lại theo thời gian bởi việc rò rỉ memory hay các vấn đề tương tự. Việc hoạt động ổn định trong một thời gian dài hàng trăm ngày (lên tới một năm hoặc nhiều hơn) không hề hiếm gặp.

Network friendly - Thân thiện với mạng Internet

Linux được phát triển bởi một nhóm những lập trình viên thông qua Internet, vì thế các tính năng liên quan tới mạng được hỗ trợ rất mạnh, máy trạm và máy chủ có thể được thiết lập dễ dàng trên mọi máy tính sử dụng Linux. Nó có thể thực hiện các tác vụ như backup network nhanh và đáng tin cậy hơn so với các hệ thống khác.

Flexibility - Tính mềm dẻo

Linux có thể được sử dụng cho các ứng dụng server đòi hỏi hiệu năng cao, các ứng dụng desktop và hệ thống nhúng. Bạn có thể tiết kiệm dung lượng ổ đĩa bằng cách chỉ cài đặt một bộ phận cần thiết để sử dụng. Ví dụ như, bạn có thể giới hạn sử dụng một máy tính bằng cách chỉ chọn một ứng dụng văn phòng thay vì cài đặt toàn bộ bộ ứng dụng đó.

Less vulnerable to computer malware - Ít bị ảnh hưởng bởi các phần mềm độc hại

Linux_security.png

Hầu hết các phần mềm độc hại đều được thiết kế để tấn công Windows (thường là thông qua Active X - không có trên Linux), do đó Linux ít bị ảnh hưởng bởi các loại Virus hơn là Windows. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các phần mềm gián điệp (spyware), trojansworms. Số lượng của các phần mềm độc hại trên Linux là rất hạn chế và chúng cũng không dễ dàng phát tán. Mặc dù Linux rất an toàn nhưng người dùng cũng nên nhận thức được rằng cần phải cẩn thận khi lướt web. Độ bảo mật của Linux tăng lên cực cao do người dùng chỉ cài đặt các phần mềm từ Thư viện phần mềm chính thức của bản phân phối tương ứng. Một tính năng bảo mật rất hay của Linux đó là các files khi thực thi cần phải được chạy bởi một người dùng có quyền admin, và thường yêu cầu nhập password mỗi lần thực thi. Do đó, cho dù một virus có xâm nhập được vào hệ thống, chúng cũng không thể nào hoạt động trừ khi một người dùng có quyền admin chủ động cho phép chúng hoạt động. Một khía cạnh quan trọng khác của chế độ bảo mật của Linux đó là việc Linux là phần mềm mã nguồn mở. Bở các đoạn mã lập trình đều có thể được xem bởi tất cả mọi người, luôn có rất nhiều cặp mắt soi vào các đoạn mã đó thường xuyên khiến việc ẩn giấu các đoạn mã độc trong code rất hiếm xảy ra. Hơn nữa, các bản vá security thường được cập nhật nhanh hơn nhiều so với các hệ điều hành khác vì rất nhiều lập trình viên đóng góp vào đó.

Typically does not slow down over time - Thông thường Linux không bị chậm đi theo thời gian!

Không giống như Windows, Linux không bị giảm tốc độ xử lý bởi spyware, virus hay trojans ..., điều này giúp tăng performance của máy tính một cách đáng kể. Linux cũng không có registry giống như Windows, registry là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi khiến computer chạy chậm dần theo thời gian. Cuối cùng, ổ cứng của Windows (đặc biệt là Windown XP và các bản cũ hơn) luôn thường xuyên cần phải được thực hiện việc defragmentation để duy trì tốc độ vì ổ cứng được format ở định dạng NTFS. Ngược lại, Linux thông thường được format bằng ext4 khác biệt với NTFS, việc defragment ổ cứng trở nên không cần thiết.

Breathe new life into old computer - Thổi luồng sinh khí vào các máy tính thế hệ cũ

Linux cung cấp một hiệu suất sử dụng cao và bền bỉ, thường được sử dụng cho các workstation và networks. Nó có thể đồng thời phục vụ tốt một lượng lớn user.

Nếu bạn sử dụng một chiếc máy tính cũ (đặc biệt là loại Pentium III hoặc cũ hơn), bạn có thể cài đặt Linux và bạn sẽ có cảm tưởng mình sở hữu một chiếc máy mới. Trong nhiều trường hợp, Linux sẽ chạy nhanh hơn Windows và bạn có thể làm được tất cả các tác vụ cơ bản như lướt Internet, check email, chơi games và tạo, sửa đổi các tài liệu, bảng biểu hay bản trình diễn PowerPoint. Và đối với các máy tính mới, Linux cũng chạy rất tuyệt.

So many choices in a wide variety of distros! - Với Linux, bạn có thật nhiều lựa chọn với nhiều bản phân phối khác nhau

Linux mang đến bạn nhiều sự lựa chọn với đủ các kích cỡ, tuỳ biến. Từ đó bạn có thể chọn ra phiên bản phù hợp nhất với những gì mình cần. Một lợi ích của sự đa dạng này đó là bạn có thể tìm hiểu được tất cả những công nghệ mới được áp dụng trong thế giới Linux, nơi bao gồm hoàn toàn là các phần mềm mở. Để biết thêm về các phiên bản Linux khác nhau, hãy xem trang distrowatch.com.

Access to free software which numbers in the thousands! - Bạn có thể sử dụng hàng nghìn phần mềm miễn phí!

Các bản phân phối phổ biến như Ubuntu, PCLinuxOS va OpenSUSE cung cấp những kho phần mềm tuyệt vời bên trong package managers của chúng. Tại đây bạn có thể download mọi loai phần mềm và cài đặt miễn phí vào hệ thống Linux. Nó bao gồm mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng ra, ví dụ như games, phần mềm học tập, bộ công cụ văn phòng và còn rất nhiều thứ nữa! Một số bản phân phối nhỏ hơn như Peppermint OS, Lubuntu, Bodhi Linux và Puppy Linux được dựa trên Ubuntu và nhờ đó chúng có thể truy nhập tới các kho phần mềm của Ubuntu. Một điểm cộng nữa cho các kho phần mềm này đó là các phần mềm trong đó đều đã được kiểm tra về tính tương thích và an toàn. Hàng nghìn các phần mềm mã nguồn mở trong Ubuntu Software Center đều đã được kiểm tra và chạy thử bởi Ubuntu, vì thế người dùng có thể tự tin rằng phần mềm đó sẽ tương thích với Ubuntu và không có mã độc bên trong.

Easily update software! - Cập nhật phiên bản mới một cách đơn giản

Với các bản phân phối Linux như Ubuntu, OpenSUSE, PCLinuxOS, Fedora và nhiều phiên bản khác, hầu hết các phần mềm đều có thể được download, cài đặt và update dễ dàng từ hệ thống central package management được cung cấp bởi bản phân phối đó. User có thể thực hiện quá trình update một cách mượt mà và dễ dàng!

Kết luận

Mặc dù vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện như giao diện khó sử dụng đối với người mới dùng hay chưa hỗ trợ tốt các thiết bị ngoại vi cũng như các phần mềm Windows, Linux vẫn được đánh giá cao bởi tính mở, ổn định và an toàn. Hiện nay Linux vẫn hàng ngày được nâng cấp, cải tiến bởi rất nhiều các lập trình viên trên thế giới, đã và sẽ trở nên ngày càng hoàn thiện hơn.

Nếu bạn chưa dùng Linux bao giờ, hãy thử một lần xem sao!

References

Đây là một số nguồn tham khảo về bảo mật của Linux và tại sao các máy sử dụng Linux ít bị nhiễm virus hơn nhiều so với Windows.

Why Linux is More Secure Than Windows

Do I Need an Antivirus Program on Linux?

The Big Ol’ Ubuntu Security Rescoure

Ubuntu Documentation: Antivirus

Linux Security for Beginners

Linux Malware – Wikipedia Article

Advantage and Disadvantage of Linux

Linux, the ultimate UNIX


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí