+2

Hướng dẫn tạo Spring Boot với nhiều modules bằng Gradle

Nguồn: loda.me

Gradle là một open-source có nhiệm vụ tự động hóa quá trình đóng gói một dự án với ưu điểm chính khả năng tùy biến cao và cho hiệu năng tốt.

Gradle ra đời sau và cải thiện các phần còn yếu của Maven như cú pháp khai báo rườm rà, khó quản lý, tốc độ build và test còn chưa được tối ưu.

Để tận dụng những lợi thế này, hôm nay chúng ta sẽ tạo ra một project Spring boot với nhiều module với Gradle thay vì là Maven như truyền thống.

Spring Initializr

Để tạo ra một project Spring, việc tạo bằng tay là hơi vất vả, vì thế chúng ta sẽ dùng Spring Initializr do Spring cung cấp.

Bạn truy cập vào: https://start.spring.io

Và đặt tên cho project và chọn build bằng Gradle như hình:

Tiếp đến, chọn các dependencies đi kèm, và Generate Project

Tải project về, và mở bằng Intellij IDEA

Lần đầu nó sẽ phải download Gradle Wrapper nên hơi lâu chút, bạn ráng chờ hah. Sau khi nó sync xong thì sẽ được một project như này.

Okay, thế là xong phần khởi tạo 1 project rồi!

Tạo module

Để phục vụ cho các mục đích khác nhau, mình sẽ chia project này thành 2 module là:

  • common: Mục đích là để chứa model dùng chung và repository của nó

  • service: Xử lý mọi thử ở đây

bạn tạo module bằng cách: Chuột phải > New > New Module

Sau đó chọn, module là gradle > java và nhập tên module:

Như vậy là chúng ta có 2 cái module nho nhỏ như này:

Config Build.gradle

Bây giờ chúng ta sẽ config lại build.gradle của từng module.

Các file build.gradle đều có sẵn thông tin trong đó, nhưng bạn xóa hết đi và thêm lại như mình hướng dẫn ở dưới

Tại build.gradle ở thư mục gốc. (multiple-module-gradle/build.gradle):

// Tại build.gradle gốc, chúng ta config để các thằng module con có thể có chung cấu hình, kế thừa plugin và dependencies của thằng cha này luôn.

// Như vậy thì lúc sau các module không cần config gì nữa.
allprojects {
	group 'me.loda.springboot'
	version '1.0-SNAPSHOT'

	apply plugin: 'java'
	apply plugin: 'idea'

	repositories {
		mavenCentral()
		jcenter()
	}
}

buildscript {
	ext {
		springBootVersion = '2.1.3.RELEASE'
		springManagementVersion = '1.0.7.RELEASE'
		lombokVersion = '1.18.4'

		guavaVersion = '27.1-jre'
		commonLang3Version = '3.8.1'
	}
	repositories {
		mavenCentral()
		jcenter()
	}
	dependencies {
		classpath("org.springframework.boot:spring-boot-gradle-plugin:${springBootVersion}")
		classpath("io.spring.gradle:dependency-management-plugin:${springManagementVersion}")
	}
}

subprojects {
	apply plugin: 'io.spring.dependency-management'
	apply plugin: 'org.springframework.boot'

	sourceCompatibility = 1.8
	targetCompatibility = 1.8

	def defaultEncoding = 'UTF-8'
	tasks.withType(AbstractCompile).each { it.options.encoding = defaultEncoding }

	javadoc {
		options.encoding = defaultEncoding
		options.addBooleanOption('Xdoclint:none', true)
	}

	compileJava.dependsOn(processResources)

	springBoot {
		buildInfo()
	}

	dependencies{
		annotationProcessor "org.springframework.boot:spring-boot-configuration-processor"
		annotationProcessor "org.projectlombok:lombok:${lombokVersion}"
		compileOnly "org.springframework.boot:spring-boot-configuration-processor"
		compileOnly "org.projectlombok:lombok:${lombokVersion}"

		// SPRING DEPENDENCIES
		implementation 'org.springframework.boot:spring-boot-starter-data-jpa'
		runtimeOnly 'mysql:mysql-connector-java'

		// Utilities
		compile group: 'com.google.guava', name: 'guava', version: "${guavaVersion}"
		compile group: 'org.apache.commons', name: 'commons-lang3', version: "${commonLang3Version}"


		// TEST
		testImplementation 'org.springframework.boot:spring-boot-starter-test'
	}

}

project(':service') {
	dependencies {
		implementation project(':common')
		compile('org.springframework.boot:spring-boot-starter-web')
		compile('org.springframework.boot:spring-boot-devtools')
	}
}

project(':common'){

}

Tại build.gradle ở module service. (multiple-module-gradle/service/build.gradle):

// thằng này bỏ trống các bạn ạ, sau có cần gì thì bổ sung thêm

Tại build.gradle ở module common. (multiple-module-gradle/common/build.gradle):

bootJar.enabled=false
jar.enabled=true
// thằng common này mình disable cái bootJar đi

Viết chương trình demo

Chúng ta sẽ tạo ra một project đơn giản:

  • common: Chưa thông tin model User.

  • service: Tạo ra User và dùng tầng common để lưu nó

Common

Cấu trúc module common:

// User.java
import java.io.Serializable;

import javax.persistence.Entity;
import javax.persistence.GeneratedValue;
import javax.persistence.Id;
import lombok.Data;
import lombok.RequiredArgsConstructor;

@Entity
@Data
@RequiredArgsConstructor
public class User implements Serializable {

    @Id
    @GeneratedValue
    private Long id;

    private final String name;
}
// UserRepository

import org.springframework.data.jpa.repository.JpaRepository;

public interface UserRepository extends JpaRepository<User, Long> {
}

Chúng ta chỉ làm demo để chứng minh là các module đã hoạt động thôi 😃)))

Ở đây mình sử dụng H2 Database, là một dạng database lưu trữ trên bộ nhớ, được autoconfig trong Springboot rồi, nên các bạn chỉ cần tạo lớp User như kia, rồi chạy chương trình là nó tự tạo table tương ứng

Còn Các annotation ngoại lai kia chính là của Lombok. Để hiểu nó có ý nghĩa gì và sức mạnh của Lombok bạn xem bài viết sau:

Hướng dẫn sử dụng Lombok, giúp code Java nhanh hơn 69%

Service

Bên module service chúng ta sẽ lấy tầng common ra xài:

// Application.java

import javax.transaction.Transactional;

import org.springframework.boot.CommandLineRunner;
import org.springframework.boot.SpringApplication;
import org.springframework.boot.autoconfigure.SpringBootApplication;

import lombok.RequiredArgsConstructor;

@SpringBootApplication
@RequiredArgsConstructor
public class Application implements CommandLineRunner {
    public static void main(String[] args) {
        SpringApplication.run(Application.class, args);
    }

// Không cần @Autowired, vì chúng ta có @RequiredArgsConstructor rồi
    private final UserRepository userRepository;

    @Override
    @Transactional
    public void run(String... args) throws Exception {
        User user = new User("loda");

        user = userRepository.save(user);
        System.out.println(user);
    }
}

Chạy chương trình:

// Output
// User(id=1, name=loda)

// user được insert vào database là có id = 1.
// project chạy thành công!

Lời kết

Vậy là chúng ta đã tạo ra một project với nhiều module bằng GradleSpring boot. Có thể thấy Gradle cho phép chúng ta khai báo khá dễ đọc, và gọn gàng. Ngoài ra bản thân nó còn được cộng đồng open-source cung cấp nhiều plugin nên gần như chúng ta không cần làm gì nhiều, chỉ cần apply plugin là xong!

Chi tiết project mình để tại Github.

Chúc các bạn thành công! chớ quên like or share ủng hộ mềnh nha ahoho!:3


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí