+28

Làm sao để đọc lại tin nhắn đã xóa trên facebook? - Node.js

1. Mở đầu

Các bạn có bao giờ tự hỏi: Làm sao để đọc lại tin nhắn đã bị xóa trên facebook?

Các bà vợ muốn quản lý chồng của mình có nhắn tin tán gái hay không nhưng lại không thể online 24/24 bằng tài khoản của của chồng để kiểm tra?

Hoặc đơn giản bạn chỉ ghi lại các tin nhắn mà người đối phương đã gỡ khỏi tin nhắn làm bằng chứng tùy vào mục đích của bạn.

Note: Bài này không giúp các bạn đọc lại tin nhắn ngày trước ( trước thời điểm các bạn làm các việc dưới đây)

2. The idea

Ý tưởng đơn giản là làm một con câu tất cả các tin nhắn được gửi vào tài khoản của mình và lưu nó ở một nơi khác.

3. Requirement

  1. Node.js version > 8

4. Brainstorming

Ui giời tưởng gì, Thằng này ta dùng Graph API của thằng facebook gọi phát là xong ấy mà...

Ôi không.. Graph API của facebook nó chỉ dành cho tài khoản là một Page..

Bỏ cuộc chăng? Nghĩ cách khác.... Tạo một request login vào facebook xong rồi sẽ get tin nhắn? Noooooo...

Unauthorized Login detected. Your account is temporarily locked.

Nà ní?? Nghe chừng facebook cũng bảo mật ghê... Ca này căng,.... Đăng nhập lại facebook bằng browser thì facebook bắt mình xác minh danh tính rồi mới mở khóa 😰😰

Facebook-chat-api

Vài ngày sau khi tuyệt vọng trước ý tưởng phishing kia thì đang lan man trên github chơi chợt thấy một repo facebook-chat-api (Unofficial) này cho phép mình thao tác hầu hết các chức năng của facebook messenger.

Link repo: https://github.com/Schmavery/facebook-chat-api

Bắt đầu tìm hiểu nó đăng nhập facebook kiểu gì..

Với vài dòng desciption ở trên cái repo này thì cụ thể nó sẽ giả lập một browser để có thể đăng nhập facebook. => Thì ra là vậy. Đánh lừa facebook mình đang sử dụng một browser để đăng nhập 😂😂

5. Let's give it a try

Thấy repo hay hay rồi thì bắt tay và làm thôi 🤣🤣 .

Ở đây mình mặc định là các bạn đang sử dụng Ubuntu và đã có Node.js version > 8 cài sẵn trong máy rồi nhé.

Bạn nào chưa cài thì làm theo hướng dẫn dưới đây:

Cài đặt node.js

sudo apt-get update
sudo apt-get install nodejs

Cài đặt npm:

sudo apt-get install npm

Kiểm tra lại đã cài thành công chưa:

nodejs -v

Như thế này là đã thành công nhé!!

Tạo một thư mục mới để bắt đầu làm

mkdir ./justforfun

Di chuyển đến thư mục đó bằng lệnh dưới đây:

cd ./justforfun

Init npm sử sụng lệnh dưới đây:

npm init

Các bạn sẽ thấy node_modules và package.log và pakage.json đã được khởi tạo trong thư mục. Tiếp đến ta sẽ cài thử facebook-chat-api

npm install facebook-chat-api

Tạo một file test thử với lện sau

touch testlogin.js

Mở thư file vừa tạo và thêm nội dung như sau:

const login = require("facebook-chat-api");

// Create simple echo bot
login({email: "FB_EMAIL", password: "FB_PASSWORD"}, (err, api) => {
    if(err) return console.error(err);

    api.listen((err, message) => {
        api.sendMessage(message.body, message.threadID);
    });
});

Trong đó thay FB_EMAILFB_PASSWORD bằng email và mật khẩu bạn đăng nhập facebook.

*Note: Trông có vẻ ngon rồi đấy 😎😎 nhưng mà chưa chạy đâu anh em nhé =))

Chạy thử với:

node testlogin.js

Và nhận lỗi :

Logging in...
You have login approvals turned on.
Something went wrong with login approvals.

Trời, Facebook phát hiện ra mình đang đăng nhập bằng một browser lạ hoặc nó detect ra mình đăng nhập bằng facebook-chat-api nên đã chặn đăng nhập.

Đối với 1 số tài khoản thì sẽ gặp phải tình trạng như vậy, và tài khoản mình đã không ngoại lệ

Trở lại đăng nhập facebook với browser và nó lại bắt mình xác minh danh tính mới vào được... Haizzz....

Tìm ra giải pháp

Tiếp tục đọc Docs của thằng facebook-chat-api này thì thấy nó có hỗ trợ cả đăng nhập có 2 Factor Authentication

Đăng nhập bình thường thì facebook không cho thì lần này ta force login bằng đăng nhập bằng One-time-password (OTP) xem sao.

Các bác tiến hành tải App Google Authenticator trên điện thoại của mình. Bật bảo mật 2 lớp của Facebook trong phần Cài đặt > Bảo mật và đăng nhập (Security and Login)

Chọn Sử dụng xác thực 2 lớp > Ứng dụng xác thực

Sửa lại file testlogin.js

const fs = require("fs");
const login = require("facebook-chat-api");
const readline = require("readline");

var rl = readline.createInterface({
  input: process.stdin,
  output: process.stdout
});

const obj = {email: "FB_EMAIL", password: "FB_PASSWORD"};
login(obj, (err, api) => {
    if(err) {
        switch (err.error) {
            case 'login-approval':
                console.log('Enter code > ');
                rl.on('line', (line) => {
                    err.continue(line);
                    rl.close();
                });
                break;
            default:
                console.error(err);
        }
        return;
    }

    // Logged in!
});

Vẫn thay FB_EMAILFB_PASSWORD bằng email và mật khẩu bạn đăng nhập facebook và vào console chạy thử:

node testlogin.js

Vào App Google Authenticator và nhập mã OTP đang hiển thị và kết quả:

Vậy là đã login xong rồi đó 😀👍👍

Nhưng mỗi lần login lại phải đăng nhập, lại phải nhập mã bảo mật 2 lớp thế này thì không tiện lắm nhỉ....

Nhưng package này cũng hỗ trợ luôn chúng ta đăng nhập bằng cookie nhé. Ta sẽ tiến hành đăng nhập lần đầu tiên bằng tài khoản và mật khẩu như thường => Facebook trả về cookie => chúng ta lưu nó lại để sử dụng cho đợt sau đăng nhập.

Ta tiếp tục sửa code testlogin.js

const fs = require("fs");
const login = require("facebook-chat-api");
const readline = require("readline");

var rl = readline.createInterface({
  input: process.stdin,
  output: process.stdout
});

const obj = {email: "FB_EMAIL", password: "FB_PASSWORD"};
login(obj, (err, api) => {
    if(err) {
        switch (err.error) {
            case 'login-approval':
                console.log('Enter code > ');
                rl.on('line', (line) => {
                    err.continue(line);
                    rl.close();
                });
                break;
            default:
                console.error(err);
        }
        return;
    }

    // Logged in!
    fs.writeFileSync('appstate.json', JSON.stringify(api.getAppState()));
});

Như vậy sau khi đăng nhập xong ta sẽ tạo 1 file và lưu cookie của facebook lại và code đăng nhập bằng cookie có thể trông thế này:

const fs = require("fs");
const login = require("facebook-chat-api");

login({appState: JSON.parse(fs.readFileSync('appstate.json', 'utf8'))}, (err, api) => {
    if(err) return console.error(err);
    // Here you can use the api
});

Lưu tin nhắn vào database. (Google Sheet)

Nhà nghèo không có tiền thuê sever database nên mình đành chọn google sheet làm database thôi.

Các bác tạo một form bằng Google Form

Tạo các trường mà mình muốn lưu bằng các câu hỏi trong form.

Các bạn để ý chỗ mình bôi đen ở trên thanh địa chỉ. Các bác lấy ra form id Các bác gán nó vào code dưới đây ta sẽ được một link để post dữ liệu vào:

https://docs.google.com/forms/d/e/YOUR_FORM_ID_HERE/formResponse?
// https://docs.google.com/forms/d/e/1V7ZsBG4wBXL0aYPldLgpdvAd8D01VMYS6PItxzxcH/formResponse?

Chuyển sang tab response chọn Create Spread-Sheet

Và trông sheet của chúng ta sẽ như thế này:

Tiếp tục chuyển về phần Google form các bác chọn Preview ( Hình con mắt ở bên trên )

Ở tab này các bác inspect ra trường name của các trường input lấy ra mấy cái entry này

Tiếp theo vào trong code vì để bảo mật hơn ta sẽ tạo các file dưới đây:

getappstate.js
appstate.json
worker.js

File getappstate.js

const fs = require("fs");
const login = require("facebook-chat-api");
const readline = require("readline");

var rl = readline.createInterface({
  input: process.stdin,
  output: process.stdout
});

const obj = {email: process.env.USER_NAME, password: process.env.USER_PASSWORD};
login(obj, (err, api) => {
    if(err) {
        switch (err.error) {
            case 'login-approval':
                console.log('Enter code > ');
                rl.on('line', (line) => {
                    err.continue(line);
                    rl.close();
                });
                break;
            default:
                console.error(err);
        }
        return;
    }
    fs.writeFileSync('appstate.json', JSON.stringify(api.getAppState()));
});

Trong đó thay process.env.USER_NAME, process.env.USER_PASSWORD bằng tài khoản đăng nhập facebook của bạn nếu bạn chạy nó ở local, còn nếu để deploy lên 1 sever thì bạn nên để nó ở 1 file .env nào đó. (Code bên trên dùng để deploy lên heroku)

File worker.js

const fs = require("fs");
const login = require("facebook-chat-api");
var FormData = require('form-data');

login({appState: JSON.parse(fs.readFileSync('appstate.json', 'utf8'))}, (err, api) => {

    api.setOptions({
     selfListen: true,
        logLevel: "silent",
        updatePresence: false
    });
    if(err) return console.error(err);
    api.listen((err, message) => {
        if(err) return console.error(err);

        if (!message.isGroup) {
         if (typeof message.body === "string") {
             var form = new FormData();
             if (message.attachments.length == 0){
                 //Do nothing
             }
             else if (message.attachments[0].type === "photo") {
                 form.append("entry.1366768221", message.attachments[0].largePreviewUrl);
                 } else {
                     form.append("entry.1366768221", message.attachments[0].url);
                 }
             form.append("entry.1524614322", message.threadID);
             form.append("entry.1184740740", message.senderID);
             form.append("entry.520057091", message.body);
             form.submit('https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdcjFkgt_sfsdHadsasd-dshrcv_frGXilUSab08tM_qA/formResponse?', 
                 function(err, res) {
                         console.log(res.statusCode);
                 });
         }

     }

    });

});

Vậy là tạm xong phần code backend rồi. Để nó chạy thì anh em làm lần lượt thế này nhé.

node getappstate.js
node worker.js

Và hưởng thụ thành quả nhé.

6. Deploy lên Heroku

Bác nào muốn nó chạy 24/24 thì Deploy lên Heroku nhé.

Các bác install Heroku CLI:

sudo snap install --classic heroku

Tạo một file Procfile để define file worker.js chạy như một worker.

Nội dung file như sau:

node worker.js

Tiến hành deploy: Tạo 1 project trên Heroku, thêm remote cho herokugit các bác tham khảo trên mạng nhé. Ở trên máy mình:

Tạo file .gitignore và ignore /node_modulesra nhé.

git init
git add .
git commit -m "Init Project"
git push heroku master 

Config biến môi trường cho project:

heroku config:set USER_NAME=abcxyz@gmail.com
heroku config:set USER_PASSWORD= abcxyz

Thay abcxyz bằng user name và mật khẩu của bạn

Get appstate:

heroku run node getappstate.js

Vào project trên heroku > Resources và bật worker lên và hưởng thụ thành quả nhé!

Kết luận:

Chúc các bác thành công!

*Note: Như vậy là đã có dữ liệu, hiển thị thế nào thì tùy các bác làm frontend thế nào nhé. Các bác có thể dùng các database khác thay thế cho google sheet như Mongo, Mysql, ...

Google sheet cũng có giới hạn 5 triệu Cell thôi anh em nhé.

Thực chất mình đang dùng DynamoDB và ae nào cần thì mình share code cho nhé.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí