Kỹ năng quản lý team-work hiệu quả
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Làm việc theo team-work đang ngày càng phổ biến ở hầu hết các công ty hiện nay bởi nó sẽ phát huy được thế mạnh của từng cá nhân cũng như sức mạnh của một tập thể và dự án có khả năng hoàn thành nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, việc xây dựng và quản lý team như thế nào là tốt nhất lại không hề dễ dàng. Đa số ở các công ty, những cá nhân trong một team thường đến từ những vùng, miền với nền văn hóa khác nhau. Thật không dễ để dung hòa họ trong một nhóm và nhất là để họ có thể hợp tác, phát triển cùng nhau. Vậy teamwork là gì, lợi ích của teamwork và những kỹ năng nào cần thiết để quản lý teamwork hiệu quả?
Khái niệm teamwork
Teamwork là một nhóm từ 2 người trở lên cùng hợp tác để hoàn thành một mục tiêu chung trên cơ sở tương tác và trách nhiệm lẫn nhau.
Lợi ích của teamwork
- Là cách tốt nhất để nhiều cá nhân cùng đạt đến một mục đích mà một mình không thể thực hiện được
- Sự chuyên môn hóa trong quy trình công việc để tạo nên một "sản phẩm" hoàn hảo trong thời gian ngắn nhất
- Phát huy được tính sáng tạo cao từ sự phối hợp các bộ óc sáng tạo của nhóm
Kĩ năng quản lý teamwork hiệu quả
1. Tìm ra thế mạnh của từng thành viên
Đã là người quản lý, đừng nên chỉ động viên các thành viên trong nhóm mà thêm vào đó, hãy đưa ra các động lực, mục tiêu để họ hướng tới và từ đó, cố gắng phát hiện ưu thế của từng người. Leader nên là người hiểu rõ nhất tích cách, tâm lý, năng lực của mỗi thành viên trong nhóm.
Việc phát hiện thế mạnh của từng thành viên trong team sẽ giúp Leader có thể phân công công việc cho đúng người, phát huy được tối đa ưu điểm của mỗi thành viên, từ đó có thể kết hợp ưu điểm của các thành viên để tạo thành tập thể lớn mạnh hơn. Khi đó, khả năng thành công của team-work sẽ cao hơn nhiều.
2. Tạo sự cân bằng trong nhóm
Để xây dựng một team hoàn chỉnh, người phụ trách sẽ phải biết cách tạo sự cân bằng cho mọi người. Mỗi người sẽ có những kỹ năng nổi trội và trách nhiệm của người trưởng nhóm là phân công công việc cho hợp lý để không ai bị stress và cũng không ai cảm thấy chán nản vì bị lãng quên. Hơn thế, trưởng nhóm cũng nên biết cách dung hòa lối sống của các thành viên để mọi người luôn hòa thuận, đừng để những xung đột không đáng có làm gián đoạn hay giảm hiệu quả công việc của cả team.
Muốn làm được điều này, trưởng nhóm cần biết thúc đẩy mối quan hệ giữa các thành viên, để mọi người hiểu và gắn bó với nhau hơn. Thậm chí, người quản lý nhóm có thể chia sẻ những khúc mắc của các thành viên.
3. Phát triển nhóm
Các nhóm được tạo thành từ những cá nhân có triển vọng và khả năng khác nhau, và đang ở các giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của họ. Một số có thể thấy rằng các nhiệm vụ bạn đã giao cho họ là thử thách và họ có thể cần hỗ trợ. Những người khác có thể là đã quen với những gì họ đang làm, và có thể đang tìm kiếm cơ hội để nâng cao kỹ năng của họ. Dù bằng cách nào, đó là trách nhiệm của Leader để phát triển tất cả các thành viên trong nhóm của bạn.
Kỹ năng của bạn trong khía cạnh quản lý này sẽ xác định thành công lâu dài của bạn với tư cách là người quản lý. Nếu bạn có thể giúp các thành viên trong nhóm trở nên tốt hơn với những gì họ làm, bạn sẽ là người quản lý mà mọi người mong muốn làm việc, và bạn cũng sẽ đóng góp lớn cho tổ chức của mình.
Cách hiệu quả nhất để phát triển con người của bạn là đảm bảo rằng bạn đưa ra phản hồi thường xuyên cho các thành viên trong nhóm của bạn. Nhiều người trong chúng ta lo lắng khi đưa ra phản hồi, đặc biệt là khi nó phải tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp và nhận phản hồi thường xuyên, hiệu suất của mọi người sẽ cải thiện.
4. Quản lý kỷ luật
Có nhiều Leader hi vọng rằng mình sẽ không phải đưa ra kỷ luật đối với nhóm của mình. Tuy nhiên, để nhóm hoạt động và phát triển tốt theo một mục tiêu đề ra thì người Leader nên áp dụng một vài hình thức kỷ luật đối với các trường hợp không tuân thủ quy tắc.
Các vấn đề kỷ luật không chính xác đôi khi khiến các thành viên trong nhóm trở nên tồi tệ hơn, thường gây ra những hiểu lầm, xích mích giữa các thành viên trong nhóm. Vì vậy, khi bạn đối mặt với một vấn đề cần phải đưa ra quyết định có kỷ luật hay không, hãy dành thời gian để thu thập thông tin về tình hình, từ đó đưa ra quyết định bạn sẽ làm gì và hành động như thế nào.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Cuối cùng nhưng là kỹ năng tương đối quan trọng là kỹ năng giải quyết vấn đề. Một Leader giỏi phải là người biết cách giải quyết các vấn đề trong công việc của bản thân và các thành viên trong nhóm.
Có 4 bước cơ bản để giải quyết vấn đề như sau:
- Xác định vấn đề
- Đưa ra các giải pháp
- Đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp
- Thực hiện giải pháp
Quản lý nói chung và quản lý trong công việc nói riêng chưa bao giờ là một điều dễ dàng, bởi lẽ một quyết định của người lãnh đạo dù đúng dù sai đều sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cả tập thể lẫn cá nhân người ra quyết định. Khi đó, kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo sẽ đóng vai trò then chốt đến thành công hay thất bại của nhóm. Vì vậy, người quản lý ngoài những tố chất cần phải tích lũy kinh nghiệm của mình qua quá trình làm việc để đưa ra được những quyết định sáng suốt.
Kết luận
Xây dựng một team-work hoạt động tốt không phải là việc đơn giản và làm trong chốc lát, ngược lại, nó đòi hỏi người quản lý phải có kế hoạch, tư duy tốt. Điều quan trọng hơn cả là phải đưa ra được định hướng phát triển của nhóm, duy trì cách làm việc theo nhóm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
All rights reserved