+4

[JavaScript] Promises, Classes, ES6 Modules and CommonJS

Tiếp tục loạt bài về JavaScript ES6, trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cơ bản về Promises, Classes, ES6 moduleCommonJS.

Trong bài biết lần này mình sẽ sử dụng Editor là Visual Studio Code (https://code.visualstudio.com/) và Firefox (https://www.mozilla.org/en-US/firefox/new/). Các bạn có thể download và cài đặt ở link đính kèm, cách cài đặt cũng không khó nên mình sẽ không hướng dẫn ở đây mà mình sẽ đưa ra một số plugin gợi ý có thể thêm vào Visual Studio Code để dễ dàng hơn trong việc viết code JavaScript như hình sau

Promises

Promises cung cấp cho chúng ta một cách đơn giản để thực hiện một task bất đồng bộ. Khi tạo ra một task không đồng bộ, một trong hai kết quả sẽ xảy ra: mọi thứ sẽ xảy ra như chúng ta mong đợi (successful) hoặc sẽ xuất hiện một lỗi (unsuccessful). Chúng ta sẽ xem xét một ví dụ sau để hiểu cách hoạt động của promises.

Chúng ta sẽ tạo một task bất đồng bộ là lấy data từ randomuser.me API. Đây là API hỗ trợ việc tạo dữ liệu giả (fake) gồm nhiều thông tin của một user như địa chỉ email, tên, số điện thoại, vị trí,... Đầu tiên tạo function getFakeMembers trả về một promise như sau

        const getFakeMembers = count => new Promise((resolves, rejects) => {

        })

count là số lượng members chúng ta muốn lấy, khi khởi tạo một promise chúng ta sẽ truyền vào một function với hai tham số là resolvesrejects, hai tham số này cũng là 2 function sử dụng để handle trong quá trình promise lấy dữ liệu. Tiếp theo chúng ta sẽ viết phần xử lý trong promise

        const getFakeMembers = count => new Promise((resolves, rejects) => {
            const api = `https://api.randomuser.me/?nat=US&results=${count}`
            const request = new XMLHttpRequest()
            request.open('GET', api) // use GET method
            request.onload = () => 
                (request.status === 200) ? 
                resolves(JSON.parse(request.response).results) :
                rejects(request.statusText)
            request.onerror = (err) => rejects(err)
            request.send()
        })

Đoạn code trên mình thấy khá dễ hiểu nên mình ko giải thích nữa, nếu bạn nào đọc không hiểu có thể comment bên dưới bài viết mình sẽ giải thích nhé 😄

Như vậy chúng ta đã định nghĩa được một promise. Để promise hoạt động, chúng ta sẽ gọi function getFakeMembers.

        getFakeMembers(10).then(
            members => console.log(members), // resolves function 
            err => console.log(err) // rejects function
        )

Kết quả thu được

Như vậy chúng ta đã hiểu cơ bản về cách sử dụng và hoạt động của promise. Promise được sử dụng nhiều trong Node.js. Các bạn có thể đọc thêm về promise tại https://developer.mozilla.org/en-US/docs/Web/JavaScript/Reference/Global_Objects/Promisehttps://developer.mozilla.org/en-US/docs/Web/JavaScript/Guide/Using_promises .

Classes

Trước đây trong JavaScript không có định nghĩa class chính thống mà chúng được định nghĩa thông qua function. Chúng ta có thể tạo ra một function và định nghĩa phương thức trên đối tượng function đó bằng việc sử dụng prototype.

    function Vacation(destination, length) {
      this.destination = destination
      this.length = length
    }

    Vacation.prototype.print = function() {
      console.log(`${this.destination} will take ${this.length} days`)
    }

    let maui = new Vacation("Maui", 7)

    maui.print() // Maui will take 7 days

ES6 đã giới thiệu một cách mới để thể hiện class nhưng JavaScript bản chất vẫn hoạt động như cách cũ, tức là vẫn sử dụng prototype nhưng khác về cú pháp khai báo.

    class Vacation {
      constructor(destination, length) {
        this.destination = destination
        this.length = length
      }

      print() {
        console.log(`${this.destination} will take ${this.length} days`)
      }
    }

    let maui = new Vacation("Maui", 7)

    maui.print() // Maui will take 7 days

Classes có thể được kế thừa. Khi một class được kế thừa, các class con sẽ được thừa kế các thuộc tính và phương thức của class cha.

Chúng ta có thể sử dụng Vacation class như một class trừu tượng để tạo các loại vacation. Ví dụ chúng ta sẽ tạo một class Expedition kế thừa từ Vacation.

    class Expedition extends Vacation {
      constructor(destination, length, gear) {
        super(destination, length)
        this.gear = gear
      }
      
      print() {
        super.print()
        console.log(`Bring your ${this.gear.join(" and your ")}`)
      }
    }

    const trip = new Expedition("Mt. Whitney", 3, ["sunglasses", "prayer flags", "camera"])
    trip.print() 
    // Mt. Whitney will take 3 days.
    // Bring your sunglasses and your prayer flags and your camera

Giống như các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác, cú pháp khai báo class trong JavaScript là khá tương đồng. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận hơn.

ES6 Modules

Module là một cách để tái sử dụng code được linh hoạt hơn, đây cũng là cách để chúng ta tương tác giữa các file JavaScript với nhau. JavaScript module được lưu trữ ở file, thông thường thì một file tương ứng là một module. Chúng ta có 2 lựa chọn khi tạo và export một module:

  1. Sử dụng từ khóa export

  2. Sử dụng từ khóa export default

export

Với từ khóa export, chúng ta có thể export tất cả các loại biến của JavaScript, trong một module (một file) có thể khai báo được nhiều từ khóa export. Ví dụ chúng ta sẽ tạo một file custom.js với đoạn code như sau

// custom.js
export const addTextToBody = text => {
  const div = document.createElement('div')
  div.textContent = text
  document.body.appendChild(div)
}

export class Human {
  show() {
    console.log("Human: Hello world!")    
  }  
}

Chú ý khi sử dụng từ khóa export, chúng ta phải viết ngay khi khai báo class hoặc các biến như ví dụ trên, không thể khai báo trước xong mới export. Ví dụ

const addTextToBody = text => {
  const div = document.createElement('div')
  div.textContent = text
  document.body.appendChild(div)
}

export addTextToBody // SyntaxError: missing declaration after 'export' keyword

Để sử dụng chúng ta sẽ tạo một file index.html

<!-- index.html -->
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
  <meta charset="UTF-8">
  <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
  <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="ie=edge">
  <title>Document</title>
</head>
<body>
  <script type="module">
      // code logic
  </script>
</body>
</html>

Vì sử dụng module, nên loại script sẽ là type="module". Sau đó chúng ta sẽ sử dụng từ khóa import để import các biến, hằng số hoặc lớp đã được export như sau

  <script type="module">
    import {addTextToBody, Human} from './custom.js'

    addTextToBody("Hello World")

    const human = new Human
    human.show() // Human: Hello world!
  </script>

Chúng ta đã sử dụng cặp {} để import, nhớ lại thì đây chính là cú pháp của destructuring assigment 😄

Mặt khác chúng ta cũng có thể đổi tên biến, class được export trong module hiện tại khi import bằng từ khóa as. Ví dụ

  <script type="module">
    import {addTextToBody as a, Human as H} from './custom.js'

    a("Hello World")

    const human = new H
    human.show() // Human: Hello world!
  </script>

Ngoài ra chúng ta có thể import tất cả các biến, các lớp từ một module bằng cách sử dụng import *. Ví dụ

  <script type="module">
    import * as custom from './custom.js'

    custom.addTextToBody("Hello World")

    const human = new custom.Human
    human.show() // Human: Hello world!
  </script>

Chú ý khi dùng import * tức là chúng ta đã gom tất cả các biến, lớp được export thành một object và chúng ta cần đặt tên cho object với từ khóa as, ở ví trụ trên là custom.

export default

Với từ khóa export default , chúng ta cũng có thể export được lớp hoặc các biến như export nhưng có một số điểm khác biêt. Chú ý là chúng ta có thể sử dụng cả exportexport default trong cùng một file tuy nhiên chúng ta chỉ có thể khai báo một từ khóa export default trong một module (một file). Ví dụ

export default class Person {
  show() {
    console.log("Person: Hello world!")    
  }  
}

Đối với export default, chúng ta có thể khai báo xong rồi mới export

const addTextToBody = text => {
  const div = document.createElement('div')
  div.textContent = text
  document.body.appendChild(div)
}

export default addTextToBody

Tuy nhiên nếu chúng ta export default ngay khi khai báo biến thì sẽ có lỗi vì cách này chỉ áp dụng được khi chúng ta khai báo một class.

Để sử dụng, cũng tương tự như export chúng ta cũng dùng từ khóa import, tuy nhiên trong trường hợp này nếu muốn đổi tên thì chỉ cần viết tên khác khi import mà không cần phải sử dụng từ khóa as (nếu sử dụng as ở đây sẽ xảy ra lỗi)

  <script type="module">
    import * as custom from './custom.js'
    import addText from './custom.js'
    addText("Hello World")

    const human = new custom.Human
    human.show() // Human: Hello world!
  </script>

Chú ý cú pháp import * ở trên không bao gồm các lớp hay các biến được export bởi export default do đó cần một câu lệnh import khác.

Một điểm nữa cần chú ý là ES6 module không hỗ trợ cho tất cả các trình duyệt, do đó chúng ta cần sử dụng Babel để transpiling nhé 😄

CommonJS

CommonJS là một module pattern hỗ trợ cho tất cả các phiên bản Node.js. Với CommonJS, JavaScript objects sẽ được export với từ khóa module.exports. Ví dụ

// custom.js
const log = (message) => console.log(message)

module.exports = {log}

CommonJS không sử dụng từ khóa import mà sử dụng require function để import:

// index.js
const {log} = require('./custom.js')

log("CommonJS")

Vì CommonJS là một pattern của Node.js, do đó để sử dụng được phía frontend, chúng ta cần một số công cụ bên thứ 3, trong phần này mình sẽ sử dụng Browserify . Cài đặt:

npm install -g browserify

Sau đó chúng ta sẽ sử dụng browserify CLI để chuyển đổi file index.js thành file bundle.js bằng lệnh

browserify index.js > bundle.js

Bây giờ chúng ta có thể nhúng file bundle.js vào trong code html của chúng ta, trong tag script:

<!-- index.html -->
<script src="bundle.js"></script>

Sau khi load trang index.html, trong cửa sổ console của trình duyệt, chúng ta sẽ thu được kết quả CommonJS.

Như vậy chúng ta có thể sử dụng CommonJS ở cả backend lẫn frontend. Tuy nhiên CommonJS được dùng nhiều hơn phía backend (node server), do đó chúng ta cũng không cần thiết sử dụng CommonJS khi lập trình phía frontend. 😄

Tài liệu tham khảo: http://shop.oreilly.com/product/0636920049579.do

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Happy coding!!!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí