+3

Lấy dữ liệu từ một API sử dụng React/Redux (Fetching data from an api using React/Redux)

Lấy dữ liệu từ một API sử dụng React/Redux

Xin gửi lời chào sân tới anh em IT-ers, đây là bài viết đầu tiên của mình trên Viblo, thời gian gần đây mình có đang tìm hiểu về React/Redux và cũng có tìm hiểu một số bài viết trên web. Vừa để cải thiện tiếng anh, vừa để nâng cao thêm kiến thức, mình có dịch một bài về “Lấy dữ liệu từ một API sử dụng React/Redux”. Hi vọng một phần nào đó sẽ giúp ích cho những ai đã và đang tìm hiểu về React/Redux. Bài dịch có thể có nhiều thiếu sót, mong mọi người góp ý để mình hoàn thiện hơn.

Nguồn bài viết: https://dev.to/markusclaus/fetching-data-from-an-api-using-reactredux-55ao

Bắt đầu

Tôi quyết định chia sẻ một số kiến thức mà tôi đã thu được thông qua việc mắc sai lầm mà bạn cũng có thể mắc phải. Mọi thứ tôi viết ở đây tôi đều học được bằng cách đọc những bài viết trên blog, cố gắng hiểu những gì đã làm được và “trial and error” (đây là cách hoàn thành công việc bằng việc dùng phép thử thông qua những phương pháp khác nhau cho đến khi tìm được phương pháp đúng).

Bây giờ, những điều đầu tiên là bạn cần làm là cài đặt ReactRedux. Tôi giả sử là bạn đã biết cách cài đặt chúng. Sau đó, bạn sẽ thiết lập ứng dụng React của bạn, bạn cần cài đặt một công cụ được gọi là redux-thunk bằng cách sử dụng lệnh “npm install redux-thunk”.

Với tất cả những gì đã được cài đặt, giờ đây chúng ta có thể xem xét những Component mà chúng ta sẽ cần để biến những điều kì diệu thành hiện thực!

Thunk là cái gì vậy?

Về cơ bản, thunk là một function được gọi bởi một function khác. Chờ đã… Cái gì? Vâng, đó là cách mà tôi đã phản ứng khi lần đầu tiên tôi nghe tới điều này. Hãy để tôi cho bạn xem một ví dụ:

function some_function() {
    // do something
    return function thunk() {
        // do something thunky later
    }
}

Như vậy, some_function được gọi, nó làm một vài việc và sau đó trả về một hàm mới với các câu lệnh và có thể là các dữ liệu dùng cho sau này.

Vậy còn Redux thì sao?

Tôi không muốn đào sâu về Redux (chính xác hơn là tôi không thể). Vì vậy, lời giải thích ngắn gọn chỉ là: Nó là nơi chứa đựng các state trong ứng dụng javascript. Nó giữ tất cả những dữ liệu bạn cần trong ứng dụng của bạn ở một nơi. Mọi component trong ứng dụng của bạn đều có không gian ở trong vùng chứa state nơi mà bạn tìm kiếm dữ liệu. Khi dữ liệu được thay đổi thì component cũng sẽ thay đổi theo.

Actions

Ý tưởng là bạn gửi các action lên redux và dựa trên những action đó, state được thay đổi. Điều buồn cười là: Một action không được làm bất cứ thứ gì, nghe thì có vẻ như có những thứ đang diễn ra, nhưng thực ra là không có. Một action chỉ đơn giản là một đối tượng với một type key. Như thế này:

// this is an action
{
    type: "SOME_ACTION",
    payload: {}
}

Hầu hết thời gian bạn không muốn viết đi viết lại cùng một đối tượng, vì thế có một khái niệm được gọi là Action Creators.

Action Creators.

Action Creators thực hiện chính xác những gì mà chúng nghe, chúng tạo ra những đối tượng action cho bạn.

const SOME_ACTION = "SOME_ACTION";

function create_action(data) {
    return {
        type: SOME_ACTION,
        payload: data
    }
}

Vì vậy với những action creators đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng SOME_ACTION ngay bây giờ bằng cách gọi create_action(data). Những action creators đó có thể được gửi lên redux bằng cách sử dụng dispatch(create_action(data)).

Reducers

Sau khi một action được gửi lên, nó sẽ được truyền vào một cái gọi là Reducer. Một reducer là một hàm chức năng được đưa ra một state và một action. Tùy vào action mà nó sẽ biến đổi state và sau đó sẽ trả về một state mới.

function someReducer(state, action) {
    switch(action.type) {
        case SOME_ACTION:
            return {
                ...state,
                data: action.payload
            }
        break;

        default:
            // the dispatched action is not in this reducer, return the state unchanged
            return state;
    }
}

Những ứng dụng phức tạp hơn rất có thể có 2 reducer, mỗi một reducer sẽ chịu trách nhiệm cho một phần của state. Vì vậy, điều quan trọng là không bao giờ được phép quên trường hợp mặc định (là trường hợp mà reducer trả về state chưa được thay đổi). Điều quan trọng cần lưu ý rằng các reducer là các hàm thuần khiết. Chúng không bao giờ gọi một cái gì đó giống như API hoặc gửi một action khác tới redux.

Bạn đã nói về thunks chưa?

Bạn đã nhớ điều đó. Okay, nói về thunks một lần nữa. Tôi chỉ đề cập đến reducers là thuần khiết. Nhưng thường thì chúng ta muốn có một loại lệnh gọi API hoặc gửi một cái gì đó tùy thuộc vào dữ liệu hoặc bất cứ cái gì… Nhưng chúng ta không thể… reducers là thuần khiết… Redux-Thunk sẽ làm điều đó.

Redux-Thunk khá dễ hiểu. Nó được coi như là một đoạn mã trung gian cho redux store. Nó xem xét mọi action đơn lẻ được gửi đi và nếu nó là một hàm, nó sẽ gọi cái hàm đó. Nhưng điều này mở ra một thế giới hoàn toàn mới của những “action” lạ mắt được gửi đến redux. Bạn có thắc mắc, làm thế nào tôi nhận được điều kì diệu nhỏ này vào store của tôi?

Hãy lấy một số products

Chúng ta muốn nạp một số product từ API của chúng ta. Để làm điều này, đầu tiên chúng ta thiết lập component trong một số loại state đang chờ xử lý, chúng ta hiển thị một cái gọi là loading spinner hay một cái gì đó tương tự. Sau đó, chúng ta tải dữ liệu và quyết định xem chúng ta có thể hiển thị danh sách product được hay không hoặc hiển thị một số loại thông báo lỗi. Chúng ta bắt đầu thiết lập action creators.

// action.js

export const FETCH_PRODUCTS_PENDING = 'FETCH_PRODUCTS_PENDING';
export const FETCH_PRODUCTS_SUCCESS = 'FETCH_PRODUCTS_SUCCESS';
export const FETCH_PRODUCTS_ERROR = 'FETCH_PRODUCTS_ERROR';

function fetchProductsPending() {
    return {
        type: FETCH_PRODUCTS_PENDING
    }
}

function fetchProductsSuccess(products) {
    return {
        type: FETCH_PRODUCTS_SUCCESS
        products: products
    }
}

function fetchProductsError(error) {
    return {
        type: FETCH_PRODUCTS_ERROR
        error: error
    }
}

Bây giờ chúng ta đã có action creators, hãy thiết lập reducer cho toàn bộ.

// reducer.js

import {FETCH_PRODUCTS_PENDING, FETCH_PRODUCTS_SUCCESS, FETCH_PRODUCTS_ERROR} from './actions';

const initialState = {
    pending: false,
    products: [],
    error: null
}

export function productsReducer(state = initialState, action) {
    switch(action.type) {
        case FETCH_PRODUCTS_PENDING: 
            return {
                ...state,
                pending: true
            }
        case FETCH_PRODUCTS_SUCCESS:
            return {
                ...state,
                pending: false,
                products: action.payload
            }
        case FETCH_PRODUCTS_ERROR:
            return {
                ...state,
                pending: false,
                error: action.error
            }
        default: 
            return state;
    }
}

export const getProducts = state => state.products;
export const getProductsPending = state => state.pending;
export const getProductsError = state => state.error;

Okay, bây giờ chúng ta có một phần lớn công việc được thực hiện. Những điều cần lưu ý trong đoạn code trên là ba hàm ở cuối reducer. Chúng được gọi là các selector. Các Selector được sử dụng để lấy các phần được định nghĩa của state.

Trong những ứng dụng nhỏ, chúng thực sự cần thiết. Nhưng nếu bạn mở rộng quy mô ứng dụng của mình và nó càng ngày càng phức tạp hơn, nó sẽ thực sự lộn xộn nếu bạn thay đổi một cái gì đó trong state của bạn. Tôi chắc chắn sẽ làm một bài blog về các selector, bởi vì tôi nghĩ rằng chúng thực sự quan trọng để thiết lập một ứng dụng react/redux có thể mở rộng.

Chúng ta đang ở đâu… À vâng, một phần lớn công việc đã hoàn thành. Điều duy nhất còn lại cho chúng ta để làm về phía redux là viết một trong những action mới.

// fetchProducts.js

import {fetchProductsPending, fetchProductsSuccess, fetchProductsError} from 'actions';

function fetchProducts() {
    return dispatch => {
        dispatch(fetchProductsPending());
        fetch('https://exampleapi.com/products')
        .then(res => res.json())
        .then(res => {
            if(res.error) {
                throw(res.error);
            }
            dispatch(fetchProductsSuccess(res.products);
            return res.products;
        })
        .catch(error => {
            dispatch(fetchProductsError(error));
        })
    }
}

export default fetchProducts;

Action trên khá là đơn giản. Đầu tiên chúng ta gửi pending action. Sau đó lấy dữ liệu từ API của chúng ta. Tiếp đo giải mã json và truyền vào một object. Cuối cùng kiểm tra lỗi. Nếu có lỗi xảy ra, chúng ta sẽ throw nó và gọi hàm error. Nếu mọi thứ hoạt động bình thường, chúng ta gọi success action (fetchProductsSuccess). Reducer sẽ xử lý phần còn lại. Đây là tất cả về lấy dữ liệu từ server… Không, đùa thôi, không phải vậy đâu. Nhưng đây là cách kết thúc về việc lấy dữ liệu từ api mà hầu hết các bài viết đã làm, đúng không. Nhưng…

Những gì về ứng dụng của chúng ta?

Oh, bạn muốn các sản phẩm từ store của bạn thực sự hiển thị trong ứng dụng react của bạn? Okay, hãy làm điều đó. Tôi giả dụ như bạn biết cách để kết nối ứng dụng react của bạn tới redux store bằng provider. Có rất nhiều bài viết về chủ đề này ở ngoài kia. Sau khi bạn làm điều đó, bạn sẽ cần một vài component.

Cho tôi mọi thứ bắt đầu về một view. Đối với tôi, một view là một component bao bọc mọi thứ mà một user nhận được trong một component cha. Component cha này hầu hết đều có kết nối tới redux store và chia sẻ dữ liệu với component mà nó gói gọn.

import React, { Component } from 'react';
import PropTypes from 'prop-types';
import { connect } from 'react-redux';
import { bindActionCreators } from 'redux';

import fetchProductsAction from 'fetchProducts';
import {getProductsError, getProducts, getProductsPending} from 'reducer';

import LoadingSpinner from './SomeLoadingSpinner';
import ProductList from './ProductList';

class ProductView extends Component {
    constructor(props) {
        super(props);

        this.shouldComponentRender = this.shouldComponentRender.bind(this);
    }

    componentWillMount() {
        const {fetchProducts} = this.props;
        fetchProducts();
    }

    shouldComponentRender() {
        const {pending} = this.props;
        if(this.pending === false) return false;
        // more tests
        return true;
    }

    render() {
        const {products, error, pending} = this.props;

        if(!this.shouldComponentRender()) return <LoadingSpinner />

        return (
            <div className='product-list-wrapper'>
                {error && <span className='product-list-error'>{error}</span>}
                <ProductList products={products} />
            </div>
        )
    }
}

const mapStateToProps = state => ({
    error: getProductsError(state),
    products: getProducts(state),
    pending: getProductsPending(state)
})

const mapDispatchToProps = dispatch => bindActionCreators({
    fetchProducts: fetchProductsAction
}, dispatch)

export default connect(
    mapStateToProps,
    mapDispatchToProps
)(ProductView );

Vì vậy, rất nhiều thứ đang diễn ra ở đây. Chúng ta viết một component React tiêu chuẩn. Sau đó, chúng ta sử dụng connect để kết nối nó tới redux store. Connect có hai tham số: Một hàm mapStateToProps để ánh xạ các phần của state vào props của bạn và một hàm mapDispatchToProps để ánh xạ các hàm vào props của bạn, khi được gọi sẽ được gửi tới redux.

Cuối cùng, chúng ta đặt những thứ đó lại với nhau và nhìn xem, chúng ta có một kết nối tới store. Ở trong hàm mapStateToProps, chúng ta sử dụng các selector mà chúng ta đã viết trước đó. Tôi muốn thêm chức năng gọi là shouldComponentRender vào component view và hầu hết các component. Tôi đặt tên như vậy bởi vì nó gần giống với tên của phương thức lifecycle (shouldComponentUpdate) của React. Nó kiểm tra xem component có nên render hay không. Nếu không, nó sẽ render ra LoadingSpinner component.

Tôi thấy nó rất có lợi khi làm việc như thế này, bởi vì các component luôn luôn được khởi tạo lại và tất cả các component con được gắn lại sau khi pending flag, nó điều khiển hàm render trong trường hợp này. Do đó, bạn có thể thêm redux state vào state của component trong hàm khởi tạo (constructor). (Tôi không muốn nói về những gì truyền vào redux và những gì truyền vào component state, đây là chủ đề cho một bài viết khác).

Trong hầu hết các dự án của tôi, tôi thấy đây là một trong những vấn đề khó chịu nhất. Hãy nghĩ về một componentrender ra một sản phẩm. Nó được khởi tạo bởi dữ liệu và sau đó một số thành phần con như price calculator, có component state, được khởi tạo trong constructor của nó. Khi dữ liệu mới xuất hiện, bạn cần kiểm tra xem calculator có cần phải xác định lại hay không. Với hàm ShouldComponentRender, thật dễ dàng để làm điều đó. Mỗi khi pending flag được bật (có thể do một sản phẩm mới được chọn), mọi thứ sẽ được khởi động lại và rất tốt để sử dụng. Tất nhiên có một vài lý do tại sao bạn lại có các component trong phần view của bạn mà không được render lại. Nếu có trường hợp như vậy, hãy loại bỏ hàm shouldComponentRender từ phần view và làm việc với nó trong các component con.

Bạn có thể sử dụng một vài hiệu ứng fadeout/-in để cải thiện trải nghiệm người dùng. Vâng, và đó là nó.

Cảm ơn đã đọc bài blog đầu tiên của tôi. Tôi hi vọng bạn sẽ thích nó, tôi hi vọng bạn đã học được một vài thứ và nếu bạn có một vài gợi ý cho tôi để cải thiện kỹ năng react/redux của tôi hoặc chỉ muốn nói “chào”, hãy để lại lời bình cho tôi. Tôi thực sự thích điều đó.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí