Giao thức Oauth hoạt động như thế nào?
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
Khi một trang web muốn sử dụng dịch vụ của một trang web khác, thay vì nhờ bạn chia sẻ thông tin tài khoản và mật khẩu, họ sử dụng một giao thức gọi là Oauth.
OAuth là gì?
OAuth là một giao thức ủy quyền các ứng dụng có thể chia sẻ tài nguyên với nhau một cách an toàn mà không cần chia sẻ các thông tin tài khoản và mật khẩu. Ví dụ bạn nói với Facebook rằng bạn đồng ý cho ESPN.com truy cập vào profile của bạn hay đăng bài trên dòng thời gian mà không cần đưa mật khẩu Facebook của bạm cho ESPN.com. Nó sẽ giảm thiểu rủi ro khi trang ESPN.com bị vi phạm, mật khẩu Facebook của bạn vẫn được an toàn.
OAuth không chia sẻ thông tin mật khẩu, thay vào đó, nó sử dụng authorization tokens để cung cấp định danh giữa consumers (ESPN.com) và service providers (Facebook).
Các thuật ngữ của OAuth bao gồm:
- Resource Owner: chủ sở hữu các dữ liệu ta muốn chia sẻ. Chẳng hạn, bạn muốn chia sẻ thông tin Email - Username Facebook cho 1 bên có chức năng đăng nhập bằng Facebook, thì ở đây, thông tin Email - Username này là tài nguyên cần chia sẻ (resource), còn bạn chính là Resource Owner.
- Resource Server: nơi chứa thông tin dữ liệu cần chia sẻ. Server này phải có khả năng nhận và trả lời các yêu cầu (request) truy xuất dữ liệu. Trong ví dụ trên, Resource Server là Facebook.
- Client: là những chương trình, ứng dụng có nhu cầu muốn sử dụng tài nguyên được chia sẻ. (ESPN.com)
- Authorization Server: đối tượng quyết định việc cấp quyền truy cập vào dữ liệu cho Client. Như trong ví dụ trên, đấy chính là Authorization Server của Facebook.
OAuth hoạt động như thế nào?
Luồng hoạt động
Có 3 vai trò chính trong một OAuth transaction: User, Application, và Service API. Trong ví dụ dưới đây, Joe là User, Bitly là Appllication, và Twitter là Service API quản lý an toàn tài nguyên cho Joe. Joe muốn Bitly đăng một link trong tream của anh ây. Dưới đây là luồng hoạt động:
Bước 1 – User thể hiện ý định
- Joe (User): “Này, Bitly, tôi muốn anh đăng đường link này lên Twitter stream của tôi.”
- Bitly (Application): “Tuyệt! Để tôi đi xin phép.”
Bước 2 – Application nhận được quyền
- Bitly: “Tôi có 1 user muốn tôi đăng bài trên stream của anh ấy. Tôi có thể có một request token không?”
- Twitter (Service API): “Chắc chắn rồi. Đây là một token và một secret.” Secret được sử dụng để phòng chống request forgery. Application sử dụng secret để chứng thực các request với service provider rằng nó thực sự đến từ consumer Application.
Bước 3 – User được chuyển hướng đến Service Provider
- Bitly: “OK, Joe. Tôi đang gửi bạn đến Twitter và bạn có thể chấp nhận. Bạn hãy mang theo token này.”
- Joe: “OK!” <Bitly điều hướng Joe đến Twitter để ủy quyền>
Đây là một phần đáng sợ. Nếu Bitly là một công ty mờ ám, nó có thể bật lên một cửa sổ trông giống Twitter để lừa username và password của bạn. Luôn luôn chắc chắn kiểm tra URL bạn được điều hướng đến thực sự là service provider (trong trường hợp này là Twitter).
Step 4 – User cho phép
- Joe: “Twitter, tôi muốn ủy quyền request token mà Bitly đưa cho tôi.”
- Twitter: “OK, để chắc chắn, bạn muốn ủy quyền cho Bitly làm việc X, Y, và Z với tài khoản Twitter của bạn?”
- Joe: “Vâng!”
- Twitter: “OK, Bạn có thể quay trở lại Bitly và nói với họ rằng họ được phép sử dụng request token của họ.” Twitter đánh dấu request token là “good-to-go,” và khi Application yêu cầu truy cập, nó sẽ được chấp nhận.
Step 5 – Application có được Access Token
- Bitly: “Twitter, tôi có thể đổi request token này lấy access token không?”
- Twitter: “Chắc chắn rồi. Đây là access token và secret của bạn.”
Step 6 – Application truy cập Protected Resource
- Bitly: “Tôi muốn đăng link này lên stream của Joe. Đây là access token của tôi!”
- Twitter: “Đã xong!”
Trong kịch bản như trên, Joe không bao giờ phải chia sẻ thông tin đăng nhập Twitter với Bitly. Anh ấy chỉ cần ủy quyền truy cập bằng OAuth một cách an toàn. Bất cứ lúc nào, Joe cũng có thể đăng nhập vào Twitter và kiểm tra quyền truy cập mà anh ta đã cấp và thu hồi token cho Application cụ thể mà không ảnh hưởng đến Application khác. OAuth cũng có thể cho phép phân quyền ở mức độ chi tiết, ví dụ bạn có thể cho phép Bitly đăng bài trên tài khoản Twitter của bạn, nhưng hạn chế Linkedln ở quyền read-only.
Tóm tắt
Bài viết này mang tính chất giúp các bạn biết và hiểu về OAuth: từ khái niệm, đối tượng tham gia, luồng hoạt động, và lần sau khi bạn thấy Đăng nhập với Twitter, hoặc xác minh danh tính được ủy nhiệm tương tự, bạn sẽ hiểu được những gì đang diễn ra.
Tham khảo
All rights reserved