+9

Khác nhau giữa developer "cùi" và developer "xịn". Cách developer nâng trình bản thân.

Lập trình viên, một nghề đang khá hot trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay. Cơ hội khá rộng mở với mọi người để trở thành 1 lập trình viên với nguồn tài liệu dồi dào trên Internet, những diễn đàn, khoá học khắp mọi nơi,... Nhiều cơ hội, nhưng cũng đầy thử thách, để thành 1 developer giỏi đòi hỏi nhiều thời gian công sức "cắm mặt trước màn hình máy tính". Thế nên, đôi lúc, có người nói nghề này nằm trong top những nghề độc hại nhất.

Sau nhiều lần dại khờ, lần mò với những lỗi ngớ ngẩn, mình đã thay đổi từng chút một tư tưởng của mình. Chính vì thế, muốn có thay đổi lớn hơn, mình quyết định search google, tìm học những tư tưởng của người đi trước để lại, xem có thể áp dụng thế nào để nâng trình bản thân. Và sau đây là 8 điều mình đã tìm kiếm và tổng hợp được.

1. Không ngừng học thứ mới

Bước đầu để học thứ mới là gạt bỏ hết những thứ đã biết về nó từ trước. Hơi kỳ cục, nhưng những lập trình viên kinh nghiệm đều thấy phí phạm về quãng thời gian dài để vượt qua cái tư tưởng "mình biết mọi thứ"

2. Stop, đừng cố chứng minh bạn đúng

Khi một người chê trách code của bạn, đừng cố giải thích đoạn code đó tốt thế nào mà hãy nghĩ: "Làm thế nào mình làm nó tốt hơn?" Một tay amateur nhìn vào code của mình và thấy nó "đỉnh". Họ viết test để chứng minh code đó đúng thay vì nó là bug. Ngược lại, Professional luôn đi tìm kiếm thứ họ sai, bởi họ biết, một ngày nào đó người dùng sẽ tìm ra thứ mà họ đã miss.

3. Code hoạt động không phải là kết thúc, nó chỉ là điểm khởi đầu

Bước bắt đầu nên là việc viết đoạn code thực hiện tốt các yêu cầu. Khi đạt được điểm này:

  • Amateur thường dừng cuộc chơi ở đây, coi như mọi thứ đã ok và chuyển sang công việc tiếp theo.
  • Professional biết đó chỉ là bước một. Bước tiếp theo họ tìm cách làm nó tốt hơn. Họ liên tục đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để chương trình chạy nhanh hơn, code dễ đọc hơn, dễ tái sử dụng hơn?

4.Viết code 3 lần

Người thường viết code để nó chạy, Professional viết code để nó hoàn hảo và điều đó hiếm khi đạt được ngay trong lần đầu. Một phần mềm ngon thường được code 3 lần:

  • Lần đầu, coding nhằm chứng minh giải pháp đưa ra là khả thi. Ngoài lập trình viên, những người khác sẽ không dễ để nhận thấy chương trình này chỉ dừng lại là proof-of-concept.
  • Lần 2, viết code cho chường trình chạy được.
  • Lần 3, viết code để nó chạy đúng.

Với lập trình viên giỏi, có thể các bước sẽ không rõ ràng thế này vì họ có thể làm được nhiều hơn trong 1 bước. Tuy nhiên, họ vẫn thường bỏ đi version đầu hoặc cả version thứ 2 trước khi ra mắt sản phẩm của họ. Bởi vì, với họ, viết lại code giúp tiếp cận với nhiều vấn đề và cũng ngăn việc rơi vào 1 ngõ cụt.

5. Đọc thật nhiều code

Nhiều người cho rằng đây là cách giá trị để nâng trình coder. Khi bạn đọc nhiều code của người khác, bạn học được - Những cách viết code khác nhau, giúp nâng cao khả năng hiểu code của đồng đội khi bạn teamwork. Và hơn nữa, liệu kỹ thuật viết code này mình nên tránh hay nên học, áp dụng nó thế nào vào project của mình.

  • Những các tiếp cận vấn đề khác nhau, liệu giải pháp của người này tốt hơn của mình, có thể áp dụng thế nào?

Hãy luôn tự hỏi mình những điều trên, đó là cách bạn tự đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Warning: Nhiều lập trình viên khi cần giải quyết 1 vấn đề có thói đi tìm code của người khác pháp rồi copy luôn giải pháp một cách mù quáng. Họ chỉ bê nguyên vào mà không hề hiểu hay đánh giá đoạn code này. Điều này dễ sinh ra bug, có thể tốn thời gian hơn việc bạn đọc tài liệu và tự mình giải quyết vấn đề.

6. Những dự án cá nhân

Các project cá nhân có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Bạn học được các tool, các công nghệ mà bạn chưa hề biết, nếu may mắn, kiến thức này sẽ đẩy giá của bạn cao hơn trên thị trường lao động. Đồng thời, những project cá nhân chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là ngừơi không ngừng học hỏi.

Một lợi ích của các project cá nhân là giúp cải thiện khả năng tự giải quyết vấn đề của bạn. Sẽ không có đồng đội để trợ giúp khi code bạn bug.

Tip: Không nên chọn những project mà có khả năng bạn sẽ thành công, bởi vì học từ sai lầm sẽ giúp bạn nhận được nhiều kinh nghiệm hơn.

7. Tìm đồng đội cho mình

Tham gia Hackathon, hay các cộng đồng lập trình viên có thể hữu ích cho bạn. Khi bạn đóng góp code cho 1 project, hãy chú ý đến feedback bạn nhận được, đó là cách tìm ra những điểm yếu của bản thân. Nếu may mắn hơn, qua đó, bạn có thể tìm được 1 mentor, người mà không những chỉ cho bạn trong việc coding mà còn giúp đỡ bạn trong những quyết định sự nghiệp. Đừng bỏ lỡ cơ hội đó.

8. Học kỹ thuật, đừng học công cụ

Ngôn ngữ lập trình, tools, hay 1 công nghệ đa số chỉ đến rồi đi. Tuy nhiên, khái niệm cơ bản sẽ không bao giờ thay đổi. Học kiến trúc, tư tưởng hơn là chỉ học cách lập trình giúp bạn hiểu rõ bản chất vấn đề hơn -> nâng trình nhanh hơn.

Tài liệu tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí