+1

Làm thế nào để trở thành test leader?

Một người trưởng nhóm (Team Leader) giỏi là người không chỉ có thể "truyền lửa" cho các thành viên trong đội của mình mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của công ty thông qua việc nâng cao năng suất lao động của đội mình phụ trách. Trong quá trình lăn lội với nghề Testing, có những Tester đã vươn lên đến vị trí cao hơn – Test Manager hay còn gọi là Test Lead. Nếu đây cũng là đích đến của bạn trong tương lai, thì bạn cần nắm rõ: Rốt cuộc Test Manager làm gì và cần có những tố chất gì?

1. Các công việc cần làm của test lead

1.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kiểm thử

Trước khi cả team triển khai bất kỳ công việc cụ thể nào, Test Lead phải phát triển một chiến lược và kế hoạch kiểm thử phù hợp.

Chiến lược kiểm thử là một loại tài liệu thể hiện trên giấy các mục tiêu chính, cách tiếp cận và thời gian để kiểm tra sản phẩm. Nó cũng có thể bao gồm các chi tiết của quá trình kiểm thử và các công cụ, cùng với bất kỳ người chịu trách nhiệm thực hiện chúng.

Kế hoạch kiểm thử thường là một kế hoạch rất chi tiết, liệt kê những Ai, Làm gì và Khi nào các cuộc kiểm được thực hiện. Ai sẽ chạy một kịch bản kiểm thử cụ thể, sử dụng dữ liệu nào và khi nào nên chạy. Khi nào một số công việc hàng loạt nhất định đã được chạy để đảm bảo dữ liệu “bắt kịp” với ngày kiểm thử thực tế.

1.2. Phát triển các test case

Test case cũng nằm trong phạm vi trách nhiệm của một Test leader

Test Lead nên phối hợp với các bên liên quan trong dự án và cả bộ phận IT để đảm bảo rằng tất cả các bước – ngay cả việc bấm nút nào và cái gì sẽ được hiển thị trên màn hình – cần được ghi thành tài liệu bài bản về test case. Khi có sự rõ ràng tuyệt đối trong một test case, người kiểm thử cũng sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện nó.

1.3. Dẫn dắt nhóm thực hiện các test case

Một người quản lý kiểm thử phải phối hợp nhiều nguồn lực – tương đương với vai trò của một người quản lý dự án. Anh ta cần phải thành thạo với các môi trường kiểm thử và các địa điểm được thiết lập. Anh ta cũng nên yêu cầu Tester của mình báo cáo lại và đảm bảo họ chạy các test case được chỉ định vào ngày được giao. Đó là lý do tại sao các Test Manager thực thụ thường có kỹ năng quản lý dự án tốt.

1.4. Kiểm soát các lỗi kiểm thử

Các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm thử cần được khắc phục. Nhưng, như bạn có thể tưởng tượng – có thể có hàng trăm lỗi được phát hiện trong một ngày do vậy kĩ năng kiểm soát lỗi của người quản lý phải thật tốt để xác định được mức độ của bug để tương tác với đội phát triển xây dựng kế hoạch sửa lỗi.

1.5. Báo cáo tiến độ kiểm thử

Một người quản lý kiểm thử cũng cần soạn và báo cáo về tình trạng kiểm thử. Ví dụ – bao nhiêu test case đã được chạy trong một ngày cụ thể. Hoặc, bao nhiêu lỗi nghiêm trọng đã được phát hiện trong tuần này. Quản lý cấp cao thường cần những thước đo này để đánh giá liệu việc kiểm thử có tiến triển tốt hay không.

1.6. Biết được khi nào thì kết thúc kiểm thử

Cuối cùng, một vai trò rất quan trọng của người quản lý kiểm thử là nắm được dấu hiệu kết thúc công việc thử nghiệm. Tester sẽ biết rằng đây là công việc cực kì khó. Nhiều khuyết điểm vẫn có thể xuất hiện khi thời điểm công việc kết thúc. Các khiếm khuyết không quan trọng có thể không giải quyết, nhưng giải pháp sẽ cần phải được ghi lại. Và các bên liên quan thường không thích cách giải quyết chỉ để đó – có nghĩa là họ sẽ không cho phép dừng lại việc kiểm thử. Đôi khi, nếu một dấu hiệu kết thúc kiểm thử quá khó để nắm bắt, công ty phần mềm hoặc nhà tài trợ cao cấp cho dự án có thể thỏa thuận chấp nhận các giải pháp được đề xuất mà không cần triển khai.

2. Những yếu tố cần học để trở thành test leader

2.1. Liên tục học hỏi vì không ai biết tất cả mọi thứ.

Không mội ai có thể biết tất cả mọi thứ. Không có gì phải xấu hổ hay ngại trong việc học hỏi từ người khác, từ nhân viên đến các leader khác trong công ty. Học tập phong cách lãnh đạo của những người bạn thấy thành công và nhờ họ cố vấn. Chịu khó đọc các bài viết trên blog, website về kỹ năng lãnh đạo, follow Twitter, LinkedIn và Facebook của những doanh nhân nổi tiếng. Kỹ năng lãnh đạo của bạn có thể trau dồi theo thời gian thông qua việc tự học, và lắng nghe góp ý từ đồng nghiệp và nhân viên trong công ty.

2.2. Tầm nhìn

Một người Team Leader giỏi cần phải có khả năng phán đoán trước thành công và đưa ra những quyết định đúng đắn để đạt được những thành công ấy. Ngoài ra, một người trưởng nhóm giỏi phải có khả năng nói-là-làm và chuyển hóa mọi ý tưởng thành hành động mang lại hiệu quả cho bộ phận nói riêng và công ty/tổ chức nói chung.

2.3. Chuyên môn vững vàng

Leader cần phải có chuyên môn tốt và vững vàng vì họ là nơi để các thành viên nhận được sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, các trưởng nhóm cũng cần một "cái đầu lạnh' để nhận định, phân tích tình hình thực tế để từ đó đưa ra được những quyết định chính xác.

2.4. Tăng cường kĩ năng kỹ thuật, kiểm thử và lãnh đạo

Một người kiểm thử thực thụ không bao giờ ngừng học tập. Tiếp tục học hỏi là điều vô cùng quan trọng để bạn giữ được phong độ và tiếp thăng tiến trong ngành Testing nói chung và CNTT nói riêng. Hãy chắc chắn mình đang đi đầu với các xu hướng mới nhất của ngành, tham gia vào các chương trình đào tạo, và nghiên cứu cả phong cách lãnh đạo thực thụ.

2.5. Biết cách lắng nghe phản hồi và chấp nhận phê bình

Mọi người đều có thể mắc lỗi. Đừng nghĩ bạn là leader thì có nghĩa bạn không phạm lỗi. Hãy học cách lắng nghe phản hồi từ người khác và chấp nhận phê bình từ xung quanh. Điều quan trọng khi chấp nhận lời phê bình là không được để tâm đến mặt cảm xúc cá nhân hay bị ám ảnh, đau buồn vì nó. Thay vào đó, hãy phân tích lời phản hồi và phê bình, tự đánh giá lại bản thân. Một số phê bình là đúng và có ích cho bạn, một số có thể không phải phản hồi tích cực mà có thể là “ném đá” hoặc “gato”. Khi phân tích lời phê bình, thử nghĩ xem nó được dựa trên cơ sở nào. Điều quan trọng thứ 2 là phải rút ra bài học và áp dụng vào thói quen hang ngày để thay đổi. Hãy nhớ, kỹ năng lãnh đạo là sự luyện tập.

2.6. Tìm cách ảnh hưởng tích cực đến các thành viên khác

Dưới đây là những cách nhỏ để Test Manager có thể tăng sự gắn kết với các Tester trong nhóm, tạo ra sự phối hợp ăn ý:

– Xây dựng lòng nhiệt huyết và tinh thần làm việc theo nhóm thông qua các hoạt động ngoài giờ làm việc – Tham gia vào các cuộc thảo luận về phương pháp tiếp cận/giải pháp công nghệ và kiểm thử với nhóm – Xác định thế mạnh của các thành viên trong nhóm và thúc đẩy họ trong các dự án – Xây dựng thái độ tích cực và học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ – Thiết lập tầm nhìn và mục tiêu của nhóm với một hệ thống các quy định, tạo không gian cho quyền tự chủ có trách nhiệm

Tài liệu tham khảo: https://news.appota.com/10-diem-can-luyen-tap-de-tro-thanh-leader-tot/

https://techtalk.vn/vai-tro-va-to-chat-can-co-cua-mot-test-manager.html

http://www.pandora.edu.vn/10-ky-nang-mem-quan-trong-cua-leader/

http://wonderful.vn/vi/to-chuc-team-building/nhung-pham-chat-mot-team-leader-gioi-phai-co.html


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí