+7

Hướng dẫn về ASO (App Store Optimization) dành cho App Store (Phần 1)

Xin chào các bạn. Bài đầu tiên của mình trên Viblo và mình muốn chia sẻ 1 chút kiến thức về ASO (App Store Optimization) mà mình mới tìm hiểu thời gian gần đây sau khi mình tự làm App và đăng lên Store. Mong rằng bài viết của mình sẽ giúp ích cho các bạn, đặc biệt là cho các bạn làm ở công ty startup hay cho các bạn tự làm app giống mình.

I. Giới thiệu về ASO

Khi bắt tay vào làm app riêng cho bản thân, mình nghĩ cũng đơn giản lắm. Chỉ cần làm tốt hơn, nhiều chức năng hơn, giao diện đẹp hơn app hiện có trên store là app mình sẽ có nhiều lượt tải hơn họ. Sau khi đăng app trên App Store, mình tin rằng app mình hay và háo hức xem có bao nhiêu người dùng tải nhưng sau đó mình đã nhận ra 1 vấn đề: App của mình lạc trôi giữa 1 rừng app và mình phải rất vất vả kéo xuống rất lâu mới thấy được. Vậy thì làm sao người dùng có thể tải app của mình được. Mình có đọc ở 1 trang nào đấy khảo sát thì người dùng phần lớn chỉ tải app trong top 20 kết quả khi tìm kiếm mà thôi. Vậy là mình bắt đầu tìm hiểu về ASO và dưới đây là khái niệm về ASO của mình.

ASO là một quá trình cải tiến khả năng "được nhìn thấy" của ứng dụng trong cửa hàng bằng cách tối ưu hoá một tập các yếu tố ( keyword, app name...), cải thiện vị trí khi tìm kiếm, tăng lưu lượng tải tự nhiên. Bằng cách cải thiện khả năng được nhìn thấy và xuất hiện ở trong top kết quả tìm kiếm thí bạn sẽ tằng số lượng người dùng app 1 cách tự nhiên. ( người dùng "không tự nhiên" thì mình sẽ nói ở phần khác 😁 )

Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về 2 thành phần quan trọng bậc nhất cho khả năng được tìm thấy của ứng dụng: từ khoá (keywords) và tên ứng dụng (app name)

II. Giới thiệu về app name và keywords

1. Tầm quan trọng của app name

Theo thống kê thì có tới hơn 60% người dùng tải ứng dụng bằng cách tìm kiếm nên nghiên cứu từ khóa có lẽ là phần quan trọng nhất của ASO. Thuật toán tìm kiếm được sử dụng bởi Apple App Store sử dụng khoá chính từ tên ứng dụng để xếp hạng ứng dụng cho các truy vấn tìm kiếm. Thuật toán cũng lấy các từ khoá từ trường từ khoá trên iTunes Connect (bộ từ khoá 100 ký tự) để đánh xếp hạng tìm kiếm.

Tiếp theo đó, những yếu tố như lượt tải, bình luân, điểm đánh giá... được lấy ra để tạo một bảng xếp hạng phù hợp nếu các ứng dụng có cùng chung keywords. Với từ khoá thì tên ứng dụng có trọng lượng lớn nhất. Tên ứng dụng của bạn cũng là điều đầu tiên mà người dùng của bạn sẽ thấy sau biểu tượng ứng dụng của bạn vì vậy nó bị giới hạn kí tự.

Giữ cho tên ứng dụng dưới 50 kí tự (30 kí tự kể từ iOS 11) Kể từ ngày 01/09/2016 thì Apple đã giới hạn kí tự của app name xuống còn 50 thay vì 255 như trước. Và vừa mới đây, sau khi ra mắt App Store mới trên iOS 11 thì số lương kí tự bị giảm chỉ còn 30. Nếu ứng dụng của bạn đã có mặt từ trước và chưa cập nhật lại thì Apple cũng chỉ giới hạn khi tìm kiếm ở 30 kí tự mà thôi. Lí do mà Apple giảm từ 255 xuống còn 50 rồi chỉ còn 30 là vì trước kia các lập trình viên thường cố nhồi nhét keyword vào app name và không quan tâm tới ngữ nghĩa của nó. Khá giống với tình trạng miêu tả ứng dụngPlay Store hiện nay, Đọc miêu tả mà không hiểu ứng dụng có tác dụng gì, mọi người chỉ cố nhồi nhét càng nhiều keyword càng nhiều càng tốt (Thực ra ứng dụng của mình trên Play Store cũng như vậy, mình luôn cố lặp lại tên ứng dụng trong phần miêu tả nhiều nhất có thể 😁)

Dưới đây là 1 ví dụ về việc spam keyword ở bên Play Store (Mình có tìm lại app name bên App Store nhưng các app đều cập nhật lại hết rồi)

Keywords trong app name được đánh điểm tìm kiếm cao nhất

Các từ khoá trong tên ứng dụng có tác động mạnh đến thuật toán hơn là các từ khoá trong trường từ khóa, nhưng sự giảm về kí tự từ 255 xuống 50 và giờ là 30 càng làm cho keyword từ tên ứng dụng trở nên mạnh mẽ hơn.

Gabe từ Incipia tìm thấy từ thực tế rằng các từ khoá trong tiêu đề xếp hạng thì tốt hơn 2 lần so với các từ khoá trong danh sách các từ khóa. Các từ khoá trong trường từ khoá cũng có thể kết hợp với từ khoá trong tên ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần là các từ khoá riêng lẻ.

Ví dụ như tên ứng dụng trong ảnh trên có thể kết hợp với các từ khoá ở trong danh sách tự khoá thành các cặp mới như "woman fitness", "woman coach".

Đối với ứng dụng Pink Cloud, Gabe và nhóm của ông đã sử dụng Công cụ Từ khoá AppTweak và tăng một từ khoá từ #23 lên #3 chỉ trong 1 ngày bằng cách di chuyển nó từ trường từ khóa sang tên ứng dụng. Hiệu quả của việc điều chỉnh tiêu đề và từ khoá (tiêu đề trước đây không có từ khoá, chỉ có tên thương hiệu Pink Cloud) mang đến sự cải thiện trung bình 67% trong danh mục và làm cho ứng dụng chiếm vị trí hàng đầu ở các quốc gia mà trước đây chưa từng được .

https://images.viblo.asia/056e91d4-e3b5-4cc4-aa02-96c34f07093e.png

Ekaterina Petrakova từ Rocket Internet cũng chia sẻ một số kết quả thú vị về vấn đề này. Một trong những hoạt động của công ty đã tăng 40% về tỷ lệ chuyển đổi (là tỉ lệ người dùng nhìn thấy ứng dụng của bạn và cài đặt. Nếu 10 người nhìn thấy và có 2 người cài thì tỉ lệ là 20%) chỉ đơn giản bằng cách di chuyển một từ khóa từ trường từ khóa sang tên ứng dụng. Thay đổi này được thực hiện ở hai quốc gia khác nhau: Singapore, nơi mà ứng dụng có mức xếp hạng tăng lên cho từ khoá cụ thể đó từ # 165 đến # 64; và ở Indonesia, nơi xếp hạng tăng từ #10 lên #1 cho từ khóa đó. Ngoài ra, ứng dụng đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của trong danh mục của nó, tăng từ # 149 lên # 52 ở một quốc gia và từ # 65 đến # 57 ở một quốc gia khác. Các ví dụ này đã chỉ ra rằng các từ khóa được đặt trong tiêu đề ứng dụng có trọng lượng nhiều hơn những từ khóa trong trường từ khóa, vì vậy hãy nhớ điều này trong khi đặt từ khoá của bạn.

Tối ưu tên ứng dụng

Tên ứng dụng của bạn phải dễ hiểu và độc đáo. Vấn đề là phải truyền đạt mục đích chính của ứng dụng bằng tên ứng dụng, app icon, 2 ảnh chụp màn hình đầu tiên (nâng lên 3 ảnh với iOS 11) là nhưng thứ mà người dùng nhìn thấy đầu tiên khi tìm kiếm.

Đảm bảo rằng bạn luôn tìm hiểu, đánh giá về đối thủ cạnh tranh. Hiện này có rất nhiều dịch vụ cho chúng ta tìm hiểu về đối thủ hay đơn giản là về 1 ứng dụng trên Store theo nhiều tiêu chí như lượt tải, bình luận, điểm đánh giá, hay thậm chí là cả lợi nhuận, từ khoá của đối thủ... Nhưng mức phí hàng tháng khá chát, thông thường khoảng $70 trở lên. Ảnh minh hoạ dưới là mình dung SensorTower. Thằng này cho free 1 tháng, các bạn có thể dùng thử 👍👍

Với số lượng ký tự càng ngày càng bị hạn chế, bạn không còn cách nào khác ngoài sử dụng các từ khoá mạnh nhất và có liên quan nhất trong tiêu đề của mình. Mình sẽ chỉ cho bạn dưới đây cách bạn có thể tìm thấy những từ khóa này.

Vị trí từ khoá trong tên ứng dụng

Một số giả thuyết cho rằng các từ khoá được đặt ngay từ đầu của tên ứng dụng có trọng lượng lớn hơn các từ khóa nằm ở cuối. Mặc dù không có bằng chứng thực sự hỗ trợ lý thuyết này, nhưng không có gì có thể phủ nhận nó cả. Theo mình thì cách tốt nhất các bạn nên đặt tên thương hiệu ở nửa đầu và nửa sau sẽ là chức năng chính của ứng dụng. Ví dụ như ứng dụng dưới đây

Người ta cũng thấy rằng sử dụng chính xác cho tên tiêu đề khi tìm kiếm sẽ cải thiện xếp hạng lên tới 109%. Ví dụ khi mình tìm kiếm với từ khoá trùng với tên ứng dụng "guided meditation" như ở trên và kết quả là ứng dụng này xếp hạng 1 khi tìm kiếm.

Nhưng khi tìm kiếm với từ khoá dài hơn đi. Ví dụ như "guided meditation & relaxation" thì kết quả lần này lại nghiêng về ứng dụng chỉ xếp hạng thứ 3 trong lần tìm kiếm với từ khoá "guided meditation"

Tổng kết Vậy là trong phần này mình đã giới thiệu với các bạn về

  • Khái niệm ASO
  • Tầm quan trọng của tên ứng dụng và cách tối ưu tên ứng dụng

Ở trong phần sau thì mình sẽ giới thiệu tiếp với các bạn về 1 yếu tố cũng rất quan trọng đó là keywords, cách lựa chọn, tối ưu keyword, và đặc biệt là mẹo để tăng lượng keyword lên 200 hoặc thậm chí là 300 trong trường keyword ở iTunes Connects. Hãy đón chờ nhé ^^

Nguồn: https://www.meatti.com/blog/app-store-optimization-tips/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí