+2

Laravel tip (phần 2)

Tip 11 Không sử dụng các cột thời gian tạm thời.

Nếu trong bảng trong cơ sở dữ liệu (DB) không tồn tại các trường created_atupdated_date bạn có thể định nghĩa rằng model trong không tồn tại hai field này như sau:

class Company extends Model
{
    public $timestamps = false;
}

Tip 12 Migration fields với timezone

Có thể bạn chưa biết, trong migration, không chỉ có timestamps(), mà chúng ta cũng có thể sử dụng timestampsTz() để tạo các cột với timezone

Schema::create('employees', function (Blueprint $table) {
    $table->increments('id');
    $table->string('name');
    $table->string('email');
    $table->timestampsTz();
});

Tương tự, chúng ta có thể sử dụng các hàm dateTimeTz(), timeTz(), timestampTz(), softDeleteTz() để sinh ra các cột thời gian với timezone.

Tip 13 Eloquent với hàm has()

Bạn có thể sử dụng hàm has() trong Eloquent với 2 tầng relationship. Ví dụ

// Author -> hasMany(Book::class);
// Book -> hasMany(Rating::class);
$authors = Author::has('books.ratings')->get()

Tip 14 Migration database với các kiểu dữ liệu

Có một số kiểu cột dữ liệu rất thú vị như

$table->geometry('positions');
$table->ipAddress('visitor');
$table->macAddress('device');
$table->point('position');
$table->uuid('id');

Xem thêm tại đây

Tip 15 Câu lệnh artisan với option --help

Để kiểm tra các tùy chọn có thể có của câu lệnh artisan thường dùng, chúng ta có thể sử dụng cờ --help để liệt kê ra toàn bộ những tùy chọn, ý nghĩa và cách sử dụng của nó

php artisan make:model --help

Tip 16 Timestamp mặc định

Trong khi tạo các migrations, bạn có thể sử dụng ->timestamp() với tùy chọn ->useCurrent(), nó sẽ lấy CURRENT_TIMESTAMP là giá trị mặc định.

$table->timestamp('created_at')->useCurrent();
$table->timestamp('updated_at')->useCurrent();

Tip 17 Set logged in user với Observers

Sử dụng make:observer và điền logic vào hàm creating, sẽ lấy trường user_id là user đang đănh nhập

class PostObserver
{
    /**
    * Handle to the post "creating" event.
    *
    * @param \App\Post $post
    * @return void
    */
    public function creating(Post $post)
    {
    $post->user_id = auth()->id();
    }
}

Trong thực tế, observer không chỉ như vậy. Nó còn sử dụng ở các model event khác, như created, updated, updating, saved, saving, deleted, deleting... Đọc thêm về các model event trong loạt bài của mình về php laravel hoặc tự tìm hiểu thêm.

Tip 18 Soft-deletes: multiple restore

Khi sử dụng soft-delete (mà tiếng việt chúng ta hay gọi là xóa mềm) thì chúng ta có thể restore lại nhiều record trong 1 lệnh như sau:

Post::withTrashed()->where('author_id', 1)->restore();

Tip 19. Has Many. Chính xác là bao nhiêu ?

Trong Eloquent, hasMany() relationship, bạn có thể gọi chính xác là có bao nhiêu record con khi lấy dữ liệu ra

// Author -> hasMany(Book::class)
$authors = Author::has('books', '>', 5)->get();
// lấy chính xác những tác giả có hơn 5 cuốn sách.

Tip 20 Image validation

Trong khi validate những ảnh upload, bạn có thể sử dụng dimensions để xác định chính xác kích thước ảnh mong muốn

'photo' => 'dimensions:max_width=4096,max_height=4096'

Tip 21 Wildcard subdomains

Bạn có thể đặt route group với subdomain, nó sẽ lấy giá trị ấy vào mọi route

Route::domain('​ {username}​ .workspace.com')->group(function () {
    Route::get('user/{id}', function ($username, $id) {
    //
    });
})

Tip 22 Kiểm tra chính xác laravel version

Để xác định xem dự án đang sử dụng laravel version bao nhiêu bạn có thể sử dụng

php artisan --version

Tip 23 Testing email với laravel.log

Nếu bạn muốn kiểm tra nội dung email, mà không muốn sử dụng các thứ bên thứ ba như Mailgun hay Mailstrap, thì bạn có thể sử dụng thay đổi MAIL_DRIVER=log trong .env. Như vậy, nội dung email sẽ được đẩy vào storage/logs/laravel.log thay vì được gửi đi.

Tip 24 Các page lỗi

Nếu bạn muốn tạo một số trang thông báo lỗi với các mã http status code. Thì chỉ việc tạo ra các file .blade ở thư mục resources/views/errors/500.blade.php, hoặc có thể lỗi 404, lỗi 401.blade.php. Về cơ bản thì với mỗi một mã lỗi http status code, thì chỉ cần lấy http status code với .blade.php là bạn có thể tạo ra trang báo lỗi của mã http status code tương ứng.

Type 25 Factory callbacks

Trong khi sử dụng factories để seed dữ liệu, thì bạn cũng có thể cung cấp các callback, để sau khi tực hiện hành động insert dữ liệu vào database, sẽ thực hiện các callback

$factory->afterCreating(App\User::class, function ($user, $faker) {
    $user->accounts()->save(factory(App\Account::class)->make());
});

Nguồn: http://laraveldaily.com/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí