Làm việc hiệu quả, về nhà đúng giờ
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Lời tựa:
Là một lập trình viên, chắc hẳn việc chạy Deadline đã quá quen thuộc với các bạn phải không nào. Tuy nhiên vì Deadline mà hôm nào bạn cũng phải thức đêm thức hôm, ở lại công ty đến 12h, thậm chí overnight thì đúng là ác mộng (sohai). Không có thời gian nghỉ ngơi, không có thời gian cho bản thân, không có thời gian cho gia đình, bạn bè, người yêu....v.v Thật là buồn phải không nào. Tình cờ mình đọc được bài viết khá hay trên Blog của một anh người Nhật, viết về việc sắp xếp thời gian. Mình thấy nó rất thú vị và hài hước nên muốn chia sẻ cùng các bạn. Lời dịch theo phong cách xì teen, có gì các bạn bỏ quá cho mình nhé (hehe)
Trước khi đọc bài, các bạn phải thành thực trả lời cho mình câu hỏi này nhóe :
1. Thời gian bạn tập trung viết Code trong một ngày là mấy tiếng?
12 tiếng? 11 tiếng? 9 tiếng?
Vâng. Xin chúc mừng. Bạn đúng là 1 lập trình viên siêu hạng, super Programmer (baiphuc) (lay2). Nói bạn là xuất chúng hơn người cũng không có gì là quá đáng (hehe). Bài viết này chả có ích gì cho bạn đâu. Lướt ngay, quay về Code, tiếp tục cống hiến cho tương lai nhân loại nào.
8 tiếng? 7 tiếng? 6 tiếng?
Thật hem?
Sugoi! Xuất sắc! Thặc sự xức sắc!
Bạn nào được như này thì cứ tiếp tục cố gắng nhóe (kiss). Bạn chính là người phù hợp, vừa khít khìn khịt với việc Code. Nói cách khác: Code chọn bạn (chucmung).
Nói thế chứ bài viết này cũng chả có ích gì cho bạn đâu mà (hihi). Xem lướt lướt, rồi đóng trình duyệt lại mau.
4 tiếng? 3 tiếng?
Vầng. Trước nay bạn vẫn thong thả code phải không nhỉ? Tôi đang chờ các bạn đây. Nói thật đấy (welcome) Thời gian bạn tập trung code thật là ngắn, chắc hẳn bạn cũng đã suy nghĩ về việc này "Có gì đó sai sai ở đây?”
Không tập trung code, dẫn đến việc bạn phải ở lại công ty muộn tới 10, 11, 12h để hoàn thành Task được giao. Để chấn an bản thân, trong đầu bạn sẽ tự điều chỉnh “Ahhhh, hôm nay mình cũng đã cố gắng hết sức rồi. Mà kết cục thì tiến triển công việc vẫn chả khả quan hơn tẹo nào, haiz….” Điều này cứ lặp đi lặp lại, luẩn quẩn và không lối thoát, phải không nào?
Tuy nhiên, suy nghĩ trên là một sự hiểu lầm. Anh Joe (1 blogger về công nghệ) cũng đã nói: “Kể từ khi bắt đầu làm công việc của một lập trình viên, tớ đã nhận thức được rằng: Khoảng thời gian tớ code năng suất trong một ngày trung bình chỉ dao động từ 2 đến 3 tiếng”
Nhân câu chuyện này, thì mình cũng nói luôn: Mình cũng thế . Khoảng thời gian mà mình “vùi đầu viết Code” nhiều nhất là khoảng 3 tiếng. Trong môi trường White noise (tiếng ồn tích cực – bạn nào chưa biết thì tra Google nhóe), não mình đi vào vùng tập trung cao độ, mà sau đây mình sẽ gọi nó là “In the Zone”.
Tà tà tà tà tà tà……Nếu chú tâm Code, quá buổi trưa là mình đã làm xong việc của cả 1 ngày….
Tuy nhiên, cũng có những ngày mình không tài nào tập trung, In the Zone được . Âỳ da, mà những ngày không vào Zone đấy lại chiếm đa số mới chết chứ.
Thôi, tạm thời không nói đến những ngày đầu óc mình lửng lơ, đến cái hiện thực đau lòng kể trên, mình sẽ muốn chia sẻ với các bạn về việc In the Zone và phương pháp tập trung sao cho hiệu quả. Việc “vào vùng tập trung cao độ” , In the Zone không phải là một chuyện đơn giản đâu nhé.
Nào, giờ hãy cùng nghía vào sự thật phũ phàng.
Lên kế hoạch tác chiến mà không dựa trên thực tế- điều này coi như kế hoạch của bạn chắc chắn sẽ thất bại, thất bại ngay tại thời điểm bạn lập nó ra. Chính vì vậy, nắm bắt được tình hình thực tế là một việc vô cùng quan trọng. Dưới đây là những mục mà bản thân bạn nên ý thức được:
- Thời gian In the Zone của bạn ngắn đấy.
- Năng suất Code trong thời gian bạn In the Zone sẽ gấp khoảng 3 lần so với thời gian thông thường.
- Phân nửa thời gian trong ngày của bạn ở trong tình trạng “Thiếu tập trung”.
- Năng suất làm việc của bạn trong thời gian bạn mất tập trung chỉ bằng 1/3 so với thời gian thông thường.**
Đọc xong 4 điều trên, bạn thấy thế nào? (hong)
Bạn có thấy nó khớp với những điều mà bạn từng nghĩ không? Năng suất làm việc lúc bạn tập trung cao gấp 9 lần năng suất làm việc khi bạn mất tập trung. Khoảng cách là 9 lần đấy các bạn ạ. (sohai) Tuy nhiên, điều này cũng chỉ dự tính của bản thân mình thôi (hehe)
Chính vì thế, ý thức sao cho đặt bản thân mình vào Zone là rất quan trọng.
Làm sao để đặt bản thân In the Zone?
Chúng ta là những lập trình viên.Vũ khí của lập trình viên là Editor. Đến văn phòng, ngồi vào chỗ và bật Editor lên. Bắt đầu Code. Việc đầu tiên tạm thời thế đã.
Và dù có thấy nhột nhột, cũng đừng bật Mail, Slack hay bất cứ Communicate tool nào lên. Việc này là Cấm chỉ.
Nếu được, thì các bạn để luôn Line, Messenger,…v.v ở chế độ Mute cho mình. Facebook, Intagram cũng dừng hết bạn nhé.
Mấy App trên không phải là vũ khí của chúng ta. Để vào được Zone, bạn cần phải phân chia các khoảng thời gian sao cho hạp lý. Điều này giúp bạn không phải quay trở lại với những việc bạn đang làm dở trước đó. Dở dang sẽ khiến cho bạn khó tập trung, chỗ này một tí, chỗ kia một tẹo và kết quả là không đâu và đâu.
Dĩ nhiên, vì chúng ta làm việc trên tinh thần Teamwork nên cũng không thể lơ là việc Communicate được.
Tuy vậy, các bạn cũng hãy thử suy nghĩ xem. Mail và Slack đều là những Tool Communicate không đồng bộ. Phương thức giao tiếp đồng bộ là những phương thức mà mọi người trực tiếp trao đổi với nhau như: Mặt đối mặt, gọi điện thoại, hoặc MTG (meeting).
Tuy nhiên, phương thức giao tiếp không đồng bộ đã được phát minh ra, và đang được phát triển rất nhanh chóng. Vì vậy, bạn cũng nên suy nghĩ: Tại sao nó lại được sử dụng phổ biến đến vậy?
Ngay cả PC – rất giỏi xử lý multi task, nhưng nếu so sánh việc context switching với tốc độ của CPU thì cũng effort rất lớn, huống chi là con người. Xử lý quá nhiều việc cùng một lúc sẽ khiến bạn bị mất tập trung và làm việc không hiệu quả. App communicate không đồng bộ giúp bạn liên lạc với team, nhưng bạn cũng không cần ngay lập tức Reply các tin nhắn gửi đến bạn (yaoming)
Bạn cũng bỏ luôn suy nghĩ: Dù có bị chen ngang bao nhiêu đi nữa, thì năng suất làm việc của bạn cũng không bị thay đổi. Đầu tiên, bắt tay vào viết Code. Đấy là Start line.
Vì communication sẽ gây mất tập trung nên để sau cũng được. Tất cả vì mục tiêu done task (tất nhiên bạn cũng phải chú ý việc : thay đổi, hủy task…v.v Nhưng với những thay đổi quan trọng như thế này, mình khuyến khích team các bạn nên trao đổi trực tiếp để đỡ tốn effort
Nội dung công việc trong ngày phải được quyết định, sắp xếp từ hôm trước.
Đây là đối sách để bạn không còn phải lăn tăn chỗ này chỗ kia khi đến công ty nữa.
Khi mới chân ướt chân ráo vào làm việc, mình luôn được các Sếp nhắc nhở : “Việc chia task, thiết lập mục tiêu chiếm phân nửa thành công của dự án”. Không có kế hoạch, không có thành công.
Khi kết thúc một ngày làm việc, bạn cần kiểm tra lại những việc bạn làm chưa tốt, chưa được và đảm bảo nó sẽ không xảy ra trong ngày tiếp theo.
Tuyệt đối không được than thở suông “Ahhhh, hôm nay vẫn chả đâu vào đâu cả…” và vứt lại vấn đề. Tất cả những việc bạn làm nên Check theo chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra- Điều chỉnh, được viết tắt là PDCA (Plan - Do – Check – Act).
Tự mình quyết định thời điểm kết thúc công việc và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian đó.
Hồi nhỏ, bài tập cho cả kỳ nghỉ hè, hàng ngày bạn có làm không?
Mình thì thuộc type người “nước đến chân mới nhảy” – đến ngày 31- ngày cuối cùng của kỳ nghỉ, mình mới mang vở ra làm. Đây là một ví dụ về việc bản thân mình không lên kế hoạch và sự tập trung của mình trong ngày hôm đó. Lúc đó, mình biết rằng : “Cố lên! Cố làm hết trong hôm nay, mai không phải làm nữa”, nên mình đã dốc sức, để bản thân “In the Zone” và hoàn thành tất cả bài tập trong một ngày.
Vì vậy, bạn cũng nên đặt mốc thời gian phải làm xong việc, không được dây dưa kéo dài và phải tuân thủ nghiêm ngặt mốc thời gian đó.
Mỗi người sẽ có một lựa chọn khác nhau.Có những người lại lựa chọn cách ở lại công ty muộn, đến khi nào xong việc mới về. Tuy nhiên, đây lại là một giải pháp không hiệu quả. Xem qua thì có thể thấy : Việc kéo dài thời gian như vậy cũng không có vấn đề gì, nhưng thật ra, bạn đã bỏ sót một yếu tố cực kỳ quan trọng. Đó chính là “Thời gian ngủ nghỉ”.
Mặc dù ngủ nghỉ là một điều đương nhiên cần phải có, nhưng nó lại thường xuyên bị xem nhẹ.
Bạn phải hiểu rằng: Khi bạn In the Zone – tập trung cao độ, tức là cơ thể bạn đang làm việc vất vả, nói cách khác là “Lao động nặng”. Vì thế việc nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố rất quan trọng để bạn duy trì được nguồn năng lượng. Với lý do này, nếu bạn cứ tiếp tục làm việc, thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết thì ngày hôm sau, bạn sẽ không thể nào tập trung cao độ - In the Zone được.
“Ngay từ hôm nay, hãy đặt mốc thời gian kết thúc công việc và bắt tay vào việc rèn luyện khả năng tập trung cao độ cho ngày mai bạn nhé”.
Tác giả: furu8ma
Link bài gốc:
Sưu tầm & Dịch bài: Thanh Thảo
All rights reserved