0

Lập trình hàm!

Functional Programming

Lập trình hướng hàm là một phương pháp lập trình lấy hàm làm đơn vị cơ bản. Ở lập trình theo kiểu làm tuần tự câu lệnh như C, C++, Java, ... thì chúng ta phải làm tất cả mọi thứ để đến kết quả cuối cùng. Còn ở các ngôn ngữ lập trình hướng hàm, ngôn ngữ sẽ cung cấp cho ta rất nhiều tiện tích để có thể dễ dàng xử lý bài toán. Ví dụ với một mảng và ta muốn nhân hai từng phần tử lên, ta sẽ làm như sau ở C:

int* arr;
for (int i = 0; i < n; ++i)
    arr[i] *= 2;

Còn ở Haskell, ta sẽ làm như sau:

map (*2) list
[2 * a | a <- list]

Mặc dù nội tại hàm map nó không khác gì mấy so với là duyệt từng phần tử, tuy nhiên về cách hiểu, chúng ta chỉ cần quan tâm đến mô tả của nó: Nhân hai từng phần tử. Còn về phía C ta sẽ hiểu là: Duyệt từng phần tử và nhân hai chúng lên.

Haskell có rất nhiều tiện ích có sẵn như danh sách, map, filter, scanl, scanr, zip, zipWith, foldl, foldr, ... và những hàm này cực kỳ hữu ích trong việc xây dựng lại các bài toán một cách súc tích bằng cách chỉ dựa trên mô tả của bài toán.

Ví dụ tính tổng 1+2x+3x2+...+nxn11 + 2x + 3x^2 + ... + nx^{n-1}, ta hiểu là ghép [1, 2, ..., n] với [1, x, x^2, ..., x^{n-1}] tương ứng với phép nhân, nghĩa là zipWith (*), [1, 2, ...][1..], còn [1, x, x^2, ...]scanl (*) 1 (repeat x) nghĩa là [1, 2x, 3x^2, ...]zipWith (*) [1..] (scanl (*) 1 (repeat x)). Để tính tổng ta chỉ cần lấy n phần tử ở cấu trúc vô hạn này và tổng chúng lại.

Hoặc ta lại suy nghĩ theo hướng dùng fold thì nó là foldr (flip $ (+).(*x)) 0 (take n [1...]) với tùy chọn mô tả sẽ là chuyển về cấu trúc cây và sử dụng phép thế : thành + x *[] thành 0

Bắt đầu với một ví dụ đơn giản

Ta hãy bắt đầu với bài toán huyền thoại là dãy Finbonacci. Với các viết fib n = fib (n - 1) + fib (n - 2) thì ai cũng biết cách này có một performance rất tệ khi tính trùng rất nhiều giá trị. Để khắc phục điều này, ta sẽ để các biến đã được tính toán ở phía trên phần tham số:

fib = go (0, 1)
    where
        go (a, _) 0 = a
        go (a, b) n = go (n - 1) (b, a + b)

Còn nếu là n phần tử đầu của dãy Fibonacci thì sao, cũng tương tự hàm được viết ở trên, ta sẽ thêm chút mắm muối vào:

fibs = go (0, 1)
    where go (a, b) n = if n == 0 then [] else a: go (b, a + b) (n - 1)

Và để cho nó trở thành một cấu trúc vô hạn thì ta sẽ lượt bỏ đi tham số n và kết quả ra rất khả quan:

go (a, b) = a: go (b, a + b)
fibs = go (0, 1)

Tuy nhiên, các cách ở trên vẫn còn rất nhiều động thái lưu lại kết quả để tính toán bước tiếp theo mà không hoàn toàn dựa vào mô tả: Số tiếp theo bằng tổng hai số trước. Với mô tả này, hàm scanl rất hiệu quả trong bài toán này:

fibs = 0 : scanl (+) 1 fibs

Các phép toán trên ma trận

Đầu tiên ta sẽ viết phép nhân vô hướng của hai vector:

Với hai vector a=(a1,a2,...,an)a = (a_1, a_2, ..., a_n)b=(b1,b2,...,bn)b = (b_1, b_2, ..., b_n) thì tích vô hướng <a,b>=a1b1+a2b2+...+anbn<a, b> = a_1b_1+a_2b_2 + ...+a_nb_n

Với một cách bình thường, ta sẽ suy nghĩ theo kiểu đệ quy là:

vecmul [] _ = 0
vecmul _ [] = 0
vecmul (x:xs) (y:ys) = x * y + vecmul xs ys

Một cách nghĩ khác, ta để ý rằng từng phần tử tương ứng nhân lại với nhau nên ta nghĩ ngay đến hàm zipWith, sau đó là thực hiện phép tổng thì sẽ là hàm sum:

vecmul = sum $ zipWith (*)

Với phép chuyển vị ma trận, ta sẽ lấy phần tử đầu của từng hàng rồi đặt thành một hàng. Rồi làm tương tự với phần còn lại, nên phép chuyển vị sẽ là:

transpose ([]:_) = []
transpose x = [head a | a <- x]: transpose [tail a | a <- x]

Trong phép cộng hai ma trận, ta phải cộng từng hàng với nhau, do đó ta sẽ có một hàm cộng hàng:

rowadd [] _ = []
rowadd _ [] = []
rowadd (x:xs) (y:ys) = (x + y): rowadd xs ys

Và rồi thực hiện trên toàn ma trận:

matadd [] _ = []
matadd _ [] = []
matadd (x:xs) (y:ys) = (rowadd x y): matadd xs ys

Nghĩ theo một hướng khác, cộng từng hàng tương ứng, là zipWith f nào đó. Và việc cộng hai hàng sẽ là cộng từng ô tương ứng, nghĩa là f = zipWith (+), vậy:

matadd = zipWith (zipWith (+))

Tương tự với phép nhân element-wise, ta chỉ cần đổi (+) thành (*). Tiếp theo ta đến với phép tích dot, với phân tích là ô i, j sẽ là tích vô hướng của hàng i ma trận đầu với cột j ma trận sau. Vậy thì nếu chuyển vị ma trận sau rồi thì nó sẽ là tích vô hướng của hàng i ma trận đầu và hàng j ma trận sau. Như thế thì ta sẽ có công thức sau:

dot x y = [[vecmul xr yc | yc <- transpose y] | xr <- x]

Với một số phân tích đơn giản thì ta có thể viết các hàm tính toán ma trận cơ bản một cách dễ dàng. Điều ra rút ra được từ các ví dụ trên là hãy viết hàm dựa theo mô tả của hàm, không biết hàm dựa vào các bước tính toán.

Một số thuật toán sắp xếp

Ta hãy thử viết các thuật toán sắp xếp bằng Haskell. Đầu tiên ta hãy viết thuật toán Quick Sort. Theo tài liệu ở đây thì Quick Sort sẽ chia ra 3 công đoạn:

  1. Chọn một phần tử bất kỳ, gọi là pivot
  2. Với phần còn lại, chia làm hai phần, một phần chỉ chứa phần tử nhỏ hơn pivot và phần còn lại chứa phần tử lớn hơn hoặc bằng pivot
  3. Làm tương tự với các phần nhỏ, sau đó ghép chúng lại theo thứ tự : phần nhỏ hơn -> pivot -> phần lớn hơn

Ta có thể chọn pivot ở bất kỳ nơi nào nên ta sẽ chọn ở vị trí đầu tiên của danh sách, sau đó việc lấy các phần tử nhỏ hơn hay lớn hơn hoặc bằng được xử lý bằng filter:

quickSort [] = []
quickSort (x:xs) = (quickSort [a | a <- xs, a < x]) ++ (x: quickSort [a | a <- xs, a >= x])

Chúng ta hãy nhìn vào cách mà thuật toán mô tả, chúng ta không cần quan tâm rằng thuật toán của chúng ta chạy từng bước như thế nào. Và kết quả nhận được là một hàm được viết rất gọn.

Tiếp theo hãy đến với Bubble Sort, với một mô tả như sau: Đổi chỗ hai phần tử kề nhau nếu nó là nghịch thế là di chuyển đến đỉnh tiếp theo.

bubbleSort = foldr go []
    where
        go x [] = [x]
        go x (y:ys) = min x y : go (max x y) ys

Cũng tương tự ta có thể viết thuật toán Insertion Sort như sau với một mô tả: Đưa một phần tử vào đúng vị trị của nó ở một dãy đã được sắp xếp.

insertionSort [] = []
insertionSort (x:xs) = go x (insertionSort xs)
    where
        go x [] = []
        go x (y:ys) = if x < y then x:y:ys else y: go x ys

Đến bài toán tìm đường đi ngắn nhất

Haskell tương tác tốt với toán học, nên các giải thuật mang tính toán học sẽ được viết một cách hiệu quả nhất. Ta sẽ chọn phương pháp min-plus để giải quyết bài toán đường đi ngắn nhất.

Trên R{+}\mathbb{R}\cup\{+\infty\}, ta định nghĩa ab=min{a,b}a \oplus b = \text{min} \{a, b\}ab=a+ba\otimes b = a + b, trong đó ++\infty00 là phần tử trung hòa đối với \oplus\otimes

Với một ma trận GG là ma trận kề trên một đồ thị nn đỉnh thì ta sẽ tính i=1nGi\bigoplus\limits_{i = 1}^{n} G^{i}, trong đó Gk=i=1kGG^k = \bigotimes\limits_{i = 1}^{k} G

Để tiện, ta sẽ chỉ xét với đồ thị trọng số không âm, lấy 1-1 tương ứng với dương vô cùng. Và phải định nghĩa lại phép toán cộng và nhân trong min-plus như sau:

oplus x y = if x == -1 || y == -1 then x + y + 1 else min x y
otimes x y = if x == -1 || y == -1 then -1 else x + y

Phép cộng hai ma trận được định nghĩa tương tự như trên:

matadd = zipWith (zipWith oplus)

Phép nhân vô hướng hai vector sẽ khác đi vì thay phép ++ thành \oplus và phép nhân thành \otimes. Để làm được điều này, ta sẽ dùng hàm foldr với giá trị khởi tạo là phần tử trung hòa với phép \oplus-1:

vecmul a b = foldr oplus (-1) (zipWith otimes a b)

Và phép nhân hai ma trận được định nghĩa lại như sau:

dot x y = [[vecmul a b | b <- transpose y] | a <- x]

Đã có đủ công cụ để dùng, ta chỉ còn thiếu phép tính 1+x+...+x^n nữa là xong, và hàm foldl sẽ thực hiện tốt những mô tả còn lại:

calc x y = matadd (dot x y) y
shortestPath g = foldl calc g (take (length g - 1) (repeat g))

Đây là một cách rất ngắn gọn để mô tả lại thuật toán tìm đường đi ngắn nhất.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí