Làm tool auto thả tim hay like share trên facebook
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Mở đầu
Đúng như tiêu đề bài viết, mình làm chỉ để nghịch cho thỏa mãn cơn thú tính thả reaction của mình trên new feed thôi =))
Để làm được điều này, chúng ta đơn giản là cần 2 graph API là user home
và object reactions
.
User home
Chi tiết tại đây Graph API Reference /{user-id}/home
Chú ý: Kể từ 6/10/2015 thì cái api này không còn available nữa, thay vào đó là /user-id/feed
. Nhưng mà cái feed thì không phải là thứ mà chúng ta muốn dùng, vì feed
chỉ trả về trang cá nhân, còn chúng ta muốn dùng là trang home, chứa status của cư dân mạng cơ.
Nhưng mà mình vẫn dùng được:
Object reactions
Chi tiết tại đây Graph API Reference /{object-id}/reactions
Và facebook có nói là "Creating: You can't perform this operation on this endpoint." Tức là chỉ dùng để GET data về cái post đó thôi.
Nhưng đây là mình đã thả tim vào 1 bài post:
Token
Mọi người thử vào lại cái graph explorer tool của Facebook mà xem, mấy cái quyền giờ chỉ toàn là view vớ vẩn, token được sinh ra từ đấy cũng không thể làm được 2 điều mà mình nói ở trên.
Do đó quan trọng nhất để làm được 2 việc trên là phải có được token có permission để thực hiện 2 api trên.
Hiện giờ thì mình tìm ra được 2 cách:
- Cách thứ 1 đó chính là lấy token mà Facebook cấp cho cái trình duyệt của bạn đó, token đó có thừa quyền hạn để làm việc này, lấy thế nào thì các bạn tự nghĩ vì cách này không làm tự động hóa được nên bỏ qua.
- Cách thứ 2 là dùng 1 server gọi là
restserver.php
của Facebook, nhưng mà lại chú ý :
The Facebook's legacy REST API does not work for new Facebook apps registered after Apr/2013. However, REST API is still supported for existing Facebook app created before Apr/2013.
Tức là nếu bạn kiếm được 1 cái app nào đó được tạo trước 4/2013, bạn hoàn toàn có thể lấy được token "full quyền" từ cái api này.
Cái này các bạn tự tìm hiểu tiếp nhé :3 chi tiết tại đây
Xây dựng tool
Để cho các bạn khỏi bảo mình chỉ biết mỗi PHP, nay mình làm bằng nodejs cho khác bọt tý.
Chuẩn bị
Chúng ta dùng express
để xử lý vấn đề này:
$ mkdir facebook_project
$ cd facebook_project
$ npm init
// điền thông tin
$ npm install express --save
Tạo file index.js
const express = require('express');
const app = express();
require('dotenv').config();
const port = process.env.NODE_PORT || 3000;
app.listen(port, function () {
console.log('App listening on port: ' + port);
});
À mà phải cài thêm dotenv
để dùng được config từ file .env
nhé.
Gọi graph API của Facebook
Mình chẳng tìm thấy cái package nào để hỗ trợ việc này, có cái node-facebook này nhưng mà không ưng lắm, kiểu sdk js ở frontend hay php sdk ở backend ý, thế nên là dùng tay cho nhanh.
Cài request package
$ npm install request request-promise --save
Tạo 1 file khác facebook_sdk.js
chứa function:
const request = require('request-promise');
require('dotenv').config();
const access_token = process.env.ACCESS_TOKEN;
const endpoint = 'https://graph.facebook.com/v3.1/';
User home
Trong file function vừa tạo, chúng ta làm 1 hàm lấy dữ liệu home. Chú ý đây là Promise nhé
exports.home = function (q) {
q = typeof q == 'undefined' ? {} : q;
const options = {
method: 'GET',
uri: endpoint + 'me/home',
qs: Object.assign({}, {
access_token: access_token,
}, q),
};
return request(options);
};
Đây là function mà chúng ta sẽ dùng để lấy home
chứa các status.
Quay lại file index.js
, chúng ta sẽ require cái function này là được:
const { home } = require('./functions/facebook_sdk');
home(next).then(function (res_home) {
console.log(JSON.parse(res_home));
}
Chúng ta sẽ thấy được thứ cần tìm
Chú ý là trong phần kết quả (xem ảnh bên trên) có chứa phần paging
, dùng nó để chúng ta next được sang trang tiếp (vì đó nên hàm home kia của mình có đầu vào là next đó)
Thả reactions
Lại quay lại file function, thêm hàm thả reaction:
exports.reactions = function (ids, reaction) {
const options = {
method: 'POST',
uri: endpoint + '/' + ids + '/reactions?type=' + reaction,
qs: {
access_token: access_token,
},
};
return request(options);
};
Và implement ở index.js
như thế này:
const {
home,
reactions
} = require('./functions/fb_sdk');
home(next).then(function (res_home) {
res_home = JSON.parse(res_home);
if (res_home.data && res_home.data.length > 0) {
for (let i in res_home.data) {
reactions(res_home.data[i].id, 'LIKE').then(function (res_reactions) {
res_reactions = JSON.parse(res_reactions);
console.log('Drop ' + reaction + ' to ' + res_home.data[i].id +
(res_reactions.success ? ' success.' : ' failed.') + ' At: ' +
moment().format('YYYY-MM-DD HH:mm:ss'));
})
}
}
if (res_home.paging && res_home.paging.cursors && res_home.paging.cursors.after != res_home.paging.cursors.before) {
// gọi đệ quy để sang trang sau;
}
});
Để dùng moment bạn cần cài moment:
npm install moment --save
Nâng cao hơn
- Mình đã thêm 1 đoạn tính toán trước khi thả reaction, đó là lấy thống kê về tổng số reaction của bài post này:
calculate_reactions(res_home.data[i].id).then(function (res_calculate_reactions) {
let data = JSON.parse(res_calculate_reactions)[res_home.data[i].id];
let reaction = 'LIKE';
if (data.reactions_sad.summary.total_count > 0) {
reaction = 'LIKE';
} else if (data.reactions_wow.summary.total_count > 0) {
reaction = 'WOW';
} else if (data.reactions_love.summary.total_count > 0) {
reaction = 'LOVE';
} else if (data.reactions_haha.summary.total_count > 0) {
reaction = 'HAHA';
}
dropReactions(res_home.data[i].id, reaction);
});
để cho việc thả reaction nó không quá lố lăng, status buồn lại HAHA hay status vui lại SAD.
- Thêm cron cho cái việc chạy này, trong node js bạn dùng node-cron
npm install node-cron --save
Và chạy mỗi tiếng 1 lần thì làm thế này:
var cron = require('node-cron');
cron.schedule('0 * * * *', function () {
// checkHome();
});
- Việc thả reaction thì nên thả từ từ, mình có thể sleep bằng cách set timeout theo random timeout:
function dropReactions(id, reaction) {
setTimeout(function () {
reactions(id, reaction).then(function (res_reactions) {
res_reactions = JSON.parse(res_reactions);
console.log('Drop ' + reaction + ' to ' + id +
(res_reactions.success ? ' success.' : ' failed.') + ' At: ' +
moment().format('YYYY-MM-DD HH:mm:ss'));
})
}, getTime() * 1000);
}
function getTime() {
let time = [
10,
50,
80,
120,
150,
];
return time[Math.floor(Math.random() * time.length)];
}
Chúng ta phải lấy thời gian timeout cách xa nhau nhất có thể, để không bị thả reaction gần nhau quá, đó là lý do tại sao mình không lấy rand từ 1 đến 60 mà phải set cái array như thế này
Kết quả
Và đây là thành quả:
Do đoạn trước mình test nhiều quá, nên là dòng chữ trắng không được bao nhiêu, tiếp theo là dòng chữ đỏ, do facebook của mình bị block =))
Hậu quả
Và đây là hậu quả:
Kết luận
- Bỏ ra chút thời gian tìm tòi bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị
- Ngoài ra còn là nghịch ngu nữa :-<
All rights reserved