+8

[Laravel cho người mới bắt đầu][Chương 2] Xử lý data từ người dùng trong Laravel

Xử lý data từ người dùng trong Laravel

Tiếp theo bài viết về Laravel Routing, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách Laravel Handling User data (hay nói cách khác là request từ phía client.) Phần này bao gồm:

  • Xử lý request từ phía User
  • Mass assignment trong Eloquent models
  • Xử lý file upload
  • Validation form Request

Inject User's Request

Cách nhanh nhất để có thể lấy được thông tin từ request của user là inject Illuminate\Http\Request object. Thông qua object này chúng ta có thể tương tác với dữ liệu mà user đã input bao gồm các tham số của POST/GET, url ...

Các cách để access Request object

Ngoài việc thực hiện inject Request object vào controller chúng ta có thể access Request object thông qua facade Request hoặc global helper function request(). Tuy nhiên lần này chúng ta sẽ xem cách inject Illuminate\Http\Request như bên dưới

Route::post('form', function (Illuminate\Http\Request $request){
	//Access $request object logic
});

Chúng ta có thể tự hỏi, cái gì truyền vào $request, để trả lời câu hỏi này các bạn có thể xem bài viết liên quan đến Container ở đây.

Tiếp theo chúng ta sẽ bàn về các methods hay được sử dụng để lấy thông tin từ request object

request()->all()

Lấy tất cả nội dung của request và trả về một array tương ứng. hàm $request->all() chỉ lấy các parameters nằm trong body của request, không bao gồm header. Tuy nhiên $request->all() vẫn có thể lấy các parameter được chỉ định trong url. Ví dụ

<form method="POST" action="/form?utm=112233">
	<input type="hidden" value="abc" name="key" />
	<input type="submit">
</form>
Route::post('form', function(Illuminate\Http\Request $request){
	var_dump($request->all());
})

Output

[
	'key' => '123',
	'utm' => 112233,
]

Ta có thể thấy bên trong url /form?utm=112233 có parameter và ta cũng có thể access parameter này (utm) thông qua $request

request->except() và request->only()

Như tên gọi của nó. Chúng ta có thể loại bỏ một vài input hoặc chỉ lấy những input nằm trong whitelist. Việc sử dụng 2 hàm này cùng nhau sẽ cực kì hiệu quả (cũng như an toàn) để lọc các input chúng ta dùng cho Mass Assignments. (Mass assignment là gì thì một tí chúng ta sẽ tìm hiểu ở bên dưới.)

🌈 Ví dụ

Route::post('form', function(Illuminate\Http\Request $request){
	var_dump($request->except('key'));
})

thì ta sẽ có

[
	'utm' => 112233,
]

Tương tự đối với only()

Route::post('form', function(Illuminate\Http\Request $request){
	var_dump($request->only('key'));
})

thì ta sẽ có

[
	'key' => '123',
]

request->has() và request->exists()

Như tên gọi của chúng, 2 hàm này kiểm tra xem một tham số có nằm trong request hay không. Còn điểm khác biệt giữa has()exists() là: has() sẽ trả về FALSE nếu một tham số tồn tại bên trong request và nó không có giá trị (null hoặc là chuỗi rỗng). exists() chỉ kiểm tra tham số có tồn tại trong request và trả về TRUE nếu nó tồn tại

request->input()

Nếu như all(), only() hay except() sẽ trả về chúng ta một mảng các request thì hàm input() sẽ cho ta một field trong request. Và chúng ta có thể truyền giá trị mặc định nếu field chúng ta muốn truy xuất không tồn tại bên trong request.

$var = $request->input('field', 'default-value');

Tham số đầu tiên của hàm input() là tên field chúng ta muốn truy xuất, tham số thứ hai là giá trị mặc định chúng ta sẽ trả về nếu field muốn truy xuất không tồn tại.

Array Input

Laravel còn cung cấp cho chúng ta một công cụ cực kì hữu hiệu khi truy xuất tham số theo dạng mảng. Giả sử ta có

<form method="POST" action="/form?utm=112233">
	<input type="text" name="members[0][firstName] value="John" />
	<input type="text" name="members[0][lastName]" value="Smith" />
	<input type="text" name="members[1][firstName]" value="Simsons" />
	<input type="text" name="members[1][lastName]" value="Timothy" />
	<input type="submit">
</form>
Route::post('form', function(Illuminate\Http\Request $request){
	$memberZeroFirstName = $request->input('members.0.firstName');
	$allMemberFirstNames = $request->input('members.*.firstName');
	$memberZero = $request->input('members.0');
});

Output:

	//$memberZeroFirstName = "John",
	//$allMemberFirstNames = ["John", "Simsons"],
	//$memberZero = ["firstName" => "John", "lastName" => "Smith"],

Chúng ta cũng có thể sử dụng một cách khác bao gồm Facade, hoặc global helper để trích xuất data từ user input như đoạn code mẫu bên dứơi

	request()->input('firstName'); //Global helper
	Request::input('firstName'); //Facade

Route Data

Route của chúng ta cũng chính là một user data, hãy thử xem đoạn url bên dưới http://myapp.com/users/15 chúng ta có 2 segments là user15 và request object cung cấp cho chúng ta 2 methods để truy xuất đến từng segment bao gồm.

  • request->segments() : trả về một array các segment của nằm trong url
  • request->segment($segmentId): trả về segment có id chỉ định. (segmentId có index là 1 do đó ở ví dụ trên thì request->segment(1) sẽ trả về user)

Uploaded Files

Để access thông tin file upload chúng ta sẽ sử dụng thông qua method Request::file() hàm này sẽ nhận tham số là input_name và trả về Symfony\Component\HttpFoundation\File\UploadedFile Chúng ta chỉ có thể access thông qua method file() còn các method đề cập ở trên (all(), only() ...) chỉ trả về các parameter không phải là file. Class UploadedFile là extends của class SplFile php, chúng ta có thể dùng các hàm bên dưới để thao tác file

  • guessExtension()
  • getMimeType()
  • store()
  • storePublicly()
  • getError()
  • getClientOriginalName()
  • getClientOriginalExtension()

Đa phần là các hàm liên quan đến việc lấy thông tin file, đoán biết extension ...

Lưu ý : Khi upload file bạn cần chỉ định enctype của form cho chính xác (multipart/form-data)

Validating Form Request

Laravel cung cấp cho ta vài công cụ để thực hiện validate request. Chúng ta có thể tự thực hiện validate hoặc sử dụng hàm validate() có sẵn trong từng Controller.

sử dụng validate() trong từng controller

Controller của laravel đều có sử dụng ValidateRequests trait, trong trait này có cung cấp cho chúng ta một method validate(). Chúng ta thử xem đoạn code bên dưới và phân tích nhé

class RegisterController extends Controller{
	public function create(){
		return view('user.register');
	}
	public function store(Request $request){
		$this->validate($request,[
			'email' => 'required|unique:users',
			'name' => 'required|max:125',
		]);
		//If validate OK, proceed to store this User to database
	}
}

Đoạn validate dù chỉ dài có 4 dòng. Nhưng thật sự nó chứa đựng rất nhiều logic bên trong đó. Trước tiên chúng ta define những field input mà chúng ta sẽ validate ở đây là emailname. Các rules input có thể được tiếp nối với nhau thông qua dấu | chúng ta có thể define một field là required và limit số ký tự mà nó có thể nhận được max:125 chẳng hạn. Nếu validate method OK, thì đoạn xử lý bên dưới sẽ được tiếp tục, còn không thì ValidationException sẽ được throw, tương ứng với việc chúng ta sẽ dừng xử lý. Nếu route này được gọi thông qua Ajax thì một response dạng Json sẽ được tạo ra chưa message lỗi. Nếu không phải là gọi Http Ajax thì Laravel sẽ redirect về màn hình trước đó + các thông tin lỗi để chúng ta xử lý và hiển thị lên màn hình.

Các rule validate mà Laravel hỗ trợ: Chúng ta có thể thấy laravel hỗ trợ khá nhiều ở đoạn Sample trên chẳng hạn. Bên dưới liệt kê ra một số pattern dùng để validate mà Laravel hỗ trợ sẵn

  • Require the field
    • required, required_if
    • required_unless
  • Field phải chứa một ký tự bất kỳ
    • alpha , alpha_dash, integer
  • Input phải là một pattern nào đó (email, ip, hay url chẳng hạn)
    • email, ip, active_url

.... Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây: https://laravel.com/docs/5.6/validation#available-validation-rules

Manual Validation

Nếu chúng ta không sử dụng hàm validate có sẵn trong controller, chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo một validator và dùng nó để validate input từ request.

Ví dụ:

Route::post('register', function(Illuminate\Http\Request $request){
	$validator = Validator::make($request->all(), [
		'email' => 'required|unique:users|email',
		'name' => 'required|max:200', 
	]);
	if ($validator->fails()){
		return redirect('register')
				->withErrors($validator)
				->withInput
	}
	//Information is valid, so save it.
})

Ở đây khi check $validator->fails() chúng ta đã kết thúc xử lý và trả về error cho enduser.

Hiển thị error messages

Ở 2 phần trên chúng ta đã đề cập đến việc khi validate failed thì sẽ có một response (redirect hoặc json response) trả về cho enduser có kèm với thông tin lỗi. Chúng ta có thể dùng view để hiển thị error cho end-user như bên dưới

@(Technical Blog)[Publish]if ($errors->any())
	<ul id="errors">
		@foreach ($errrors as $error)
			<li>{{ $error }} </li>
		@endforeach
	</ul>
@endif

Eloquent Mass assignment

Ở phần đầu chúng ta có đề cập đến việc tại sao dùng request->only()request->exept() chẳng hạn có thể nâng cao được security. Thử xem đoạn code ở bên dứơi

	Route::post('update-profile', function(Request $request){
		$user = auth()->user(); //get current loggedin user
		$user->update($request->all()); // update current user. 
	});

Ở đây chúng ta gọi update($request->all()) . Đây gọi là Eloquent Mass assignment. Chúng ta không chỉ định rõ ràng nhưng field nào trong model User sẽ được update, chúng ta truyền toàn bộ request và Laravel sẽ tự mapping field của model với input của Request. Giả sử chúng ta chỉ muốn update lại nameemail của user, nhưng bằng cách nào đó, user cũng có truyền id lên một cách cố tình, và chúng ta update luôn cả id thành một giá trị khác, như thế thì không tốt phải không nào. Vì vậy khi chúng ta sửa lại thành bên dưới

	Route::post('update-profile', function(Request $request){
		$user = auth()->user(); //get current loggedin user
		$user->update($request->only(['email', 'name'])); // update current user. 
	});

Thì sẽ nâng cao được security của hệ thống, tránh việc update những fields mà mình không muốn update.

*Note Model trong laravel cũng có hỗ trợ việc chỉ cho phép mass assign những fields nằm trong $fillable . Chúng ta sẽ tìm hiểu về việc này thông qua bài viết tiếp theo

Kết luận

Chúng ta có thể access đến request thông qua facade, global helper hoặc inject vào trong route, chúng ta có các hàm để tương tác với request object đồng thời validate được request thông qua manual validator hoặc hàm validate của Controller. Khi một request bị validate failed, chúng ta sẽ nhận được một response (redirect hoặc json) có kèm thông tin lỗi để hiển thị lên màn hình.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí