+6

Javascript: Arrow function nhập môn

1. Arrow function là gì?

Arrow function là một tính năng mới của ES6 (ECMAScript2015) được sử dụng song song với cách viết javascript truyền thống, giúp cho cú pháp đơn giản hơn; bạn sẽ không phải viết các từ khóa như return, function, hay những dấu ngoặc có thể bỏ đi khi không cần thiết.

2. Lợi thế của Arrow function

2.1 Cú pháp đơn giản

Hãy lấy một ví dụ đơn giản nào:

function funcName(params) {
   return params + 2;
 }
funcName(2);

// 4

Với arrow function, chúng ta chỉ cần biểu diễn với 1 dòng code

var funcName = (params) => params + 2
funcName(2);

// 4

Cú pháp của arrow function sẽ là:

(parameters) => { statements }

Nếu như bạn không có tham số nào, nó sẽ như thế này:

() => { statements }

Còn nếu bạn muốn return giá trị đó, dấu ngoặc nhọn là không bắt buộc:

parameters => expression

// nó tương đương với đoạn code:

function (parameters) {
  return expression;
}

Hòm hòm rồi đấy, bạn đã biết cú pháp cơ bản rồi, làm vài ví dụ cụ thể thôi 😄. Mở Chrome Developer Console và quẩy thôi:

var double = num => num * 2

Như ví dụ trên, chúng ta đã chỉ định biến double là một arrow function. Arrow function có một tham số là num. Ta chỉ có một tham số, vì thế ta có thể lược bỏ đi dấu ngoặc. Và chúng ta bỏ nốt ngoặc nhọn để return giá trị num*2. Code chuẩn rồi đó, chạy thôi:

double(2);
// 4
double(3);
// 6

2.2 Không phụ thuộc vào this

Không giống với các function khác, arrow function không phụ thuộc vào từ khóa this.

Cùng làm một ví dụ để có thể dễ hiểu hơn. Hãy tạo một constructor function sau đó tạo create của nó:

function Counter() {
  this.num = 0;
}
var a = new Counter();

Như mọi nguời đã biết, với constructor function thì giá trị của this phụ thuộc vào đối tuợng new được khởi tạo. Trong trường hợp này là a. Đó là lý vì sao chúng ta đọc giá trị bằng console.log của a.num và được giá trị là 0

console.log(a.num);
// 0

Bây giờ sẽ phức tạp hơn, nếu như muốn tăng giá trị của a.num lên theo mỗi giây. Chúng ta sử dụng setInterval() function. setInterval() là function được gọi từ một function khác sau khi set số giây. Sử dụng Counter function để làm việc đó:

function Counter() {
  this.num = 0;
  this.timer = setInterval(function add() {
    this.num++;
    console.log(this.num);
  }, 1000);
}

Code trông có vẻ giống với bên trên rồi đó, chúng ta đã thêm mới biến this.timer và kỳ vọng nó sẽ được set bằng setInterval function. Mỗi 1000 milliseconds (1s), đoạn code này sẽ được chạy. this.num sẽ tăng lên 1, và sau đó console.log sẽ in ra kết quả. Chạy code thôi:

var b = new Counter();
// NaN
// NaN
// NaN
// ...

Như bạn thấy, function log ra màn hình mỗi giấy nhưng kết quả lại là NaN (Not a number). Có điều gì đó sai ở đây?? Trước tiên, chúng ta cứ dừng cái hàm đếm này đã:

clearInterval(b.timer);

setInterval function đã không được gọi khi khai báo object b. Nó cũng không được khởi tạo bởi từ khóa new (chỉ có Counter là được gọi).

Nguyên nhân ở đây là giá trị của this trong setInterval phụ thuộc vào biến global. Hãy kiểm tra giá trị this đã:

function Counter() {
  this.num = 0;
this.timer = setInterval(function add() {
    console.log(this);
  }, 1000);
}
var b = new Counter();

// window
// window
// window
// ...

Ta được log là window??? Ta lại xóa cái interval đã:

clearInterval(b.timer);

Giải thích: log NaN bởi vì lúc đó giá trị thiswindow, window.num thì không tồn tại.

Vậy làm sao chúng ta có thể fix được. Hãy làm nó với arrow function!!! Chúng ta cần một function không phụ thuộc vào biến this. Với arrow function, this chỉ phụ thuộc giá trị ban đầu nó được khai báo. ...

function Counter() {
  this.num = 0;
  this.timer = setInterval(() => {
    this.num++;
    console.log(this.num);
  }, 1000);
}
var b = new Counter();
// 1
// 2
// 3
// ...

Code đã chạy rồi =)) this vẫn được lưu lại từ bên ngoài Counter() đến bên trong setInterval(), vì thế this ràng buộc với biến mới được tạo b.

Để chắc chắn với kết luận trên, chúng ta lại làm thêm một ví dụ nữa cho nó chắc. Chúng ta tạo một biến là that trong Counter() và kiểm tra liên tục biến this trong setInterval() function và this trong Counter() (thông qua that)

function Counter() {
  var that = this;
  this.timer = setInterval(() => {
    console.log(this === that);
  }, 1000);
}
var b = new Counter();
// true
// true
// ...

OK rồi đó, luôn true rồi. Cuối cùng thì ta xóa interval bằng:

clearInterval(b.timer);

Note: Chính vì arrow function không phụ thuộc vào this nên khi các bạn chuyển từ code block truyền thống sang arrow function nên cẩn thận vì có thể bạn đang select nhầm this

3. Tổng kết

Hi vọng bài viết của mình giúp được cho các bạn lập trình có cái nhìn tổng quát về arrow function.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!!

Tài liệu tham khảo: https://codeburst.io/javascript-arrow-functions-for-beginners-926947fc0cdc


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí