+1

Laravel best tips & good practices(p1)

Sử dụng local scopes khi bạn query mọi thứ

Laravel có một cách hay để viết các query cho database của bạn bằng cách sử dụng Query Builder. Giống như đoạn code này:

$orders = Order::where('status', 'delivered')->where('paid', true)->get();

Điều này khá tốt. Nó khiến nhiều người từ bỏ SQL và tập chung vào coding vì nó dễ tiếp cận hơn. Nhưng đoạn code này có thể được viết tốt hơn nếu chúng ta sử dụng local scopes.

Local scopes cho phép chúng ta ra các phương thức Query Bullder của riêng mình. Chúng ta có thể xâu chuỗi chúng khi cố gắng truy xuất dữ liệu. VD: Thay vì dùng các câu lệnh ->where(), chúng ta có thể sử dụng ->delivered()->paid() theo cách clean hơn.

Đầu tiên, trong model Order chúng ta thêm 1 số phương thức:

class Order extends Model
{
   ...
   public function scopeDelivered($query) {
      return $query->where('status', 'delivered');
   }
   public function scopePaid($query) {
      return $query->where('paid', true);
   }
}

Khi khai báo local scopes, bạn nên sử dụng cách đặt tên chính xác scope[Something]. Theo cách này laravel sẽ biết đây là một scope và sẽ sử dụng nó trong Query Builder của bạn. Bạn phải đảm bảo đối số đầu tiên được tự động inject vào laravel và là đối tượng của Query Builder.

$orders = Order::delivered()->paid()->get();

Để sử dụng động hơn, bạn có thể dùng dynamic local scopes. Mỗi scope đều cho phép bạn đưa ra các tham số.

class Order extends Model
{
   ...
   public function scopeStatus($query, string $status) {
      return $query->where('status', $status);
   }
}
$orders = Order::status('delivered')->paid()->get();

Ở phần sau bài viết này, bạn sẽ hiểu lý do tại sao bạn nên sử dụng snake_case cho các trường trong cơ sở dữ liệu, nhưng đây là lý do đầu tiên: Laravel mặc định sử dụng where[Something] để thay thế scope trước đó. Vì vậy, thay vì trước đây bạn có thể làm:

Order::whereStatus('delivered')->paid()->get();

Laravel sẽ tìm kiếm snake_case của Something trong where[Something]. Nếu bạn có status trong DB, bạn sẽ sử dụng như ví dụ trước.

Sử dụng Request files

Laravel cung cấp cho bạn một cách để validate form bằng eloquent. Nếu có một request POST hoặc một request GET, nó sẽ không thể validate nếu bạn cần nó.

Bạn có thể valdidate theo cách này trong controller:

public function store(Request $request)
{
    $validatedData = $request->validate([
        'title' => 'required|unique:posts|max:255',
        'body' => 'required',
    ]);

    // The blog post is valid...
}

Nhưng khi bạn có quá nhiều code trong các phương thức của controller, nó có thể khá khó chịu. Bạn muốn giảm càng nhiều càng tốt code của mình trong controller. Ít nhất, đây là điều đầu tiên tôi nghĩ nếu tôi phải viết nhiều logic.

Laravel cung cấp cho bạn một cách dễ thương để validate các request bằng cách tạo các class request và sử dụng chúng thay vì các lớp Request lỗi thời. Bạn chỉ cần tạo request của bạn:

php artisan make:request StoreBlogPost

Trong thư mục app/Http/Requests/ bạn sẽ tìm thấy request file của mình:

class StoreBlogPostRequest extends FormRequest
{
   public function authorize()
   {
      return $this->user()->can('create.posts');
   }
   public function rules()
   {
       return [
         'title' => 'required|unique:posts|max:255',
         'body' => 'required',
       ];
   }
}

Bây giờ, thay vì dùng Illuminate\Http\Request trong phương thức của bạn, bạn hãy thay thế nó bằng class vừa tạo:

use App\Http\Requests\StoreBlogPostRequest;
public function store(StoreBlogPostRequest $request)
{
    // The blog post is valid...
}

Phương thức authorize() phải trả về boolean. Nếu nó trả về false thì sẽ throw lỗi 403, vì vậy hãy đảm bảo bạn catch nó trong phương thức render() của file pp/Exceptions/Handler.php:

public function render($request, Exception $exception)
{
   if ($exception instanceof \Illuminate\Auth\Access\AuthorizationException) {
      //
   }
   return parent::render($request, $exception);
}

Trong class StoreBlogPostRequest chúng ta còn thiếu một phương thức đó chính là messages(). phương thức này trả về một mảng các message báo lỗi mỗi khi request lỗi.

class StoreBlogPostRequest extends FormRequest
{
   public function authorize()
   {
      return $this->user()->can('create.posts');
   }
   public function rules()
   {
       return [
         'title' => 'required|unique:posts|max:255',
         'body' => 'required',
       ];
   }
   public function messages()
   {
      return [
        'title.required' => 'The title is required.',
        'title.unique' => 'The post title already exists.',
        ...
      ];
   }
}
@if ($errors->any())
   @foreach ($errors->all() as $error)
      {{ $error }}
   @endforeach
@endif

Trong trường hợp bạn muốn lấy message cho một trường xác định thì bạn làm như sau:

<input type="text" name="title" />
@if ($errors->has('title'))
   <label class="error">{{ $errors->first('title') }}</label>
@endif

Magic scopes

Khi bạn xây dựng một thứ gì đó, bạn có thể sử dụng magic scopes đã có sẵn.

  • Lấy kết quả theo created_at giảm dần
User::latest()->get();
  • Lấy kết quả theo một trường xác định giảm dần
User::latest('last_login_at')->get();
  • Lấy kết quả theo thứ tự ngẫu nhiên
User::inRandomOrder()->get();
  • Chạy phương thức query theo điều kiện
// Let's suppose the user is on news page, and wants to sort it by newest first
// mydomain.com/news?sort=new
User::when($request->query('sort'), function ($query, $sort) {
   if ($sort == 'new') {
      return $query->latest();
   }
   
   return $query;
})->get();

Thay vì sử dụng when() bạn có thể sử dụng unless, unless ngược lại với when.

Nguồn: https://medium.com/@alexrenoki/pushing-laravel-further-best-tips-good-practices-for-laravel-5-7-ac97305b8cac


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí