Hợp đồng thông minh (smart contract) là gì?
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Nếu là người quan tâm đến blockchain, bitcoin, ethereum… thì ắc hẳn sẽ không thể nào không nghe qua smart contract (hợp đồng thông minh). Vậy, hợp đồng thông minh là gì? Ưu và nhược điểm của smart contracrt như thế nào? Tất cả những câu hỏi này, sẽ được giải đáp ngay lập tức, trong bài viết sau đây. Hợp đồng thông minh (smart contract) là gì? Đừng bao giờ phóng đại bất kỳ một thứ gì, khi chưa hiểu về nó, và smart contract (hợp đồng thông minh) cũng vậy. Để hiểu rõ về loại hợp đồng thông minh này, thì tuyệt đối không nên cường điệu hoá về những ưu điểm của nó, mà hãy nhìn nó với một ánh nhìn công bằng nhất. Đầu tiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, smart contract đơn giản chỉ là một bản hợp đồng thông minh, một bộ giao thức được thiết lập dựa vào công nghệ blockchain. Bộ giao thức smart contract có sẵn, sẽ giúp người dùng có thể giao dịch một cách trực tiếp, tin cậy và minh bạch, không cần đến sự tham gia của bên thứ 3 khác. Thông qua công nghệ blockchain, tất cả những tài sản và điều khoản, thoả thuận của hợp đồng, sẽ được mã hoá, rồi chuyển vào một block trong trong blockchain. Từ đó mà người dùng có thể dễ dàng theo dõi hợp đồng và thực hiện giao dịch theo smart contract một cách nhanh chóng, an toàn và minh bạch. Ưu điểm của hợp đồng thông minh (smart contract) Bất kỳ một công nghệ nào, một ứng dụng nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Smart contract cũng sẽ không nằm trong trường hợp ngoại lệ, dù công nghệ này hiện đại vẫn được đánh giá rất cao. Đương nhiên, những mặt ưu điểm của công nghệ này sẽ chiếm ưu thế hơn, nên người ta mới ca ngợi nó như vậy. Những ưu điểm tuyệt vời, không thể nào không thừa nhận của smart contract cần phải kể đến như:
- Truy dấu dễ dàng và không thể nào thay đổi, hay đảo ngược thông tin đã được mã hoá. Chính sự minh bạch, rõ ràng này, giúp smart contract nhận được sự tin cậy tối đa từ người dùng và các nhà đầu tư.
- Hợp đồng thông minh được thực hiện một cách tự động hoá, khi thoả mãn những yêu cầu được đưa ra trong hợp đồng, mà không cần có sự can thiệp bên ngoài. Điều này giúp người dùng tiết kiệm được cả thời gian và công sức của mình.
- Smart contract cũng không phải chịu sự quản lý của cơ quan hay một bên thứ 3 nào, kể cả người mua giới, luật sư hay bất kỳ ai. Do đó, sẽ giúp người dùng loại bỏ được những nguy cơ về xâm hại thông tin từ bên thứ 3.
- Tốc độ xử lý giao dịch của smart contract nhanh hơn gấp nhiều lần so với giao dịch truyền thống. Thông qua ngôn ngữ lập trình và code phần mềm tự động hoá, sẽ giúp các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian cho người dùng.
- Ngoài ra, thông qua smart contract, người dùng, người cần thực hiện giao dịch, sẽ không phải tốn thời gian và công sức để soạn thảo hay lưu trữ hợp đồng, cũng không phải tốn quá nhiều tiền bạc cho bên thứ 3, hay những chi phí phát sinh khác.
- Một ưu điểm khác, khiến ngày càng nhiều người tin tưởng và lựa chọn smart contract là do sự đa dạng trong đối tượng ứng dụng. Loại hợp đồng thông minh này, có thể sử dụng hầu hết trong tất cả các lĩnh vực đời sống như: tiền điện tử, ngân hàng, bầu cử, logistic, nông nghiệp, công nghiệp…. Nhược điểm của hợp đồng thông minh (smart contract) Không chỉ nên ca ngợi, mà chúng ta còn nên nhìn nhận smart contract một cách khách quan nhất, mới có thể ứng dụng giao thức này một cách hiệu quả được. Ngoài những ưu điểm đã được kể ở trên, thì smart contract vẫn còn một số hạn chế như:
- Smart contrack được lập trình bởi con người và họ có thể sẽ mắc lỗi. Do đó, để tránh được rủi ro, khi thiết lập smart contract, người dùng cần phải tìm về cho đội của mình những lập trình viên có tay nghề cao nhất.
- Hiện tại, smart contract cũng như công nghệ blockchain vẫn chưa có được sự bảo vệ của pháp luật, nên mức độ rủi ro khi phát sinh lỗi vẫn là có. Nhưng giới công nghệ và tài chính vẫn tin chắc chắn rằng, không lâu nữa khi block chain chiếm lĩnh thị trường, thì vấn đề về hành lang pháp lý sẽ sớm được thiết lập.
- Chi phí cho triển khai, cũng là một vấn đề mà nhiều người dùng lo ngại. Bởi nguồn khi phí cho hệ thống về cơ sở hạ tầng, máy tính, lập trình viên giỏi…. không phải nhỏ. Tuy nhiên, người dùng sẽ chỉ cần tốn chi phí vào lúc triển khai và không cần phải tốn nhiều chi phí về sau cho các giao dịch trung gian. Điều này, đã khiến rất nhiều người dùng, nhà đầu tư không ngần ngại chi trả về chi phí triển khai smart contract.
All rights reserved