Kiểm thử Mobile
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
I. Thiết bị dùng kiểm thử
- Đặc điểm thiết bị kiểm thử
- Sự đa dạng các thiết bị di động với màn hình kích cỡ khác nhau và cấu hình phần cứng như bàn phím cứng, bàn phím ảo (màn hình cảm ứng)…
- Nhiều hãng thiết bị di động như HTC, Samsung, Apple và Nokia.
- Nhiều hệ điều hành di động khác nhau như Android, Symbian, Windows, Blackberry và IOS.
- Các phiên bản khác nhau của hệ điều hành như iOS 5.x, iOS 6.x, BB5.x, BB6.x vv
- Các lần cập nhật thường xuyên của phiên bản - (như android- 4.2, 4.3, 4.4, iOS 5.x, 6.x) - với mỗi lần cập nhật đều cần đảm bảo sao cho không có chức năng ứng dụng bị ảnh hưởng.
- Thiết bị di động có kích thước màn hình điện thoại nhỏ hơn so với máy tính để bàn.
- Thiết bị di động có ít bộ nhớ hơn so với máy tính để bàn.
- Thiết bị di động thường sử dụng kết nối mạng 2G, 3G, 4G hoặc WIFI, trong khi đó máy tính để bàn thường sử dụng băng thông rộng hay kết nối quay số.
- Các công cụ kiểm thử tự động hóa có thể không chạy được trên các ứng dụng di động.
- Những giới hạn trong thiết bị kiểm thử:
- Giới hạn bộ xử lí CPU(của thiết bị)
- Hạn chế RAM
- Phụ thuộc nguồn
- Thời gian sử dụng pin hạn chế
- Và quan trọng là, hiện nay trong các công ty, thiết bị để kiểm thử rất là khan hiếm.
II. Những lưu ý khi kiểm thử
- Trước khi bắt đầu kiểm thử ứng dụng trên các thiết bị di động, Tester cần biết một số điều để có thể kiểm thử tốt hơn:
- Phân tích các ứng dụng tương tự: Hãy thử phân tích một số ứng dụng khác tương tự như ứng dụng của bạn. Ví dụ, nếu bạn phải kiểm thử ứng dụng chia sẻ tệp tin trên điện thoại di động, hãy tìm kiếm một số ứng dụng tương tự khác và quan sát tính năng của nó.
- Giữ cho các trình giả lập luôn sẵn sàng: đôi khi, chúng ta mất rất nhiều thời gian để mượn hoặc yêu cầu thiết bị di động cho việc kiểm thử. Trong trường hợp này, để tận dụng thời gian bạn có lẽ sẽ muốn kiểm thử một vài trường hợp trên trình giả lập.
- Phân tích các vấn đề liên quan đến thiết bị: Một khi các thiết bị mục tiêu đã được xác định, bạn hãy tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thiết bị đó. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề bạn đang và sẽ gặp phải liên quan đến thiết bị hay ứng dụng.
- Sử dụng trình giả lập nhưng không hoàn toàn tin tưởng nó: Bạn có thể cần đến các trình giả lập trong khi kiểm thử, tuy nhiên hay ghi nhớ rằng không được thực hiện 100% test case trên emulator. Thêm vào đó, thời gian đáp ứng ở emulator rất khác với thiết bị thực, cho nên bạn có thể sẽ bỏ qua một số lỗi và những lỗi này chính là điểm yếu của các thiết bị thật.
- Xác định các tiêu chuẩn về hiệu suất (performance): đối với bất kỳ ứng dụng di động nào, hiệu suất chính là điều lo lắng lớn nhất. Hãy đảm bảo là bạn có những tham số hoặc yêu cầu kiểm thử về hiệu suất để bạn có thể dựa vào chúng trong quá trình kiểm thử. Bộ nhớ cũng là 1 trong những yếu điểm của các thiết bị di động, và ứng xử của ứng dụng lệ thuộc vào những điều kiện này. Hãy dành cho nó một sự quan tâm phù hợp
- Những vấn đề cần kiểm tra
2.1. Cài đặt app
- Có cài đặt được app vào máy hay không?
- Xảy ra hiện tượng gì khi đang cài app thì máy hết pin, mất mạng, ...
2.2. Bộ nhớ máy
- App có chiếm nhiều bộ nhớ của máy
- Cài đặt app khi full bộ nhớ xảy ra trường hợp gì?
2.3. Giao diện
Giao diện cũng là phần quan trọng của app .Để kiểm tra giao diện, chúng ta nên kiểm tra những case thông thường sau:
- Kiểm tra màn hình dọc và ngang
- Kiểm tra các hành động , Zoom In/Out (tất cả các hành động)
- Kiểm tra giao diện không bị cắt
- Kiểm tra xem các đối tượng có bị đè lên nhau không
- Kiểm tra biểu tượng loading xuất hiện nơi cần thiết
- Nhân vật không nên di chuyển ra khỏi màn hình/ khu vực nhất định
- Kiểm tra kích hoạt hoặc vô hiệu hóa các hình ảnh/ biểu tượng và nút
- Kiểm tra tiêu đề màn hình
- Kiểm tra tiêu đề của tin nhắn , mô tả thông báo, nhãn (tiêu đề của textbox) có phù hợp không
- Kiểm tra vị trí focus có được đặt ngay field đầu tiên hay control đầu tiên khi load màn hình hay không?
- Font chữ hiển thị (màu sắc, kích thước …)
- Các hiệu ứng scroll, chuyển trang có smooth
- Các dữ liệu có được lưu khi đóng cửa sổ, ...
2.4. Chức năng
- Đảm bảo các chức năng có trong thiết kế hoạt động tốt
- Test những chức năng ngoài luồng
- Click , swipe , otuch , scroll ...nhanh có gây ra lỗi
- Sự chuyển hướng từ các liên kết trong ứng dụng hoặc các Social link ( g+,facebook...)
- Lấy dữ liệu từ server khi ở chế độ background running,khóa màn hình hay listen
- Kiểm tra sự đồng bộ dữ liệu khi đăng nhập ở nhiều thiết bị ( desktop, tablet, mobile)
- Test camera nếu có trong ứng dụng, ( chụp ảnh, lưu trữ ...)
- Nội dung, hình ảnh có hiển thị tốt khi chia sẻ trên G+,facebook ..., điện thoại có cài ứng ụng facebook, G+ ...và không cài các ứng dụng đó
- Notification từ ứng dụng như update, nhắc nhở ...
- On/Off âm thanh có xảy ra lỗi
- Thời gian trên app, server, ..
- Thay đổi thời gian trên Device
- Ngắt mạng đột ngột khi đang sử dụng app
- Xoay màn hình khi đang sử dụng app
- Kiểm tra chế độ rung của app nếu có
- Sử dụng app lâu có gây nóng máy
- Có các hành động khác xen vào khi đang sử dụng app: gọi điện, nhắn tin, báo thức, ...
- Chú ý kiểm thử cho các trường họp System Crash / Force Close
2.5. Update phiên bản mới
- Có update được phiên bản mới khi đang sử dụng app
- Có bị mất dữ liệu khi update lên phiên bản mới
All rights reserved