+7

Hoisting in JavaScript

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu làm quen với JavaScript, có thể bạn đã nghe nhiều tới thuật ngữ hoisting. Vậy Hoisting là gì? Nó hoạt động như thế nào? Hoisting hàm (function) và biến (variable) khác nhau ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé 😉

Hoisting là gì?

Hoisting là hành động mặc định của JavaScript. Khi JavaScript biên dịch mã code, tất cả các khai báo biến sử dụng từ khóa var đều được nâng lên trên cùng của phạm vi scope hàm/local của chúng nếu nó được khai báo bên trong một hàm; hoặc lên trên phạm vi toàn cục nếu được khai báo bên ngoài hàm, bất kể nơi thực hiện khai báo thực tế ở đâu.

Nói đơn giản là, một biến có thể được khai báo sau khi được sử dụng.
Các khai báo hàm cũng được nâng lên, nhưng chúng đi lên trên cùng, vì vậy sẽ ở trên tất cả các khai báo biến.

Hoisting hoạt động như thế nào?

Xét ví dụ:

console.log(myName);
var myName = ‘Thom’;

Bạn nghĩ console.log sẽ xuất ra cái gì?

  1. Uncaught ReferenceError: myName is not defined
  2. Thom
  3. undefined

Câu trả lời chính xác là 3.

Như chúng ta đã nói trước đó, các biến được chuyển lên đầu scope của chúng khi JS biên dịch runtime (trừ khi sử dụng NodeJS - ở mức rất cơ bản có nghĩa là trang web đang tải). Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý là: điều duy nhất được di chuyển lên trên cùng là khai báo biến, chứ không phải giá trị thực được gán cho biến.

Cùng làm rõ hơn, giả sử chúng ta có một đoạn code và có var myName = 'Thom';dòng 32. Khi JS được biên dịch, var myName; sẽ được chuyển lên đầu phạm vi của nó, trong khi myName = 'Thom'; sẽ ở lại dòng 32 (hoặc có thể là dòng 33 nếu var myName; được nâng lên trên dòng 1).

Với ý nghĩ đó, hãy nhìn vào cùng một đoạn mã từ trước, nhưng hãy xem cách trình biên dịch JavaScript output khi chạy:

Đây là lý do tại sao console.log có output là undefined, vì nó nhận ra rằng biến myName tồn tại, nhưng myName chưa được gán giá trị cho đến dòng thứ ba.

Chúng ta cũng đã đề cập qua trước rằng: các hàm cũng được hoisted, nhưng lên trên cùng - phía trên nơi khai báo biến được nâng lên.

Xem ví dụ sau:

function hello() {
  console.log('Hello ' + name);
};
hello();
var name = 'Ha';

Lệnh gọi hàm hello() sẽ vẫn trả về undefined.

Thực tế trình thông dịch JavaScript sẽ biên dịch thành các phần sau trong khi chạy:

function hello() {
  console.log('Hello ' + name);
};
var name;
hello();
name = 'Ha';

Vì vậy, tại thời điểm hàm được gọi, nó biết rằng có một biến được gọi là name, nhưng biến đó chưa được gán giá trị.

Hoisting là lý do tại sao đôi khi bạn sẽ bắt gặp các đoạn mã có các biến được khai báo ở trên cùng, và sau đó được gán giá trị ở dưới. Đoạn mã này chỉ đơn giản là cố gắng làm gần giống với cách trình thông dịch sẽ biên dịch nó để giúp giảm thiểu bất kỳ lỗi nào có thể xảy ra.

Kết luận

  1. Hoisting là hành động chuyển phần khai báo biến hoặc hàm lên trên (top).
  2. Thứ được di chuyển lên trên cùng là phần khai báo, chứ không phải phần giá trị thực được gán.
  3. Phần khai báo hàm được đưa lên trên cùng, trên cả phần khai báo biến.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí