Is WiFi and WLAN the same thing?
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Ngày nay, trên thị trường tràn ngập các hệ thống sử dụng mạng không dây như Wi-Fi, NFC, WLAN,... Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu chi tiết hơn về cơ cấu của từng loại cũng như các ưu điểm của nó.
Trong xã hội hiện tại, số lượng người sử dụng WLAN - hay còn gọi là mạng không dây không phải là một con số nhỏ. WLAN là từ viết tắt của wireless local area network, từ cái tên của nó ta có thể biết được WLAN kết nối với đường dẫn internet mà không cần sử dụng dây cáp truyền thống. Hiện nay có rất nhiều người dùng mạng này để sử dụng cho những phòng có nhiều máy tính cá nhân. Vậy chắc chắn có nhiều người sẽ thắc mắc rằng “tôi thường thấy mọi người sử dụng Wi-Fi cơ mà, vậy Wi-Fi khác gì mạng không dây WLAN?”
Vậy chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu xem mạng không dây WLAN và Wi-Fi khác nhau gì nhé?
Để kết nối được với mạng không dây WLAN cần phải có “thiết bị cha” và “thiết bị con”
LAN (Local Area Netwwork) chính là mạng mà các máy tính cá nhân ở gia đình hay công ty trao đổi dữ liệu với nhau bằng các đường truyền. “Mạng dây” sẽ kết nối với mạng internet bằng cách sử dụng dây cáp để kết nối với máy tính cá nhân và router. Ngược lại, “mạng không dây” sẽ kết nối với mạng internet thông qua sóng vô tuyến mà không cần sử dụng đến dây cáp truyền thống.”
Cơ cấu hoat động của mạng không dây bắt buộc cần có “thiết bị cha” và “thiết bị con”. “Thiết bị cha” ở đây dùng để nói đến Router - thiết bị truyền thông dùng để sử dụng mạng internet tại nhà. Thiết bị này sẽ kết nối với modem băng thông rộng như đường truyền cáp quang hay đường truyền ADSL, rồi tiếp sóng đến mạng internet. Hay có thể nói một cách đơn giản, router đóng vai trò chuyển tiếp đến mạng internet.
Thiết bị con chính là thiết bị truyền sóng vô tuyến từ thiết bị cha. Hiện nay, các thiết bị con như máy tính cá nhân,... đều được trang bị sẵn để có thể kết nối với mạng không dây.
Wi-Fi và mạng không dây WLAN khác nhau ở đâu?
Ngày nay, Wi-Fi dường như là thứ không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, khái niệm giữa Wi-Fi và mạng không dây lại đang bị hiểu nhầm là một, nhưng trên thực tế 2 khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau.
Khoảng nửa đầu năm 1990 khi thiết bị dùng để tạo mạng không dây WLAN lần đâu tiên xuất hiện trên thị trường đã xảy ra trường hợp không thể kết nối được với các thiết bị của các maker khác. Việc đưa một sản phẩm đi vào sử dụng trong thực tiễn nhưng lại không thể tương thích với các thiết bị khác thì dù có tiện đến đâu thì sản phẩm đó cũng khó có thể phổ cập được.
Vì lý do đó nên một tổ chức có tên Wi-Fi Alliance (tên ban đầu của tổ chức này khi thành lập năm 1999 là WECA: Wireless Ethernet Compatibility Alliance) đã thử nghiệm xem sản phẩm có thể kết nối với “IEE802.11” - tiêu chuẩn cho mạng không dây và gắn tên “Wi-Fi” để chứng nhận cho những sản phẩm có thể kết nối được. Chính vì vây, Wi-Fi còn có thể hiểu là chứng nhận Wi-Fi.
Hiện tại, hầu hết các thiết bị mạng không dây trên thị trường để lấy được chứng nhận Wi-Fi thường được gọi là Wi-Fi. Vì vây, nếu không xét về mặt kỹ thuật thì việc coi mạng không dây WLAN và Wi-Fi là một thì cũng không có vấn đề gì.
Tiêu chuẩn cho mạng không dây「IEEE802.11」
Hiện nay, IEEE802.11 là tiêu chuẩn được phổ cập rộng rãi cho mạng không dây. IEEE là chữ viết tắt của Viện kỹ thuật điện và điện tử (Institute of Electrical and Electronic Engineers). Tiêu chuẩn này có thể hiểu một cách đơn giản là hệ thống sử dụng sóng vô tuyến để truyền nhận tín hiệu, và được phân biệt bằng các chữ cái tùy theo băng tần và tốc độ truyền thông. Các bạn có thể tham khảo chi tiết trong bảng dưới đây.
Thiết bị cha và con do không thống nhất về tiêu chuẩn truyền thông nên không thể truyền tin cho nhau được. Tuy nhiên, nếu sử dụng băng tần giống nhau thì có thể truyền tin được.
“Băng tần” dùng để chỉ các loại đường đi của sóng điện. Ở Nhật, theo Luật sóng điện, băng tần có thể sử dụng mạng không dây là 2 dải tần 2.4GHz (Gigahertz-1,000,000,000Hz) và 5GHz. 2 dải tần này có những ưu nhược điểm như dưới đây.
Dải tần 2.4GHz dễ bị nhiễu sóng hơn so với dải tần 5GHz Mỗi dải tần số đều được phân chia để nhiều thiết bị mạng không dây có thể truyền tin cho nhau cùng 1 lúc. Chúng ta có thể hình dung “dải tần số” là đường đi của sóng vô tuyến được phân tách thành các con đường nhỏ hơn. Các con đường nhỏ đươc phân tách đó được gọi là kênh (chanel), dải tần số 2.4GHz được trang bị 14 kênh, dải tần 5GHz được trang bị 19 kênh.
Do các kênh trong dải tần số 2.4GHz chồng chéo nhau nên dễ xảy ra hiện tượng nhiễu sóng nên việc truyền tin không được ổn định. Ví dụ một cách dễ hiểu như: một xe ô tô được thiết kế để đi 2 làn đường nhưng do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đường mới được thiết kế có 1,5 làn. Do vậy khi 2 xe ô tô giao nhau nó sẽ va vào nhau. Ngược lại, dải tần số 5GHz không xảy ra hiện tượng nhiễu sóng nên đường truyền được ổn định hơn.
Hiện tại, trong “IEEE802.11 series” tiêu chuẩn IEEE802.11n được sử dụng chủ yếu. 11n sử dụng các ký thuật MIMO và Channel bonding, sóng vô tuyến được truyền đến những vị trí xa với tốc độ cao hơn 11a/b/g. Có thể giải thích về 2 kỹ thuật mà 11n sử dụng như sau:
-
MIMO là kỹ thuật không thể thiếu trong việc tối ưu hóa tốc độ truyền tin của mạng không dây. MIMO là từ viết tắt của Multi Input Multi Output, sử dụng nhiều ăng ten trong cả đầu nhận lẫn đầu phát tín hiệu. Khi thiết bị cha và con truyền tín hiệu cho nhau, sẽ không chỉ sử dụng 1 đường truyền như từ trước đến nay mà sử dụng song song nhiều đường truyền để trao nhận tín hiệu. Cơ cấu hoạt động của MIMO chính là việc thực hiện truyền gửi nhiều tín hiệu trong cùng 1 lần. Trong MIMO, các đường truyền này được gọi là “stream”. Tùy thuộc vào mỗi thiết bị mà số lượng stream có thể sử dụng là khác nhau. Điều cần được lưu ý ở đây là “channel” và “stream” là 2 cái hoàn toàn khác nhau. Như ví dụ ở trên, channel có thể được hiểu là độ rộng của con đường, còn stream chính là số lượng các con đường.
-
Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về channel bonding. Ở trong channel có một thứ được gọi là “băng thông”, mỗi 1 channel được quy định là 20MHz. Channel bonding là kỹ thuật kết hợp nhiều channel với nhau, 11n sử dụng 40 MHz cho 2 channel. Trở lại với ví dụ trên: ta có thể hình dung do độ rộng của con đường đã được nâng lên nên số lượng xe có thể lưu thông được tăng lên gấp đôi. 11n có thể sử dụng tối đa 4 stream, 2 channel.
“11ac” được gọi là tiêu chuẩn truyền thông thế hệ mới, nó có thể sử dụng tối đa 8 stream, 8 channel. 11ac là tiêu chuẩn mới nhất trong các tiêu chuẩn truyền thông của mạng không dây, về mặt lý luận 11ac có tốc độ truyền tối đa là 6.9Gbps - gấp hơn 10 lần tốc độ truyền tối đa của 11n là 600Mbps.
Trích nguồn: http://trendy.nikkeibp.co.jp/article/column/20130910/1052041/?P=3
All rights reserved