「Java 8」Functional Interfaces & Lambda Expressions cực dễ hiểu
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Nguồn: loda.me
Khái niệm Functional Interfaces
được Java
đưa ra cùng với phiên bản Java 8
. về cơ bản, có thể hiểu:
Functional Interfaces
là interface nhưng chỉ có một 1 abstract function duy nhất.
Ví dụ:
interface Runable{
public void run(); // Chỉ có duy nhất một abstract function.
}
Dễ hiểu phải hem các bạn :3 Tuy nhiên, vì sao lại đưa ra khái niệm này và nó giúp ích gì cho developer
như chúng ta.
Functional Programming
Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm Lập trình hướng hàm
.
Cùng xem ví dụ dưới đây:
public static void main(String[] args) {
// Mình muốn xử lý dữ liệu trước khi ỉn ra màn hình.
System.out.println(process("Hey Loda!!!"));
}
public static String process(String input){
// Cho tất cả viết hoa lên.
return input.toUpperCase();
}
// Output:
HEY LODA!!!
Dễ quá phải hem bạn ))
Tuy nhiên bạn sẽ thấy cách làm này không flexible
, vì các bạn chỉ có thể xử lý cho chữ thành UPPER CASE
. Muốn làm gì đó khác, như toLowerCase
chẳng hạn, mình sẽ phải viết một function
mới.
Chúng ta giải quyết cách cách này bằng Anonymous function (Hàm ẩn danh)
Sửa code chút:
public interface StringProcessor{
public String process(String input);
}
public static String getStr(String input, StringProcessor processor){
return processor.process(input);
}
public static void main(String[] args) {
// In ra chữ hoa
System.out.println(getStr("Hello Loda!", new StringProcessor() {
@Override
public String process(String input) {
return input.toUpperCase();
}
}));
// In ra chữ thường
System.out.println(getStr("Hey Loda!", new StringProcessor() {
@Override
public String process(String input) {
return input.toLowerCase();
}
}));
}
// Output:
// HELLO LODA!
// hey loda!
Đây chính là Lập trình hướng hàm
các bạn ạ, mục đích của nó là chúng ta đưa hành vi
vào hàm
. Hay nói cách khác là đưa thêm các đoạn code vào hàm như là một parameter.
Lập trình hướng hàm
là đưa hành vi vào hàm.
Tuy nhiên có một nhược điểm trong khi áp dụng cách này đó là viết code rất dài 😭 Chỉ mỗi việc in ra màn hình cũng mất của chúng ta 6-7 dòng code.
Đây là lúc mà Lambda Expressions
ra đời.
Lambda Expressions
Quay lại ví dụ ở trên, cùng phân tích:
Chúng ta thấy là StringProcessor
chỉ có duy nhất một function process(xx)
(liên tưởng gì chưa các bạn :3). Nên mọi đoạn code đều sẽ giống hệt nhau ở việc implement function
này.
new StringProcessor() {
@Override
public String process(String input) {
// Do something here
// Chỉ khác nhau đoạn code ở giữa
return x;
}
}
Thực ra cái chúng ta quan tâm là:
- đầu vào
input
(String
) - một hoặc nhiều thao tác xử lý
input
- cho tôi đầu ra là
output
(String
)
đúng chứ?
Có cách nào để rút ngắn code
hơn, nhưng vẫn không làm nhập nhằng ý nghĩa của code
?
Java 8
thấu hiểu sự bất cập này và đưa ra khái niệm Lambda Expression
:
// (input) -> input.toUpperCase()
// đầu vào -> đầu ra
System.out.println(getStr("Hello Loda!", input -> input.toUpperCase()));
Lambda Expression
là một cách định nghĩa ngắn gọn khiimplement
mộtFunctional Interface
(interface chỉ có một function)
Cấu trúc của một lambda như sau:
parameter -> expression body
Trong đó:
-
parameter
là những tham số đầu vào của hàm (một hoặc nhiều) -
expression body
là phần xử lýparameter
, bạn cần trả ra đúng kiểu dữ liệu đã khai báo trongFunctional Interface
Nếu code
bạn chỉ cần 1 thao tác, thì không cần return
giống ví dụ ở trên. Còn nếu code
yêu cầu xử lý nhiều, thì dạng đầy đủ của nó như sau:
parameter -> {
expression body
[return] // (không trả về nếu là void)
}
ví dụ:
System.out.println(getStr("Hello Loda!", input -> {
String temp = input + " Đừng quên like fanpage nhé!!!";
return temp.toLowerCase();
}));
Functional Interface
Tới đây, bạn đã hiểu ý nghĩa của việc cho ra đời khái niệm Functional Interface
, nó là một quy định chung phải có để có thể viết code dưới dạng biểu thức Lambda
.
Một số điều cần lưu ý với Functional Interface
như sau:
@FunctionalInterface
Annotation
này chỉ để bổ sung, nó đánh dấu một interface
là Functional Interface
. Lúc này bạn khai báo 2 abtract function
bên trong interface
thì sẽ báo lỗi.
@FunctionalInterface // Gắn cái này lên interface, nó đánh dấu interface chỉ được phép có 1 funtion thôi
public interface StringProcessor{
public String process(String input);
public String preProcess(String input); // lỗi
}
default function & static funtion
Java 8
cải tiến cho phép interface
được khai báo code
bên trong nó, với điều kiện code
phải nằm trong default
hoặc static
.
default
và static
không phá vỡ quy luật của @FunctionInterfaces
@FunctionalInterface // Gắn cái này lên interface, nó đánh dấu interface chỉ được phép có 1 funtion thôi
public interface StringProcessor{
public String process(String input);
// Mọi class implement StringProcessor đều có thể gọi hàm này để sử dụng luôn
public default void printf(Object t){
System.out.println(t);
}
// Là hàm static, gọi từ class cũng được. StringProcessor.concat(a,b)
public static String concat(String a, String b){
return a + b;
}
}
Method reference
Phần này chỉ để bổ sung, không có nó, bạn vẫn có thể sử dụng Lambda Expressions
bình thường. Nhưng với Method reference
, code của bạn sẽ còn sạch sẽ hơn nữa.
Ví dụ:
System.out.println(getStr("Hello Loda!", input -> input.toUpperCase()));
// Tương đương với việc viết như này:
System.out.println(getStr("Hello Loda!", String::toUpperCase));
Method reference
là cách viết ngắn gọn, sẽ bỏ qua luôn cả phần parameter
vì bản thân tên hàm đã biết nó sẽ nhận vào gì và trả ra cái gì rồi. Việc còn lại để Compiler
lo thôi kakaka.
Có các cách để gọi Method reference
như sau:
[Tên Class]::[Tên method]
: Giống với ví dụ ở trên String::toUpperCase
.
[Tên Class]::new
: Tạo ra một đối tượng mới, từ tham số được truyền vào
System.out.println(getStr("Hello Loda!", input -> new String(input));
// Tương đương với việc viết như này:
System.out.println(getStr("Hello Loda!", String::new));
Lời kết
Tới đây, bạn đã nắm trong tay những khái niệm được coi là mạnh mẽ nhất Java 8
rồi )) Cầm và quẩy trong tất cả các đoạn code sắp tới của mình nhé.
Chúc các bạn thành công và nhớ like và chia sẻ cho bạn biết nhé, ahoho!
All rights reserved