+7

JAVA có đang dần lỗi thời?

Java là ngôn ngữ lập trình ra đời từ năm 1996, Java đã được ưa chuộng suốt hai thập kỷ qua – tính đến thời điểm năm 2006. Cùng nhớ lại ngày ấy và bây giờ Java có đang dần lỗi thời? Từ những năm đầu khi Java ra đời. Tại thời điểm đó, “giãy chết” chỉ mang ý nghĩa rằng Java sẽ không được nhiều dev lựa chọn sử dụng. Ngược lại với suy nghĩ đó, đến năm 2016, Java đã minh chứng được về khả năng và mức độ thu hút thực sự của mình. Nhưng lại một lần nữa cụm từ “giãy chết” lại được đặt ra cho Java. Trong tương lai, liệu có còn nhiều dev lựa chọn ngôn ngữ lập trình này không? Liệu nó có đang bị lỗi thời trong khi có hàng loạt những ngôn ngữ mới được ra đời, điển hình như ngôn ngữ Swift được Apple giới thiệu tại hội nghị WWDC năm 2014.

Java tại thời điểm năm 2016

Tháng 1 năm 2016, theo như bản báo cáo TIOBE – đánh giá mức độ phổ biến của các ngôn ngữ lập trình bằng cách sử dụng số lượng kỹ sư có tay nghề cao và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, Java đứng ở vị trí đầu bảng. Chúng ta có thể quan sát thấy chỉ số phổ biến của Java lên tới hai con số 18,755%, gấp đôi so với ngôn ngữ lập trình C. Mặc dù so với cùng kỳ năm 2015, mức độ phổ biến của Java đã giảm 1,65% nhưng con số đó không phải là quá lớn so với các ngôn ngữ còn lại.

Còn theo bảng xếp hạng của PYPL (Popularity of programming Language) – thống kê sự phổ biến của ngôn ngữ, nhưng khác với TIOBE, thì PYPL thống kê thông qua tần suất tìm kiếm từ khoá liên quan đến ngôn ngữ đó, thì Java vẫn đứng top 1 và có số lượt tìm kiếm chiếm tới 23,5%

Vậy vì sao Java lại trở nên phổ biến?

Với những con số được thống kê như trên, liệu bạn đã đủ tin tưởng rằng Java không hề “giãy chết” chưa? Theo như Techtalk thì Java sẽ còn tồn tại ít nhất là vài thập kỷ nữa.

Không phải ngẫu nhiên mà Java lại được nhiều dev ưu ái lựa chọn để lập trình, mọi chuyện đều có lý do của nó. Một vài những ưu điểm của Java mà tổng hợp được từ nhiều nguồn, để minh chứng cho người đọc thấy rằng Java ở top 1 là xứng đáng.

1. Tính bền vững và tương thích tốt

Máy ảo Java – JVM – sẽ biên dịch(compile) chương trình thành dạng byte code. Byte code này được thông dịch (interpret) và chạy trên chính JVM. Vì JVM nằm bên trên phần cứng và hệ điều hành của bạn nên nó có thể chạy trên bất kì nền tảng nào – Window,Mac, Linux,…

Lợi thế lớn nhất mà JVM đem lại đó là tính bền vững và tương thích tốt. Application của bạn chạy trên máy ảo – Virtual Machine – thay vì chạy trực tiếp trên phần cứng của bạn. Nhờ JVM, bạn có thể viết chương trình 1 lần và chạy nó khắp mọi nơi cùng JVM.

2. Tính bảo mật và khả năng tương tác cao

Java có khả năng tương tác không giới hạn và mức độ bảo mật cao gần như tuyệt đối trong môi trường Android. Và thực tế cho thấy có đến 89% các thiết bị di động thông minh ngày nay sử dụng hệ điều hành Android. Java + Android cho phép người dùng chạy semi-trusted apps cũng như giảm tối đa những nguy cơ bằng cách chạy app trên máy ảo. Như vậy, cách duy nhất để exploit(khai thác) lỗ hổng của Android là đánh vào lỗ hổng của Virtual Machine(máy ảo). Tuy nhiên khai thác lỗ hổng của VM là một việc không mấy dễ dàng.

Ngoài ra, Java có khả năng tương tác tốt với nhiều ngôn ngữ khác sử dụng JVM như Scala, Groovy, Clojure, JRuby,…nhờ vào đặc tính tương tác đa dạng này Java đã trở thành ngôn ngữ mà nhiều lập trình viên ưu tiên lựa chọn.

3. Đáng tin cậy và khả năng chịu tải tốt

Một số ngôn ngữ chuyên dụng cho mảng back-end khác chỉ có thể xử lý một lượng user khá khiêm tốn. Tuy nhiên Java có thể xử lý ngon lành 200 triệu user và thậm chí nhiều hơn nữa. Điều này là lý do mà rất nhiều ông lớn như Google, Amazon,… quyết định chọn Java để lập trình nên hệ thống back-end của mình.

Ví dụ:

Twitter là một minh chứng sống động cho sức mạnh của Java.

Ban đầu, Twitter được viết bằng Ruby on Rails. Tuy nhiên khi Twitter trở nên phổ biến, nó kéo theo số lượng user tăng chóng mặt mỗi ngày. Khi đó Ruby on Rails dần trở nên yếu ớt, khó có thể chịu tải lớn. Hậu quả: trải nghiệm người dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó ra đời thuật ngữ Fail Whales – ngụ ý rằng hệ thống đang quá tải. Fail Whales hoành hành liên tục.

Đến khi Twitter chuyển sang Java vào năm 2012, Fail Whales dần biết mất. Cho đến nay, nó đã “tuyệt chủng” hoàn toàn.

Hiện tại Twitter đang kết hợp giữa Java và Scala.

4. Là ngôn ngữ lập trình "đẹp"

Cuối cùng, sau cả 3 lý do vừa nêu trên thì lý do cuối cùng cần phải nói đến đó là sở thích của các lập trình viên. Dù Java có bảo mật tốt, có tương tác cao,…khiến các công ty đều ưa thích, nhưng nếu cộng đồng lập trình viên không ưa chuộng vì lý do nào đó thì chưa chắc Java đã trở nên phổ biến như ngày hôm nay. Như một nghệ sĩ nổi tiếng, nổi tiếng được là nhờ có sự yêu thích và ủng hộ của một lượng fan. Java cũng vậy, java được yêu thích vì đây là một ngôn ngữ lập trình đơn giản và “thanh lịch” nhưng lại có sức mạnh không hề nhỏ, giúp các dev tối ưu hoá được hiệu quả công việc. Vậy bạn có thích Java như tôi và bao lập trình viên khác không?

                                  Nguồn tham khảo: viecbonus

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí