+6

Góp ý khi viết CV cho sinh viên mới ra trường.

Các bạn sinh viên mới ra trường thì việc khó nhất không phải là tìm việc ở đâu (Vì giờ nhiều kênh để tìm việc lắm) mà là viết một cái CV như thế nào? Vì vậy mình muốn chia sẻ một chút kiến thức về giai đoạn viết CV này cho các bạn mới ra trường.

CV là bộ mặt của bạn khi đi xin việc, cho nên CV chỉ cần tập trung vào giới thiệu hai vấn đề chính về bạn: Bạn giỏi và bạn code được. Ngoài ra mấy cái nào không liên quan đến việc thể hiện hai cái ở trên thì không cần thêm vào. Ví dụ sở thích xem film hay đọc truyện thì không cần thêm vào. Tất nhiên nếu sở thích liên quan đến công nghệ thì có thể ghi vào cũng được/ Ví dụ như thích đọc sách về CNTT, thích tìm hiểu công nghệ mới, vâng vâng.

Độ dài của CV

Theo như mình biết được thì CV không nên quá 1 trang. Nhất là các bạn mới ra trường như mình (Có gì đâu mà viết)

Lý do của việc viết CV ngắn là vì HR chỉ có thể bỏ ra tầm 10s để đọc CV của mình thôi. Vì thế, việc chú ý vào độ dài là để đảm bảo HR không bỏ sót bất thông tin chính. Thêm nhiều những thứ linh tinh vào cũng không làm được gì và có khi còn làm HR khó chịu. Thậm chí nhiều HR còn loại luôn mấy cái CV dài dài đó.

Bạn nghĩ là bạn có quá nhiều kinh nghiệm cần phải viết thì … cố gắng mà bỏ bớt những cái không quan trọng đi, và chỉ liệt kê những cái xịn nhất thôi

Kinh nghiệm làm việc

Ở mục Kinh nghiệm làm việc thì không nên bỏ toàn bộ lịch sử việc làm vào CV. Chỉ những cái nào liên quan đến vị trí mình xin vào thôi. Ví dụ như xin vào làm Developer thì mấy cái kinh nghiệm như làm tình … nguyện viên thì bỏ đi cũng được.

Ở mỗi vị trí thì nên ghi rõ ra là mình làm được cái gì, bằng cách nào và kết quả ra sao. Cụ thể thì viết làm sao để cho cái kết quả đó có thể “đếm” được.

Ví dụ: Làm hệ thống chat real-time, bằng NodeJS và chịu được tải với 3000 user.

Dự án

Dự án là cách tốt nhất để chứng mình là mình có thể code. Nhất là với sinh viên mới ra trường như mình.

Mình nghĩ là các bạn sinh viên nên làm một số Pet Project lên để có cái bỏ lên Github. (Cố gắng hoàn thành cho chỉn chu, đừng làm xong cái core rồi vất đó). Sau đó thêm dự án đó vào CV. Đồ án tốt nghiệp thì thêm vào CV cũng được.

Chỉ cần đưa ra 2 đến 4 cái dự án của mình. Nói rõ dự án đó là dự án gì, sử dụng ngôn ngữ nào, công nghệ gì, làm cá nhân hay làm team, là pet project hay đồ án tốt nghiệp. Chi tiết về dự án thì không cần thiết lắm, có thể thêm vào nếu dự án hay ho.

Ngôn ngữ / Software

Software

Những phần mềm ví dụ như Microsoft Office thì không cần thêm vào, vì nó không có ích nhiều cho dân Developer. Còn những IDE/Text Editor như VsCode hay Netbeans hay Eclipse thì có thể thêm vào cũng được. Nhưng mà thật sự thì mấy cái IDE có khó học đến thế đâu mà thêm vào làm gì? Tất nhiên là khi CV ngắn quá thì mình nghĩ thêm vào cho đủ dày đày CV một tí cũng OK.

Ví dụ như mấy phần mềm quản lý source như Git là một thứ có thể thêm vào, hay Linux là thứ có thể thêm vào.

Ngôn ngữ lập trình

Theo như mình biết thì kể hết mấy cái ngôn ngữ lập trình mình biết ra thì không phải là ý hay. Vì kể càng nhiều mà khi phỏng vấn đúng mấy cái mình chỉ “biết” sơ sơ thì dễ bị đánh giá là xiaolin, không trung thực. Tốt nhất là kể ra 3 hoặc 4 ngôn ngữ và framwork hay xài nhất, cộng với cái kinh độ của mình.

Ví dụ như: Javascript (Expert), PHP (Intermediate), C++ (Prior Experience).

Một chú ý nữa là không nên ghi số năm kinh nghiệm của mình với một ngôn ngữ nào đó vì nó khó để các bạn HR hình dung lắm. Ví dụ như trong CV bạn viết bạn có 10 năm Javascript không có nghĩa là bạn làm Javascript liên tục trong 10 năm.

Tương tự như ở trên, không nên viết về trình độ của mình trong CV theo kiểu thang đo. Ví dụ như: PHP ( 90%) hay Javascript (100%). Mình thấy nhiều mẫu CV tham khảo hay có cái thước đo 70%, 80%, 90% này. Nhưng tương tự cái trên thì 90% so với cái gì? Đối với bạn, trình độ bạn nghĩ là 90% nhưng với các anh/chị phỏng vấn thì trình độ bạn chỉ là 50% thôi thì sao?

Chính tả/Ngữ pháp

Hiện tại thì mình nghĩ tất cả các CV liên quan đến CNTT đều nên viết bằng tiếng Anh. Và một khi đã viết tiếng Anh thì chú ý sửa lỗi ngữ pháp và chính tả. Điều này làm cho các bạn HR thấy mình có đầu tư vào cái CV của mình. Tốt nhất là nên nhờ một ai đó giỏi tiếng Anh để đọc và sửa lỗi chính tả cũng như ngữ pháp cho mình.

Chú ý khác

  1. Một số ngôn ngữ lập trình quá cũ và cổ rồi vì không cần thiết phải thêm vào CV. Ví dụ Cobol hay Visual Basic 6. Hai ngôn ngữ này hơi cổ điển rồi thì không thêm vào cũng được. Tất nhiên là nếu bạn làm lập trình VB.Net thì thêm Visual Basic 6 vào là hợp lý. Còn nếu không thì mình nghĩ là không nên ghi vào làm gì.
  2. Đừng có tập trung quá nhiều vào một ngôn ngữ. Tất nhiên bạn sẽ có một ngôn ngữ chính nào đó mà mình giỏi nhất, tuy nhiên đừng chỉ nói quá tập trung vào cái ngôn ngữ đó. Điều dễ bị đánh giá là “Chỉ biết mỗi một ngôn ngữ thì làm ăn gì”. Tương tự với mấy cái Certificate, cái nào giống nhau thì chọn một cái ngon nhất bỏ vào thôi là đươc. Biết tầm 3 – 4 cái ngôn ngữ, trong đó main 1 đến 2 cái là mình nghĩ hợp lý.
  3. Một số thông tin cá nhân khác như tình trạng hôn nhân các thứ thì không cần ghi vào cũng được.

Kết luận

Mình chỉ vẫn là một thằng sinh viên quèn, mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đi xin việc làm (Có đi xin thực tập ở một Start Up trong 03 tháng thôi). Những kiến thức mình viết ở trên đây không phải là trải nghiệm cá nhân của mình là được lấy ra tư trong cuốn sách khá hay là Cracking the Coding Interview. Các bạn có thể Google để tìm bản PDF để đọc nhé. Mình không share link ở đây đâu, ahihi.

Một CV rất hay mà bạn có thể tham khảo là của anh Tôi Đi Code Dạo. Bạn có thể xem CV của anh ấy tại đây.

P/s: Đây là lần đầu tiên viết bài trên viblo và cũng là lần làm blog lần thứ ... n của mình (Trước kia toàn làm rồi bỏ thôi :">). Bạn nào có hứng thú thì có thể thử ghé qua blog của mình ở đây nhé.


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.