-1

Lập trình game đa nền tảng cho di động (Phần 1)

Trong thời đại Công Nghệ Thông Tin phát triển bùng nổ mạnh mẽ ngày nay kéo theo sự phát triển của di động, máy tính, máy chơi game, máy tính bảng, kính thực tế ảo … Đời sống vật chất con người ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu được giải trí cao chính vì vậy ngành công nghiệp GAME trở thành một trong những môi trường kinh doanh và phát triển bậc nhất Việt Nam và trên toàn thế giới. Lập trình game trở thành một trong những lĩnh vực được cả dân IT và thế hệ trẻ theo đuổi. Môi trường rất sáng tạo, năng động, lương cao và hội nhập là những yếu tố tạo nên sức hút của ngành lập trình GAME. Thậm chí Bạn hoàn toàn có thể tự kiếm tiền rất nhiều thông qua việc tự phát hành game của riêng Bạn mà không cần phải đi làm công ty (tiền đổ về tài khoản ngay cả khi Bạn đang ngủ) đang được rất nhiều Bạn trẻ đã và đang làm được tiêu biểu là Nguyễn Hà Đông với game Flappy Bird sở hữu 50 triệu lượt tải dẫn đầu bảng xếp hạng App Store/Google Play kiếm được 1 tỷ VNĐ/ngày tổng thu nhập trước khi Game bị hạ xuống ước đoán khoảng 200 tỷ VNĐ.

google-play-game-services-710x300.jpg

Xu thế hiện tại của lập trình game đó chính là Lập Trình Game Đa Nền Tảng. Đầu tiên các Bạn phải hiểu rõ khái niệm Lập Trình Game Đa Nền Tảng tức là thế nào? Có nghĩa là một game các Bạn làm ra sẽ có mặt ở các nền tảng khác nhau như Web/Di động (Mobile)/Tablet/Máy tính (PC) với các hệ điều hành khác nhau như Android/iOS/Windows Phone/Windows/Linux/Mac OS ... Tất nhiên một game để có thể chạy được vừa trên máy tính vừa trên điện thoại thì chắc chắn phải khác nhau vì cấu hình phần cứng của 2 cái vốn khác nhau (máy tính sẽ xử lý nhanh và mạnh hơn điện thoại). Tuy nhiên một game muốn thành công chắc chắn phải có mặt ở đa nền tảng như trên để cho người dùng có được sự trải nghiệm. Ví dụ: Tôi giờ hành chính ngồi trên máy tính làm việc cũng có thể chơi được những lúc rảnh rỗi mà Tôi đi cầu chả lẽ phải xách luôn con laptop vào chơi sao? Lúc đấy sẽ chuyển qua chơi trên điện thoại. Và thế là xu hướng Lập Trình Game Đa Nền Tảng ra đời.

IC764739.jpg

Ngày xưa để có thể lập trình ra các game trên các nền tảng khác nhau buộc người lập trình phải học hỏi và am hiểu từng nền tảng, sau khi hoàn thành game ở một nền tảng sẽ chuyển sang xây dựng trên các nền tảng còn lại. Điều này đòi hỏi người lập trình viên phải tiếp nhận với một lượng lớn khối kiến thức khổng lồ từ các nền tảng khác nhau. Điều đó có thể hiểu nôm na như Bạn xây dựng cấu trúc một căn nhà trên đất nước Việt Nam xong rồi Bạn lại tiếp tục phải xây dựng mới cấu trúc một căn nhà trên đất nước Nhật Bản (vì địa lý của Nhật Bản hay động đất nên kết cấu phải khác Việt Nam để có thể chịu đựng được). Bạn thử nhắm mắt tưởng tượng xem? Rất là khó khăn đúng không? Đứng trước tình thế đó buộc nhu cầu phải làm sao để có thể giảm tải bớt sự khó khăn cho các lập trình viên game? Và rồi người ta đã xây dựng nên cơ chế "Code once, Run anywhere" hiểu là "Code một lần, Chạy mọi nơi" tức là chỉ cần viết một lần và game của Bạn đã có thể tự chạy được trên các nền tảng khác nhau mà không cần phải xây dựng lại. Vậy thì nhờ đâu chúng ta có thể làm được như vậy?

Đó chính là nhờ sự ra đời của các Engine lập trình game đa nền tảng như Cocos2d-x, Unity 2d/3d ... Từ lúc này Bạn chỉ cần viết code tạo ra một game và thông qua Engine nó sẽ tự động Build (Chạy) game trên tất cả các nền tảng Web/Mobile/Tablet/PC mà Bạn không cần phải bỏ công viết lại. Bạn thấy có tuyệt vời chứ?

6_cross-platform.png

Nhu cầu phát triển mạnh mẽ là thế - Công nghệ phát triển hỗ trợ tốt đến thế. Tuy nhiên nhân lực học lập trình game hiện nay vẫn còn đang rất khan hiếm. Lý do chính xuất phát từ những khó khăn ban đầu của người mới theo ngành lập trình game đã khiến họ bỏ cuộc trên con đường dẫn đến thành công. Tất nhiên đây là một sự đánh đổi vì không có thành công nào không trải qua khó khăn, chông gai và thử thách.

Nguồn: http://www.sondeptrai.com/2016/09/lap-trinh-game-da-nen-tang-voi-cocos2dx.html

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí