+9

Learning Python: From Zero to Hero

Đối với tôi, lý do đầu tiên để học Python là nó là một ngôn ngữ lập trình đẹp. Thật là tự nhiên khi viết mã và thể hiện suy nghĩ của mình.

Một lý do khác là ta có thể sử dụng Python theo nhiều cách: data scienve, web development, machine learning, ... . Các trang web nổi tiếng như Quora, Pinterest và Spotify đều sử dụng Python để phát triển phần backend. Vì vậy, ta hãy tìm hiểu một chút về nó nhé.

Basic

Variables

Bạn có thể nghĩ là các biến như các từ chứa một giá trị. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Trong Python, nó thực sự dễ dàng để xác định một biến và thiết lập một giá trị cho nó. Hãy tưởng tượng bạn muốn lưu trữ số 1 và trong một biến được gọi là one. Hãy làm điều đó.

one = 1

Đơn giản vậy thôi. Bạn vừa gán giá trị 1 cho biến one

Và bạn có thể gán bất kỳ giá trị nào khác cho bất kỳ biến nào khác mà bạn muốn. Ví dụ như trường hợp đưới đây, bạn gán số nguyên 2 vào biến two, 10.000 vào biến some_number

two = 2
some_number = 10000

Bên cạnh các số nguyên, chúng ta cũng có thể sử dụng boolean (True/False), string, boolean và rất nhiều kiểu dữ liệu khác.

# booleans
true_boolean = True
false_boolean = False

# string
company_name = "Framgia"

# float
book_price = 16

Conditional statements

Câu lệnh if sử dụng một biểu thức để đánh giá liệu một câu lệnh là True hay False. Nếu nó là True, nó thực thi những gì nằm trong câu lệnh if. Ví dụ:

if True:
  print("Hello Python If")

if 2 > 1:
  print("2 is greater than 1")

Câu lệnh else sẽ thực hiện nếu biểu thức if là false

if 1 > 2:
  print("1 is greater than 2")
else:
  print("1 is not greater than 2")

Bạn cũng có thể sử dụng câu lệnh elif

if 1 > 2:
  print("1 is greater than 2")
elif 2 > 1:
  print("1 is not greater than 2")
else:
  print("1 is equal to 2")

Looping / Iterator

Trong Python, chúng ta có thể lặp trong các hình thức khác nhau. Tôi sẽ nói về: whilefor Vòng lặp while: trong khi câu lệnh trả về true, đoạn code bên trong khối sẽ được thực thi. Ví dụ dưới, kết quả sẽ in ra số từ 1 đến 10.

num = 1

while num <= 10:
    print(num)
    num += 1

Vòng lặp while cần loop condition. Nếu nó vẫn trả về true, nó sẽ tiếp tục lặp lại. Trong ví dụ trên, khi num11, điểu kiện lặp sẽ là false.

Đối với vòng lặp for, bạn áp dụng biến num cho khối, và câu lệnh for sẽ lặp lại biến đó cho bạn. Kết quả sẽ in ra số từ 1 đến 10.

for i in range(1, 11):
  print(i)

Trông nó thật đơn giản phải không. Phạm vi bắt đầu từ 1 đến phần tử thứ 11.

List: Collection | Array | Data Structure

Hãy tưởng tượng bạn muốn lưu trữ số nguyên 1 trong một biến. Nhưng giờ bạn muốn lưu trữ 23, 4, 5, ... .

List là một collection có thể được sử dụng để lưu trữ một danh sách các giá trị (như các số nguyên mà bạn muốn). Vì vậy, hãy sử dụng nó:

my_integers = [1, 2, 3, 4, 5]

Trông nó thực sự đơn giản. Chúng ta đã tạo ra một mảng và lưu trữ các giá trị với biến my_integers.

Nhưng bạn có thể hỏi: "Làm thế nào để tôi có thể lấy ra được một giá trị từ mảng này?"

List có một khái niệm là index. Phần tử đầu tiên nhận index 0, thứ hai nhận là 1,... .

Bạn có hình dung như sau: Sử dụng theo cú pháp Python, nó sẽ như thế này:

my_integers = [5, 7, 1, 3, 4]
print(my_integers[0]) # 5
print(my_integers[1]) # 7
print(my_integers[4]) # 4

Hãy tưởng rằng giờ bạn không muốn lưu trữ các số nguyên mà thay vào đó là lưu trữ các string, ví dụ như danh sách tên người chẳng hạn. Xem ví dụ bên dưới nhé:

relatives_names = [
  "Toshiaki",
  "Juliana",
  "Yuji",
  "Bruno",
  "Kaio"
]

print(relatives_names[4]) # Kaio

Nó hoạt động theo cùng cách như với số nguyên. So good 😃 Nhưng giờ muốn thêm phần tử vào List thì sẽ như thế nào đây. Dưới đây là cách thực hiện:

bookshelf = []
bookshelf.append("The Effective Engineer")
bookshelf.append("The 4 Hour Work Week")
print(bookshelf[0]) # The Effective Engineer
print(bookshelf[1]) # The 4 Hour Work Week

Dictionary: Key-Value Data Structure

Bây giờ,chúng ta biết rằng List chỉ tạo ra được với chỉ mục là số nguyên. Vậy chúng ta không muốn sử dụng số nguyên làm chỉ mục thì sao nhỉ? Một số cấu trúc dữ liệu mà chúng tôi có thể sử dụng là số, chuỗi hoặc các loại chỉ mục khác.

Hãy tìm hiểu về Dictionary. Dictionary là tập hợp các key-value. Nó sẽ trông giống như dưới đây:

dictionary_example = {
  "key1": "value1",
  "key2": "value2",
  "key3": "value3"
}

key là chỉ mục trỏ đến value. Làm thế nào để truy cập giá trị của Dictionary. Hãy thử nó xem sao:

ictionary_tk = {
  "name": "Leandro",
  "nickname": "Tk",
  "nationality": "Brazilian"
}

print("My name is %s" %(dictionary_tk["name"])) # My name is Leandro
print("But you can call me %s" %(dictionary_tk["nickname"])) # But you can call me Tk
print("And by the way I'm %s" %(dictionary_tk["nationality"])) # And by the way I'm Brazilian

Vậy ta thêm phần tử vào Dictionary như nào nhỉ? Cùng xem ví dụ dưới đây:

dictionary_tk = {
  "name": "Leandro",
  "nickname": "Tk",
  "nationality": "Brazilian"
}

dictionary_tk['age'] = 24

print(dictionary_tk) # {'nationality': 'Brazilian', 'age': 24, 'nickname': 'Tk', 'name': 'Leandro'}

Chúng ta chỉ cần gán một value cho một Dictionary key. Không có gì phức tạp ở đây phải không 😃.

Iteration: Looping Through Data Structures

Như chúng ta đã học ở bên trên, việc lặp lại List cũng rất đơn giản. Hãy thử nào:

bookshelf = [
  "The Effective Engineer",
  "The 4 hours work week",
  "Zero to One",
  "Lean Startup",
  "Hooked"
]

for book in bookshelf:
    print(book)

Đối với hash, chúng ta cũng có thể sử dụng vòng lặp for, nhưng chúng ta sẽ áp dụng với key:

dictionary = { "some_key": "some_value" }

for key in dictionary:
    print("%s --> %s" %(key, dictionary[key]))
    
# some_key --> some_value

Chúng ta đã đặt tên cho 2 tham số là keyvalue, nhưng không cần thiết. Chúng ta có thể đặt tên khác, hãy thử xem nào:

dictionary_tk = {
  "name": "Leandro",
  "nickname": "Tk",
  "nationality": "Brazilian",
  "age": 24
}

for attribute, value in dictionary_tk.items():
    print("My %s is %s" %(attribute, value))
    
# My name is Leandro
# My nickname is Tk
# My nationality is Brazilian
# My age is 24

Classes & Objects

Python là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có các khái niệm:classobject.

Một class là một mô hình chi tiết cho các đối tượng của nó.

Vì vậy, một lần nữa, một class chỉ là một mô hình, hoặc một cách để xác định các attributesbehavior.

Cùng xem cú pháp Python cho class:

class Vehicle:
    pass

Các Object là thể hiện của một class.

car = Vehicle()
print(car) # <__main__.Vehicle instance at 0x7fb1de6c2638>

Ở đây car là một đối tượng của class Vehicle.

Chúng ta thiết lập tất cả các thuộc tính như số bánh xe, loại xe, sức chứa, vận tốc tối đa khi khở tạo đối tương xe. Ở đây chúng ta định nghĩa lớp để nhận dữ liệu khi khởi tạo nó.

class Vehicle:
    def __init__(self, number_of_wheels, type_of_tank, seating_capacity, maximum_velocity):
        self.number_of_wheels = number_of_wheels
        self.type_of_tank = type_of_tank
        self.seating_capacity = seating_capacity
        self.maximum_velocity = maximum_velocity

Chúng ta sử dụng init method. Chúng ta gọi đây là phương thức khởi tạo. Vì vậy, khi chúng ta khởi tạo ra đối tượng xe, chúng ta có thể định nghĩa các thuộc tính này. Hãy tưởng tượng chúng ta Tesla Model S, và chúng ta muốn tạo ra đối tượng này. Nó có 4 bánh xe, chaỵ bằng năng lượng điện, 5 chỗ ngồi, vận tốc tối đa là 250 km/h. Hãy tạo đối tượng này:

tesla_model_s = Vehicle(4, 'electric', 5, 250)

Tất cả các thuộc tính đã được thiết lập. Nhưng làm cách nào để chúng ta có thể truy cập vào các giá trị của các thuộc tính này? Đó là method. Đó là object’s behavior.

class Vehicle:
    def __init__(self, number_of_wheels, type_of_tank, seating_capacity, maximum_velocity):
        self.number_of_wheels = number_of_wheels
        self.type_of_tank = type_of_tank
        self.seating_capacity = seating_capacity
        self.maximum_velocity = maximum_velocity

    def number_of_wheels(self):
        return self.number_of_wheels

    def set_number_of_wheels(self, number):
        self.number_of_wheels = number

Đây là triển khai thực hiện 2 methods: number_of_wheelsset_number_of_wheels. Chúng được gọi là gettersetter. Bởi vì giá trị đầu tiên nhận giá trị thuộc tính và giá trị thứ hai đặt giá trị mới cho thuộc tính.

Trong Python, chúng ta có thể làm điều đó bằng cách sử dụng @property để xác định getterssetters. Hãy xem đoạn code dưới đây:

class Vehicle:
    def __init__(self, number_of_wheels, type_of_tank, seating_capacity, maximum_velocity):
        self.number_of_wheels = number_of_wheels
        self.type_of_tank = type_of_tank
        self.seating_capacity = seating_capacity
        self.maximum_velocity = maximum_velocity

    @property
    def number_of_wheels(self):
        return self.number_of_wheels

    @number_of_wheels.setter
    def number_of_wheels(self, number):
        self.number_of_wheels = number

Và chúng ta có thể sử dụng methods này như các attributes.

tesla_model_s = Vehicle(4, 'electric', 5, 250)
print(tesla_model_s.number_of_wheels) # 4
tesla_model_s.number_of_wheels = 2 # setting number of wheels to 2
print(tesla_model_s.number_of_wheels) # 2

Điều này hơi khác so với defining methods. Các phương thức hoạt động như các thuộc tính.

Nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng các methods cho những thứ khác, như phương pháp 'make_noise'. Hãy xem nó:

class Vehicle:
    def __init__(self, number_of_wheels, type_of_tank, seating_capacity, maximum_velocity):
        self.number_of_wheels = number_of_wheels
        self.type_of_tank = type_of_tank
        self.seating_capacity = seating_capacity
        self.maximum_velocity = maximum_velocity

    def make_noise(self):
        print('VRUUUUUUUM')

Khi chúng ta họi đến method này

tesla_model_s = Vehicle(4, 'electric', 5, 250)
tesla_model_s.make_noise() # VRUUUUUUUM

Encapsulation

Public Instance Variables

Đối với một lớp Python, chúng ta có thể khởi tạo một public instance variable trong phương thức khởi tạo của chúng ta.

Trong phương thức khởi tạo:

class Person:
    def __init__(self, first_name):
        self.first_name = first_name

Ở đây chúng ta áp dụng giá trị first_name làm đối số cho public instance variable

tk = Person('TK')
print(tk.first_name) # => TK

Trong class:

class Person:
    first_name = 'TK'

Ở đây chúng ta không cần phải áp dụng first_name như một đối số, và tất cả các đối tượng thể hiện sẽ có một class attribute được khởi tạo là TK

tk = Person()
print(tk.first_name) # => TK

Chúng ta có thể đặt một giá trị khác cho biến first_name

tk = Person('TK')
tk.first_name = 'Kaio'
print(tk.first_name) # => Kaio

Vì đó là một biến public, nên chúng ta có thể làm điều đó.

...

Tham khảo

https://medium.freecodecamp.org/learning-python-from-zero-to-hero-120ea540b567


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí