Giải quyết bài toán "slow query" trong MySQL.
This post hasn't been updated for 4 years
Trong một ngày đẹp trời, dự án khách hàng sau khi nằm im mấy tháng trời thì cuối cùng cũng được deploy lên production. Sau khi deploy thành công, gặp phải một issue khá nghiêm trọng đó là trang chủ trên production load dữ liệu rất lâu, mất khoảng 20s. Thế là mình được giao ngay task tìm ra nguyên nhân gây ra issue đó và cách giải quyết ra làm sao. Khi đó mình nghĩ ngay đến đánh index
cho DB
. Vậy làm thế nào để đánh index hợp lí ? Làm sao để biết câu query đó đã được optimize chưa ? Nào cùng mình tìm hiểu cách giải quyết bài toán slow query.
Back to Basic
-
Gợi nhớ lại kiến thức một chút. Vậy Index là gì? Và tại sao nó lại quan trọng trong việc giải quyết bài toán slow query.
-
Chỉ mục (Index) là bảng tra cứu đặc biệt mà Database Search Engine có thể sử dụng để tăng nhanh thời gian và hiệu suất thu thập dữ liệu. Hiểu đơn giản, một chỉ mục là một con trỏ tới dữ liệu trong một bảng. Một chỉ mục trong một Database là tương tự như một chỉ mục trong Mục lục của cuốn sách.
-
Chỉ mục (Index) được sử dụng để tìm ra những bản ghi (record) thỏa mãn điều kiện trong mệnh đề WHERE. Nếu không có chỉ mục (index), MySQL sẽ phải đọc toàn bộ bản ghi (record) từ đầu đến cuối của bảng (table) và tìm ra những bản ghi (record) thỏa mãn điều kiện trong mệnh đề WHERE. Khi record trong table càng tăng, thì càng mất thời gian để thực hiện câu query. Trong trường hợp còn lại, nếu tồn tại index, MySQL có thể nhanh chóng xác định được vị trí record cần tìm trong table thay vì phải đọc record tuần tự từ đầu đến cuối. Mọi người có thể đọc thêm về index tại đây: https://link.sun-asterisk.vn/4YKIH4
-
Vì vậy để giải quyết bài toán slow query, sử dụng index là ưu tiên hàng đâu.
Study case
- Ở đấy, mình có chuẩn bị một DB gồm có 2 bảng là
service
vàservice_event
. Ở bảngservice
có 42 record, và bảngservice_event
có 781479 record. Mọi người có thể download DB mẫu tại đây: https://link.sun-asterisk.vn/eVl8Hm. Khi download xong, mọi người import vào là có thể sử dụng luôn.
- Trong DB trên, ở 2 bảng
service
vàservice_event
có cột ID làprimary key
và đây là index mặc định cho 2 bảng này. Ngoài ra trong bảngservice_event
, còn cóforeign key
là service_id, cũng là index cho bảng này. Trong quá trình tạo khóa ngoại, MySQL sẽ không tự tạo index cho khóa ngoại. Vì vậy, nếu foreign key trong các bảng không được đánh index thì mọi người nên đánh index cho trường này.
Explain query to optimize
- Mình có câu query sau:
SELECT service_id, COUNT(*)
FROM service_event
WHERE status = 'error' AND created_at >= DATE(NOW()) - INTERVAL 2 YEAR GROUP BY service_id;
- Thời gian chạy và tổng số record trả về câu query trên là:
- Để phân tích rõ hơn xem câu query trên hoạt động như thế nào, mình sẽ sử dụng EXPLAIN
EXPLAIN SELECT service_id, COUNT(*)
FROM service_event
WHERE status = 'error' AND created_at >= DATE(NOW()) - INTERVAL 2 YEAR GROUP BY service_id;
- Kết quả nhận được như sau:
-
Nhìn vào kết quả trên, mọi người cần chú ý vào các trường sau:
- type: Mô tả cách các bảng được join trong câu truy vấn. Mọi người có thể đọc thêm về type tại đây: https://dev.mysql.com/doc/refman/8.0/en/explain-output.html#explain-join-types. Ở trong trường hợp này, type của query đầu tiên là index, có nghĩa là ở câu truy vấn này có sử dụng index để tìm ra những bản ghi thoả mãn điều kiện trong bảng
service_event
. - possible_keys: Các index có thể được dùng để tìm ra những bản ghi thoả mãn điều kiện. Ở trong trường hợp này, index có thể được sử dụng là
service_events_service_id_fk
. - key: Index được sử dụng để tìm ra những bản ghi thỏa mãn điều kiện. Trong trường hợp này, thì index được sử dụng là service_events_service_id_fk.
- rows: Số bản ghi mà MySQL đã đọc để tìm ra những bản ghi thỏa mãn. Trong trường hợp này, số bản ghi MySQL đã đọc là 77896 bản ghi.
- type: Mô tả cách các bảng được join trong câu truy vấn. Mọi người có thể đọc thêm về type tại đây: https://dev.mysql.com/doc/refman/8.0/en/explain-output.html#explain-join-types. Ở trong trường hợp này, type của query đầu tiên là index, có nghĩa là ở câu truy vấn này có sử dụng index để tìm ra những bản ghi thoả mãn điều kiện trong bảng
-
Có thể thấy rằng, khi sử dụng index service_events_service_id_fk, số lượng bản ghi cần đọc để tìm ra số bản ghi thỏa mãn điều kiện vẫn còn quá nhiều, bởi vì output của query trên là 31 bản ghi. Cần phải đọc 777896 bản ghi mới có thể tìm ra 31 bản ghi thỏa mãn. Có nghĩa là đánh index như này chưa phải là tối ưu. Vậy đánh index như thế nào mới là tối ưu?
-
Thông thường, chúng ta thường đánh index cho những trường mà sử dụng trường đó để search dữ liệu (name, mail, ...). Những index tối ưu là những index được dùng để phục vụ cho việc chạy query. Dĩ nhiên, khi mà khởi tạo các bảng, chúng ta không thể biết sẽ phải viết những query nào, và nên đánh index vào trường nào. Không nên đánh index cho toàn các trường trong bảng, bởi vì khi làm như vậy sẽ dẫn tới ảnh hưởng performance những câu query insert/update/delete. Khi insert/update/delete thì sẽ phải đánh index lại từ đầu dẫn tới performance của những câu query đó sẽ bị chậm. Vì vậy, chỉ đánh index cho các trường phục vụ việc chạy query, không nên gây dư thừa index.
-
Quay lại câu query trên, vậy sẽ phải đánh index cho những trường nào trong bảng? Trong mệnh đề WHERE câu query trên, có sử dụng 2 trường là status và created_at. Thử đánh index cho 2 trường này xem sao?
create index idx_status on service_event(status);
create index idx_created_at on service_event(created_at);
- Sau khi đánh index, chạy thử câu query, kết quả trả về như sau:
- Vậy là performance của câu query đã cải thiện đáng kể, từ 1.38 giây còn 0.09 giây. Mình thử EXPLAIN câu query, xem số lượng bản ghi MySQL đã đọc để tìm ra số bản ghi thỏa mãn điều kiện trong mệnh đề where là bao nhiêu:
EXPLAIN SELECT service_id, COUNT(*)
FROM service_event
WHERE status = 'error' AND created_at >= DATE(NOW()) - INTERVAL 2 YEAR GROUP BY service_id \G;
- Có thể thấy, trường possible_key đã có thêm những index mình vừa mới tạo đó là: idx_status và idx_created_at, trường key đã có sự thay đổi đó là sử dụng index idx_status thay vì sử dụng index service_events_service_id_fk. Và số lượng record mà MySQL đã đọc giảm từ 777896 xuống 83474, một con số khá ấn tượng. Nhưng vẫn còn có khá nhiều so với output của câu query là 31 record. Vậy tại sao lại như vậy ?
- Sự thật, không phải tất cả các trường trong mệnh đề WHERE được đánh index thì có nghĩa là câu query đó sẽ đạt performance tốt nhất. Trong trường hợp này, MySQL sẽ xem các index trong trường possible_keys và tự chọn ra index phù hợp cho câu query đó là idx_status. Điều đó có nghĩa rằng là, MySQL sẽ tìm những bản ghi thỏa mãn điều kiện
status = 'error'
theo index idx_status, từ những bản ghi đó sẽ lọc ra những bản ghi thỏa mãn điều kiệncreated_at >= DATE(NOW()) - INTERVAL 2 YEAR GROUP BY service_id
. Vì vậy 83474 là số bản ghi thoả mãn điều kiệnstatus = 'error'
, MySQL phải đọc hết số bản ghi này để tìm ra những bản ghi thoả mãn điều kiện còn lại. Vậy có thể làm giảm số lượng bản ghi này xuống nữa không ? Mình nghĩ tớiMultiple-Column Indexes
. - Multiple-Column Indexes: MySQL có thể tạo 1 index cho nhiều trường trong bảng. Một index có thể bao gồm tối đa 16 trường. MySQL có thể dùng multiple-column indexes cho các câu truy vấn mà các trường trong
multiple-column indexes
xuất hiện trong mệnh đề where của câu truy vấn đó. Trong trường hợp trên, ở mệnh đề where có 2 trường làstatus
vàcreated_at
. Mình sẽ đánhmultiple-column indexes
cho 2 trường này:
create index idx_status_created_at on service_event(status, created_at);
- Explain câu query để xem có sự thay đổi nào không ?
- Có thể thấy được rằng index được sử cho câu query này vẫn là idx_status và tốc độ câu truy vấn vẫn không thay đổi. Rõ ràng mình đã đánh thêm index cho cả 2 trường là
status
vàcreated_at
. Vậy tại sao MySQL lại không sử dụng index này ? - Mặc định MySQL sẽ sử dụng index mà nó cho rằng có tốc độ truy vấn tốt nhất. Nó sẽ không biết những index có cho tốc độ tốt hơn nữa không. Ở trong case này, mình nghĩ
multiple-column index
sẽ cho tốc độ truy vấn tốt hơn. Vì vậy để chỉ định MySQL sẽ sử dụng index nào cho câu truy vấn, mình sẽ sử dụng FORCE INDEX (index_name). Cụ thể mình sẽ có câu truy vấn như sau:
SELECT
service_id, COUNT(*)
FROM
service_event FORCE INDEX (idx_status_created_at)
WHERE
status = 'error' AND created_at >= DATE(NOW()) - INTERVAL 2 YEAR
GROUP BY
service_id;
- Kết quả là:
- Có thể thấy rằng, kết quả đã cải thiện hơn. Mình sẽ explain xem số lượng bản ghi mà MySQL phải đọc để tìm ra số bản ghi thỏa mãn điều kiện trong mệnh đề
where
là bao nhiêu:
- Số lượng bản ghi MySQL phải đọc là 36252, đã giảm đáng kể. Vậy là câu truy vấn này đã được tối ưu nhất.
Conclusion
- Nên đánh index cho foreign key trong các bảng.
- Không nên đánh index cho tất cả các trường trong bảng. Chỉ nên đánh index cho các trường phục vụ cho việc truy vấn. Những trường trong mệnh đề WHERE thì nên đánh index.
- Khi cảm thấy index nào có hiệu quả mà MySQL không sử dụng đến nó hãy sử dụng
FORCE INDEX
để chỉ định index cho câu truy vấn. - Nếu đánh index rồi mà performance câu truy vấn không thể cải thiện thì hãy viết một câu truy vấn mới.
References
- Making slow queries fast using composite indexes in MySQL: https://link.sun-asterisk.vn/qzzChK
- Multiple-Column Indexes: https://link.sun-asterisk.vn/8kvQaR
- EXPLAIN Output Format: https://link.sun-asterisk.vn/VLhATL
All Rights Reserved