Làm việc với người Nhật dễ hay khó
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Xứ sở mặt trời mọc được biết đến với nguồn tài nguyên chất xám , với tinh thần vì lợi ích Quốc gia .. đó chính là nguồn vốn và khối tài sản con người. Chính nền văn hóa này đã tạo nên tiếng vang cũng như thành công của họ . Vậy nên làm việc với người Nhật sẽ là một bài toán khó giải hay sẽ vô cùng đơn giản khi chúng ta biết hướng giải quyết, hãy cùng tôi tham khảo những thông tin sau đây để trả lời cho câu hỏi này.
Thể hiện ý muốn tìm hiểu văn hóa địa phương:
Đối với người Nhật , mọi cử chỉ, sắc thái phi ngôn ngữ sẽ nói lên được nhiều điều hơn là qua hội thoại giao tiếp thông thường. Nên việc quan trong đối phương để đo lường tính cách của đối tác thông qua các bữa tiệc, những lần chơi golf ... dường như đã trở thành nét văn hóa của họ. Khi một người nước ngoài được doanh nhân Nhật Bản dẫn đi thưởng thức văn hóa trà đạo, vì là lần đầu tham gia nên việc bị tê chân là hoàn toàn có thể xảy ra, mặc dù các địa điểm tổ chức trà đạo luôn chuẩn bị những chiếc đệm ghế giúp khách nước ngoài làm quen dễ hơn với nền văn hóa này, tuy nhiên tốt nhất là vị khách người nước ngoài đó không nên yêu cầu mượn chiếc đệm ghế đó. Khi chủ nhà người Nhật nhận ra sự bất tiện của vị khách, họ sẽ hỏi và rất vui lòng được giúp đỡ. Câu chuyện đặt ra là vì sao vị khách người nước ngoài kia không nên yêu cầu trước khi đối tác người Nhật nhận ra? . Vì với người Nhật , việc yêu cầu dùng đệm ghế đã phát tín hiệu rằng đối phương không sẵn lòng để tìm hiểu về văn hóa của họ, vậy sẽ làm thế nào để chắc chắn rằng họ có thể đảm trách những tình huống kinh doanh phức tạp với nhiều khác biệt về văn hóa hơn ?
Đừng ngại cúi chào:
Cúi đầu khi chào là một trong những nguyên tắc hành xử truyền thống của người Nhật. Tôi từng có cơ hội được làm việc tại Nhật, việc mỗi sáng đi làm cúi đầu chào không dưới vài trăm lần là chuyện hoàn toàn bình thường. Họ chào tất cả mọi nhân viên công ty mặc dù chưa nói chuyện với nhau bao giờ, thậm chí họ còn vô thức chào người ở đầu bên kia cuộc điện thoại. Và cách thức chào , độ thấp đến đâu, trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào địa vị xã hội, tuổi tác và vị trí công việc . Người Nhật không mong đợi bạn sẽ hiểu hết những quy tắc phức tạp đó nên họ cũng không trông đợi bạn sẽ cúi chào đúng cách. Do đó, động tác tốt nhất bạn nên làm để chứng tỏ thành ý tôn trọng văn hóa của họ là nghiêng người cúi chào.
Thời gian đàm phán thường khá dài:
Người Nhật Bản thường rất câu lệ về ngôn từ trong giao tiếp. Họ rất ghét và không bao giờ nói Không. Ngôn từ đều được kết hợp hài hòa để tránh hiểu lầm, xung đột từ đối tượng giao tiếp.Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật hay nói quanh co hoặc nhẹ nhàng đưa ra gợi ý. Tuy nhiên, cũng có đôi khi họ nói thẳng ra ý kiến của mình rõ ràng nhưng cẩn thận để người khác không nổi giận.Sự tự chủ của người Nhật giúp họ giữ bình tĩnh và không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Để lĩnh hội kĩ năng này, bạn cần phải lắng nghe kĩ từng từ người khác lẫn bản thân nói. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết những dấu hiệu xấu và thay đổi trước khi mọi chuyện trở nên xấu hơn.
Quà tặng
Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điềm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn. Không được tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã. Đối với người Nhật, chúng biểu tượng cho “mắn” trong sinh sôi nảy nở hoặc thủ đoạn. Quà thường được trao với câu nói sau: “Mặc dù nó không có giá trị gì, nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho”. Không được phép mở món quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.
Trên đây chỉ là 4 tips nhỏ về văn hóa của người Nhật, vậy nên khi chúng ta hiểu rõ về con người họ, chúng ta có thể dễ dàng giải quyết mọi vấn đề . Hãy thử vận dụng những tips trên để có được những thành công trong công việc nhé.
All rights reserved