0

Human multitasking| Lợi bất cấp hại trong đời sống công nghệ

Human multitasking| Lợi bất cấp hại trong đời sống công nghệ

1. Tổng quan

Mọi người đã bao giờ rơi vào cái tình trạng, mình cần tập trung trí lực vào để giải quyết vấn đề gì đó, Nhưng luôn có những dòng suy nghĩ cắt ngang, đầu óc chạy lung tung cả như: "À không biết nay có tin gì mới không?", "Tình hình thế giới như thế nào? ", "Hôm qua comment post em crush. Không biết em rep chưa?", "Xong trưa nay ăn gì?", "Ôi cái bạn lộn xộn vl!". Dẫu là bạn biết bạn đang cần tập trung để giải quyết vấn đề đó rất nghiêm túc và quang trọng. Và một lúc sau nhận ra rằng công việc vẫn chẳng đâu vào đâu hết. Nếu bạn bị như vậy thì xin chúc mừng bạn đã bị một thói quen không tốt lắm " multi tasking.

2. Nguyên nhân, biểu hiện

Theo một nghiên cứu, vào những thập niên 90 các thế hệ trẻ còn lười suy nghĩ. Thầy cô, gia đình còn phải thúc đẩy chúng suy nghĩ. Nhưng bây giờ, giới trẻ gần như không ngừng suy nghĩ được. Nếu không có thứ gì để xem, để nghe, để suy nghĩ thì họ sẽ cảm thấy bứt rứtm, đừng ngồi không yên, tăng động thái quá, rối loạn lo âu,... Và có thể dẫn đến trầm cảm. Những vẫn đề này ngày xưa cũng có nhưng bây giờ nó xuất hiện nhan nhản trong giới trẻ, rất phổ biến và gần như đã trở thành vấn nạn. Vậy cái gì đã tác động đến trí não của chúng ta và các bạn trẻ bây giờ? Trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các vấn đề tâm lý trên có liên hệ trực tiếp với sự phát triển phi mã của khoa học công nghệ thông tin. Sự ra đời của các mạng xã hội truyền thông cá nhân hóa. Đồng thời trong thời kỳ khoa học này, chúng ta đang học tập và làm việc với một công cụ vô cùng bá đạo đó là "máy tính điện tử", mở rộng ra có thể là smartphone, smart watch,... Hiện nay chúng không còn đơn giản chỉ là thiết bị để tính toán hay liên lạc nữa. Mà chúng là một công cụ có thể làm rất nhiều thứ mà cách đây mấy chục năm chúng ta không hoặc khó có thể làm được. Ví dụ: tính toán, thiết kế, soạn thảo, gửi thư, xem phim, giải trí,... Không chỉ đang năng mà máy tính còn có thể làm các việc cùng một lúc. Đó chính là " Computer multi tasking".

Sau một thời gian dài làm việc với máy tính, con người chúng ta tin rằng mình cũng có thể "đa nhiệm" giống như máy tình. Chúng ta vừa nhắn tin, vừa nghe nhạc, xem phim, thậm chí cả coding,... cùng một lúc. Hay đang ăn trưa trên bàn làm việc với màn hình IDE, thì thoảng nhảy sang check mail, xem biểu đồ cổ phiều để đặt lệnh mua hay bán. Công nghệ mang tất cả các thông tin kết nối đến trực tiếp đầu ngón tay, trước mắt, lỗ tai và tất cả các giác quan khác trên cơ thể, thậm chí mạng đồ ăn đến tận bàn làm việc mà bạn không phải nhấc mông lên. Với công nghệ con người cảm thấy mình thật là "siêu nhân", "super human! we like god". Tất cả các thứ trên đều rất tuyệt vời ngoại trừ một điều. Đó là trong lúc công nghệ đang phát triển phi mã, thì đáng tiếc là bộ não của con người chúng ta chưa thể tiến hóa hoặc thay đổi kiến trúc vận hành của nó để đuổi kịp với sự phát triển của công nghệ. Đây thực sự là một điều đáng quan ngại. Chốt hạ " Con người không thể multi tasking như máy tính".

3. Tác hại

Trong thực tế, từ bên ngoài nhìn vào trông chúng ta giống như một siêu nhân với laptop, smartphone, smartwatch, với browser mở tung ra với 3 cửa sổ tra cứu thông tin cùng các phần mềm khác liên tục làm việc, như checkmail, update lại lịch công việc hay theo dõi các thông tin trên thế giới, cùng với một hộp đồ ăn đang ăn từng chút từ trưa tới chiều vẫn chưa hết. Có thể trông như chúng ta đang làm nhiều việc cùng một lúc nhưng bộ não thì KHÔNG. Nó đơn giản chỉ là cật lực vùng vẫy để nhảy cóc qua các tác vụ, từ việc này qua việc khác.

Mỗi lần chúng ta chuyển từ tác vụ này sang tác vụ khác, ví dụ: Đang lái xe ôtô thì liếc mắt xuống xem tin nhắn. Trong khoảng thời thời gian ngắn ngủi đó thì não chúng ta phải làm n việc như sau: Thùy Trán sẽ ra mệnh lệnh để hủy các kể nối ở thùy đỉnh , thùy chẩm, thùy thái dương ở bán cầu phải để dừng các tác vụ liên quan đến việc lái xe. Sau đó, sẽ ra lệnh để khởi động các kết nối trong bán cầu còn lại để xử lý các tác vụ liên quan đến việc đọc tin nhắn(suy nghĩ logic, quan sát ký hiệu, ngôn ngữ) và nhắn tin trả lời. Trong khoảng thời gian đó, chiếc ôtô lao đi trên đường mà không được điều khiển. Nhìn bề ngoài có vẻ như "Vừa lái xe, vừa nhắn tin", nhưng thực chất cái xe không hề được điều khiển trong thời gian đó. Giả sử có điều gì đó sảy ra thì bạn sẽ phải làm các thao tác ngược lại để điều khiển chiếc xe. Và nếu không sử lý kịp thời có thể chúng ta sẽ không còn não mà nghĩ nữa luôn

Việc mà phải làm các điều trên thường xuyên sẽ để lại một số hậu quả nguy hại sau:

  • Sự hao tổn năng lượng cực lớn: Chúng ta đã biết là não bộ sử dụng năng lượng rất nhiều và việc thay đổi tác vụ thường xuyên sẽ dẫn đến việc bạn sẽ nhanh chóng mệt mỏi, căng thẳng và hoạt động hết công suất.
  • Bộ não thường xuyên bị gián đoạn dẫn đến việc khó học thêm kiến thức mới
  • Thùy trước trán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Khi thùy trước trán bị ảnh hưởng, nó có thể dẫn đến mất kiểm soát hành vi. Nó như một cái công tắc. Khi mà bật tắt quá nhiều sẽ dấn đến việc bị hỏng. Có thể tắt/bật task lúc nào không biết. Việc cân nhắc, đưa ra quyết định khó khăn hơn và việc quản lý hành vi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến RỐI LOẠN CẢM XÚC.

4. Giải pháp

Có thể, đây chỉ là hành động nhỏ nhưng có thể nó sẽ dẫn đến những khủng hoảng lâu dài sau này. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng các giải pháp sau để có thể giảm thiểu các tác hại trên.

  1. Từng bước chấm dứt thói quen đa nhiệm: Hãy dừng ngay việc "cưỡng bức" bộ não của mình với câu thần chú sau: "eat when you eat, shit when you shit. Don't shit when you eat and don't eat when you shit". Hãy cố gắng tạo cho mình môi trường single task và loại bỏ thói quen multi task.
  2. Sử dụng thần chú Khi có một suy nghĩ hay tò mò nào đó trồi lên trong suy nghĩ hãy sử dụng 2 câu hỏi sau:"Nó có trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến mình không?", "Ngay lúc này, mình có thể trực tiếp làm gì đó để ảnh hưởng đến nó hay không?". Việc này có liên quan trực tiếp đến mình hay không ? Nếu không thì éo cần xoắn, nếu có sang câu thứ 2. Mình có thể ảnh hưởng trực tiếp ngay lúc này không? Nếu k thì éo cần xoắn, nếu có lên kế hoạch múc nó.
  3. Lên kế hoạch cách ly thiết bị công nghệ: Khi chúng ta suốt ngày ôm cái thằng "multi task" thì kiểu gì cũng bị nhiễm. Vậy nên hãy dành thời gian để cách ly công nghệ. Ví dụ: cuối tuần đi đâu đó chơi và cầm theo con đt cù gạch hoặc đi chụp ảnh,... Để dành thời gian quan tâm cho bản thân mình.

5. Kết luận

Hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta cần phải không ngừng học tập, phát triển con người để đi cùng với công nghệ, tránh trở thành nạn nhân hoặc nô lệ của thiết bị công nghệ. Cho nên để có thể làm chủ và dẫn dắt được suy nghĩ của mình và rồi từ đó có thể làm chủ, sử dụng các thiết bị công nghệ một cách khôn ngoan nhất và kiến tạo nên cuộc sống của riêng mình. Hãy từng bước luyện tập và áp dụng 3 giải pháp phía trên trong cuộc sống.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí